Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 109 - 117)

C ỦA NHTM

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ

T ẠI CÁC NHM VN NÓI RIÊNG VÀ OÀN BỘ NỀN KINH Ế NÓI CHUNG

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ

a) Phát trin thanh toán KDTM trong khu vc công

Chính phủ cần từng bước yêu cầu thanh toán KDTM đối với các khoản chi tiêu của Chính phủ, tiến tới áp dụng phương thức thanh toán KDTM đối với hầu hết các khoản chi của những người có chức vụ, các khoản chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản.

Ngày 24/8/2007, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc triển khai trả lương qua tài khoản cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế - xã hội và các đối tượng khác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thủ tướng yêu cầu, Từ 01/01/2008 tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chủ động phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục triển khai và mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng trên làm việc trong các cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã và đang triển khai. Từ 01/01/2009 tiếp tục mở rộng thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi cả nước, nơi mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản.

Tiếp theo, Chính phủ cần sớm ban hành Chỉ thị chỉ đạo việc chi trả trợ cấp ưu đãi xã hội và trợ cấp xã hội qua tài khoản. Tại Việt Nam, các đối tượng hưởng ưu đãi và trợ cấp xã hội rất đông đảo, bao gồm người hưởng lương hưu, các đối tượng chính sách như thương binh, bệnh binh,...

Việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng này cần đảm bảo một sự thuận lợi nhất cho các đối tượng khi rút tiền, chuyển tiền, thanh toán các

dịch vụ (điện thoại, điện nước,…) và mua sắm hàng hoá. Đồng thời không thu bất kỳ khoản tiền nào của đối tượng khi thực hiện phương thức chi trả này;

b) Thúc đẩy s phát trin thanh toán KDTM bng các chính sách ưu

đãi v thuế, phí trong lĩnh vc thanh toán

Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển thanh toán KDTM bằng các chính sách ưu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán; giá thuê đất, thuê mặt bằng cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Bộ Tài chính cần tham mưu cho Chính phủ xây dựng các chính sách thuế phù hợp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng dịch vụ và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM.

Như đã phân tích ở trên, việc đầu tư hạ tầng thanh toán CNHĐ của các ngân hàng là rất tốn kém, do đó Chính phủ có thể hỗ trợ giảm nhẹ gánh nặng đầu tư cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua chính sách thuế nhập khẩu đối với các máy móc thiết bị trực tiếp hình thành nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán KDTM.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có thể khuyến khích thanh toán KDTM bằng chính sách thuế giá trị gia tăng như: xây dựng phương án miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng để khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán KDTM, trên cơ sở đó tạo dựng thói quen giao dịch thanh toán qua tài khoản ngân hàng.

Tuy nhiên, việc thực hiện các phương án miễn giảm thuế chỉ nên triển khai trong ngắn hạn, tối đa không lâu quá 3 năm và sẽ ngừng lại khi giao dịch thanh toán KDTM đã trở nên tương đối phổ biến trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội.

c) Thông tin tuyên truyn và ph biến kiến thc v thanh toán KDTM

NHNNVN với vai trò là cơ quan chủ quản cần chủ động phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa – Thể thao- Du lịch, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, và các cơ quan báo chí khác tuyên truyền,

quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện, dịch vụ thanh toán phù hợp. Các đơn vị trên cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin về các phương tiện, dịch vụ thanh toán KDTM thông qua việc tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình giáo dục đào tạo để công chúng và các tổ chức xã hội có đầy đủ thông tin và hiểu biết về các phương tiện cũng như dịch vụ thanh toán KDTM; trang bị kiến thức và nâng cao hiểu biết về các phương tiện thanh toán KDTM, phổ biến rộng rãi các văn bản pháp lý, chủ trương, chính sách liên quan đến hoạt động thanh toán KDTM.

Ngoài ra, NHNN VN cũng cần tuyên truyền, quảng bá, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin để các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các tiện ích và hiểu rõ về các rủi ro, biện pháp bảo đảm an toàn trong việc sử dụng các phương tiện và dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, trên cơ sở đó lựa chọn phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 109 - 117)