Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại một số nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)

C ỦA NHTM

1.5.1.Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại một số nước

phí đối với giao dịch bằng tiền mặt.

Tuy nhiên, như phân tích ở trên, chi phí đầu tư phát triển dịch vụ thanh toán thường rất lớn do phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại và đồng bộ nên nếu số lượng giao dịch thanh toán ít, chắc chắn NHTM phải định giá dịch vụ cao (để đáp ứng nguyên tắc thu hồi vốn) và ngược lại, nếu số lượng giao dịch nhiều thì NHTM sẽ có nhiều khả năng để giảm giá dịch vụ. Do đó, việc phát triển dịch vụ, thu hút khách hàng để tăng khối lượng giao dịch là điều mà bất kỳ NHTM nào cũng phải quan tâm.

Rõ ràng, mặc dù dịch vụ thanh toán KDTM chịu rất nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nhưng NHTM vẫn là nhân tố tác động trực tiếp nhiều nhất đến việc sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM.

1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KDTM VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1.5.1 Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thanh toán KDTM tại một sốnước nước

Một xu hướng rõ rệt trong những thập kỷ vừa qua là giá trị tuyệt đối về giao dịch thanh toán KDTM đã gia tăng nhanh chóng. Tại Đức, doanh số thanh toán KDTM đã tăng từ gấp 9,4 lần GDP của năm 1988 đến gấp 63,6 lần GDP năm 1996. Tại Nhật Bản, giao dịch thanh toán KDTM đã tăng từ gấp 8 lần GDP năm 1988 đến gấp 99 lần GDP năm 1996.2 Nếu tính tới tốc độ tăng trưởng của GDP thì doanh số thanh toán KDTM tăng rất lớn cả về giá trị tuyệt

đối cũng như tương đối. Thanh toán KDTM đặc biệt cao so với GDP ở các nền kinh tế đóng vai trò là trung tâm tài chính quốc tế như Hồng Kông, Singapore, Thuỵ Sĩ, hoặc nơi phát hành những đồng tiền mạnh làm cơ sở của giao lưu thương mại quốc tế như Mỹ, Nhật Bản.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong quá trình sử dụng và phát triển các phương tiện thanh toán KDTM cũng như việc tổ chức hệ thống thanh toán trên các góc độ khác nhau. Mỗi nước đều có sự riêng biệt: ở Đức sử dụng Séc, ở Hàn Quốc sử dụng đa dạng phương tiện, ở Thái Lan sử dụng thẻ thanh toán... Nhưng tựu chung là những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán rất được coi trọng, có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sử dụng các phương tiện thanh toán KDTM, giảm tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế, cụ thể:

- Tại Đức: trong lĩnh vực mở và sử dụng tài khoản cá nhân, sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II, đặc biệt là từ khi thống nhất nước Đức, kinh tế của họ được phục hồi và phát triển nhanh, đạt được những tiền đề quan trọng về thu nhập bình quân đầu người, về luật pháp, về công nghệ và mật độ ngân hàng. Vì vậy việc cải tạo, xóa bỏ tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng: trong một ngày đã đồng lọat chuyển tòan bộ công việc trả lương của các doanh nghiệp, cơ quan vào tài khoản cá nhân do ngành ngân hàng đảm nhiệm. Đây là biện pháp hành chính, mang tính bắt buộc đối với mọi người dân phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.

Séc là một trong những phương tiện thanh toán KDTM được khách hàng sử dụng phổ biến nhất so với các phương tiện khác, bởi nó có những ưu điểm, lợi thế riêng và được thực hiện theo luật. Luật Séc được xây dựng trên cơ sở Công ước Thế giới về Séc ban hành năm 1993. Hiệp hội ngân hàng là tổ chức phi Chính phủ, được phép ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có quy trình thanh toán Séc giữa các chi nhánh NHTM khác hệ thống và khác địa phương.

Ngân hàng Trung ương hoặc Hiệp hội ngân hàng có nhiệm vụ tổ chức các Trung tâm xử lý và thanh toán Séc. Mỗi trung tâm được tổ chức thành hai bộ phận, một bộ phận xử lý Séc trong hệ thống, một bộ phận xử lý Séc ngòai hệ thống và khác địa phương. Quy trình tiếp nhận, xử lý và luân chuyển Séc rất khoa học, chặt chẽ, thực hiện trên máy tính thông qua việc truyền, nhận các bản chụp tờ Séc giữa các ngân hàng liên quan với độ bảo mật cao. Hiện nay Hiệp hội ngân hàng đã tổ chức thanh toán Séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác.

