Đối với dịch vụ thanh toán hiện đại

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96 - 103)

C ỦA NHTM

3.2.2.Đối với dịch vụ thanh toán hiện đại

a) Phát trin đa dng các sn phm, dch v thanh toán KDTM công ngh hin đại

Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đòi hỏi các NHTM VN cần phải phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM công nghệ hiện đại theo hướng tăng số lượng, chất lượng và chủng loại của các sản phẩm dịch vụ thanh toán với độ tin cậy cao và với giá cả phù hợp. Đồng thời các ngân hàng cần nghiên cứu và tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, phù hợp với sự phát triển CNTT; xây dựng quy trình nghiệp vụ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thanh toán; ứng dụng các phần mềm chuẩn mua của nước ngoài, xúc tiến xây dựng các phần mềm trong nước có tính mở và dễ sử

dụng; tạo lập và phát triển các chuẩn mực chung phù hợp với thông lệ quốc tế (ví dụ chuẩn mực chung về kết nối mạng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, chuẩn mực chung về thanh toán bù trừ tự động, thanh toán tổng quyết toán tức thời,…);

Trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ thanh toán công nghệ hiện đại tới khách hàng, các ngân hàng cần phải tạo lập được sự hiểu biết và cung cấp thông tin cơ bản và đầy đủ về những lợi ích, chi phí cũng như rủi ro gắn với mỗi loại phương tiện hoặc dịch vụ thanh toán đó, theo đó khách hàng sẽ có được những nhận thức cơ bản để tự do tiếp cận và lựa chọn sản phẩm dịch vụ và phương tiện thanh toán phù hợp với nhu cầu của họ.

Bên cạnh việc gia tăng các loại sản phẩm thì các ngân hàng đồng thời cần phải gia tăng các tiện ích giá trị kèm dịch vụ theo hướng dần thay thế dịch vụ đơn mục đích bằng những dịch vụ đa mục đích, sử dụng các dịch vụ thanh toán mới cho nhiều mục đích như thanh toán, chuyển khoản, chi trả hóa đơn định kỳ, vấn tin, rút tiền mặt,…thay cho việc chỉ sử dụng để rút tiền mặt (thẻ thanh toán) hay chỉ sử dụng để kiểm soát số dư tài khoản (dịch vụ internet banking, SMS banking,... ).

b) Phát trin và m rng mng lưới chp nhn thanh toán

Các NHTM VN cần không ngừng tăng cường mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán KDTM theo tiến trình phát triển của hệ thống thương mại dịch vụ để hỗ trợ các giao dịch thanh toán mặt đối mặt, cũng như giao dịch thanh toán từ xa trong TMĐT phục vụ cho các giao dịch thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ không mang tính định kỳ tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị,... Bên cạnh đó các ngân hàng cũng cần tiếp tục đầu tư phát triển các mạng lưới chấp nhận phương tiện thanh toán KDTM tại điểm bán (POS) và tập trung phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ ở hệ thống phân phối hàng hoá bán lẻ hiện đại (bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn,...), ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, hàng không.

Các NHTM VN cần chủ động phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng để mở rộng phạm vi thỏa thuận thanh toán cho các giao dịch thanh toán tiêu dùng định kỳ qua tài khoản trên toàn quốc như thanh toán tiền điện, nước, phí dịch vụ công cộng, bảo hiểm,... Đây là những dịch vụ thanh toán hiện đại đã phát triển mạnh tại các nước phát triển trong nhiều thập niên trước. Xu hướng phát triển các dịch vụ thanh toán này là tất yếu tại Việt Nam trong thời gian tới, vì vậy đòi hỏi các NHTM VN cần tận dụng cơ hội để phát triển sớm loại hình dịch vụ thanh toán tiêu dùng định kỳ qua tài khoản.

c) Nâng cp và ng dng công ngh tiên tiến trong hot động thanh

toán

Công nghệ và ứng dụng công nghệ hiện đại là điểm mấu chốt, điểm cơ bản có tính quyết định trong quá trình tồn tại, phát triển và cạnh trạnh của mọi ngân hàng cũng như các NHTM VN trong thời đại ngày nay; là nền tảng để các NHTMN phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trên cơ sở thực tế về công nghệ của các NHTM VN hiện có, thời gian tới các NHTM VN cần thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, các NHTM VN cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của mình thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống Corebanking tập trung tài khoản của nội bộ NHTM, xóa bỏ mô hình phân tán tài khoản thanh toán để toàn bộ tài khoản khách hàng của NHTM được tập trung tại Hội sở chính trong một cơ sở dữ liệu duy nhất, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng (chỉ với một tài khoản, khách hàng có thể giao dịch tại nhiều chi nhánh của NHTM) và đẩy nhanh tốc độ đối với các khoản thanh toán nội bộ.

Thứ hai, bên cạnh việc tăng cường hơn nữa tính tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại, các NHTM VN cũng cần triển khai nhanh các giải pháp kỹ thuật để tăng tính an toàn và bảo mật của các sản phẩm, nâng cao các chuẩn mực kỹ thuật có độ an toàn cao đối với các sản phẩm, dịch vụ này. Đối với sản phẩm thẻ, các NHTM VN cần triển khai các

sản phẩm thẻ Chip chuẩn EMV đưa vào ứng dụng thay thế cho thẻ từ trên thị trường thẻ Việt Nam.