- Tại Hàn Quốc: thanh toán bằng tiền mặt chiếm tỷ lệ khoảng 20% trong tổng phương tiện thanh toán, thanh toán KDTM chiếm 80%. Có được kết quả trên là do Hàn Quốc hoạch định được chiến lược tổng thể, dài hạn; đã xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành được hệ thống thanh toán và các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng cơ sở pháp lý đồng bộ gồm Luật hối phiếu, Luật kinh doanh thẻ tín dụng, Luật Séc cùng một số luật chuyên biệt điều chỉnh về lĩnh vực thanh toán. Hàn Quốc đã xây dựng Trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên tại Seoul, do cơ quan Thanh toán bù trừ và viễn thông tài chính Hàn Quốc (KFTC) trực tiếp vận hành, đến năm 1995 có 50 Trung tâm trên tòan quốc. Tham gia vào hệ thống này là ngân hàng Trung ương và những ngân hàng lớn cùng một số tổ chức phi tài chính. Tại các Trung tâm thanh toán bù trừ, các phương tiện Séc, hối phiếu,... được thanh toán bù trừ cho nhau bằng các nghiệp vụ với sự hỗ trợ đặc lực của mạng máy tính.

Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực thanh toán được ngân hàng Trung ương rất quan tâm, thành lập Vụ CNTT, có các phòng chuyên môn để quản lý, vận hành, bảo trì máy tính và hệ thống thông tin. Hiện nay, tại trung tâm chính có các máy Mainframe và máy chủ Server với hệ điều hành UNIX và Windows 2000, XP,... hệ quản trị cơ sở sữ liệu Oracle; ngoài ra có khoảng 2.500 máy tính cá nhân được sử dụng như các thiết bị đầu cuối (Terminal).

- Thái Lan, theo số liệu của NHTW Thái Lan tính đến hết quý II/2005, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi tín dụng (trong đó phần lớn là các khoản thu từ dịch vụ

NH) trên lãi tín dụng của 15 NHTM hàng đầu đạt tới 33%. Riêng với thị trường thẻ, đến cuối năm 2003 số thẻ tín dụng mà các NHTM Thái Lan phát hành có thể đã tăng lên tới 1,3 triệu thẻ3, đó là chưa kể việc lưu hành nhiều thẻ tín dụng cá nhân của nội bộ các Công ty.

Thu nhập từ thẻ tín dụng và thẻ ATM cũng như những dịch vụ NH điện tử khác chiếm phần đáng kể trong cơ cấu thu nhập ngoài lãi tín dụng. Thu nhập từ kinh doanh thẻ tín dụng ước tính mang lại cho các NH Thái khoảng hơn 210 triệu USD trong năm ngoái. Thẻ được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây (có khoảng trên 10 triệu chủ thẻ). Việc sử dụng thẻ được phát triển mạnh là do các NHTM đã trang bị một hệ thống với gần 10.000 máy ATM tại các trung tâm kinh tế trên phạm vi cả nước, được liên kết với nhau thông qua Trung tâm chuyển mạch ATM quốc gia.

Bảng 1.2: Thu nhập ngoài lãi của 15 NHTM Thái Lan

(tính đến 9/2004, đơn vị: Triệu Bạt) Cơ cấu Thu nhập % Tạm ứng & bảo lãnh 1.205 6,74 Thẻ tín dụng 1.669 9,33 Thẻ ATM và dịch vụ NH điện tử khác 1.654 9,25 Chuyển tiền và Nhờ thu 1.455 8,14 Phí quản lý 1.163 6,51

Kinh doanh ngoại tệ 2.108 11,80

Thư tín dụng 409 2,29 Phí thanh toán Séc 316 1,77 Bảo lãnh phát hành chứng khoán 121 6,8 Lưu ký chứng khoán 89 0,50 Phí tư vấn 54 0,3 Phí dịch vụ khác 2.452 13,72

Thu nhập ngoài lãi khác 5.173 28,95

Tổng cộng 17.870 100,00

Nguồn: www.bot.or.th/BOTHomepage

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 41)