EMV là sản phẩm chung do 3 tổ chức thẻ quốc tế Europay, MasterCard và Visa cùng phát triển vào giữa thập niên 1990s có tính năng mở để đảm bảo khả năng vận hành liên thông giữa các thẻ Chip và máy đọc để thanh toán. Do đó, chương trình EMV (thẻ Chip EMV, máy chấp nhận thẻ EMV, các phần mềm, chương trình quản lý,…) có thể coi là ứng dụng nhiều tiện ích và độ bảo mật cao nhất trên thị trường hiện nay. Tính đến hết tháng 3/2007, tổng số lượng thẻ Chip được phát hành trên thế giới vào khoảng 250 triệu thẻ. 2 Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, việc chuyển đổi thẻ Chip theo tiêu chuẩn EMV của các nước đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Tính đến tháng 3/2007, có khoảng 67 triệu thẻ tín dụng EMV đã được phát hành, chiếm 20% tổng số thẻ; số máy đọc thẻ Chip khoảng 1,8 triệu, chiếm 32% tổng số máy đọc thẻ.9 Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia là những nước đầu tiên chuyển sang sử dụng thẻ Chip. Lý do quan trọng nhất để đi đến quyết định chuyển đổi từ thẻ từ sang sử dụng thẻ Chip tại các nước này chính là nhằm chống lại việc gian lận trong thanh toán thẻ.

Chính vì vậy, mà việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ Chip đang là một yêu cầu cấp bách tại Việt Nam. Hiện nay, quá trình này đang được các NHTM VN nghiên cứu và triển khai, trong đó Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã là ngân hàng đầu tiên chấp nhận thanh toán thẻ Chip. Hệ thống phát hành thẻ tại các phần lớn các NHTM VN đang được nâng cấp để có thể phát hành thẻ Chip.

Trong quá trình chuyển đổi sang thẻ Chip, các NHTM VN có thể có những thuận lợi nhất định. Dịch vụ thẻ ở Việt Nam ra đời muộn hơn các nước trong khu vực đã và đang chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nên các NHTM VN có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi của một số nước có điều kiện phát triển tương đương trong khu vực. Các NHTM VN đang trong giai đoạn đầu tư mới hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng thẻ nên

việc áp dụng theo tiêu chuẩn EMV sẽ được các ngân hàng định hướng rõ trong kế hoạch đầu tư. Các ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức đầu thầu, mua sắm phần mềm hệ thống mới theo chuẩn EMV tránh được tình trạng phải nâng cấp toàn bộ hoặc thay đổi theo cách chắp vá. Bên cạnh đó, số lượng ATM mà các NHTM VN phải nâng cấp theo chuẩn EMV là không nhiều, hệ thống EDC/POS hiện nay của các ngân hàng đều có khả năng hỗ trợ EMV, vì vậy các ngân hàng không phải đầu tư mua mới nhiều.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang thẻ Chip là một quá trình đổi mới và phức tạp, do đó các ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Các NHTM VN còn đang trong giai đoạn ứng dụng hệ thống thẻ từ trong điều kiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thanh toán còn khá lạc hậu so với khu vực và trên thế giới, nay lại phải chuyển sang thẻ chip, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai và trong việc chọn nhà thầu thích hợp do hầu hết các nhà thầu cung cấp phần cứng, phần mềm đều từ nước ngoài. Chi phí đầu tư cho hệ thống phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ Chip chuẩn EMV đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, quá trình triển khai phức tạp và lâu dài. Ngoài chi phí về giải pháp hỗ trợ EMV thuộc phần máy chủ (Host) và chuyển mạch (Switching), để phát hành được thẻ Chip và triển khai ứng dụng chuẩn EMV tại các thiết bị đầu cuối các ngân hàng còn phải đầu tư thêm hàng triệu USD. Chi phí triển khai chuẩn EMV và phát hành thẻ Chip bình quân cao gấp 5 đến 10 lần so với thẻ từ. EMV là chương trình phức tạp đòi hỏi các nhà cung cấp ngoài các giải pháp phù hợp, hiện đại còn phải có đội ngũ cán bộ am hiểu kiến thức và có kinh nghiệm về chương trình EMV. Đây cũng là một khó khăn trong bối cảnh đội ngũ cán bộ của hầu hết các ngân hàng chưa có kinh nghiệm cũng như chưa được đào tạo một cách bài bản về lĩnh vực này.

Để đối phó với tình trạng gian lận thẻ có khả năng chuyển hướng sang các thị trường chưa áp dụng chương trình EMV như Việt nam hiện nay, đòi hỏi các NHTM VN đảm nhận vai trò tiên phong là những định chế ngân hàng đầu tiên triển khai chuẩn EMV trên thị trường Việt Nam.

Thứ ba, liên quan đến việc đầu tư công nghệ phần cứng nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán công nghệ hiện đại, khi đầu tư công nghệ mới các NHTM VN cần cân nhắc đến tính hiện đại của công nghệ, tránh tình trạng mua phải những máy móc thiết bị có công nghệ đã quá lạc hậu và xác định các chuẩn mực công nghệ tin học đối với các yêu cầu về thiết bị máy tính, các công cụ phần mềm nhập ngoại và các thiết bị truyền thông. Việc chuẩn hoá này không được tạo nên những gò bó vô lý, mà phải tạo thuận lợi cho việc bảo hành thiết bị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau nâng cao hiệu quả của các sản phẩm phần mềm ứng dụng được sản xuất trong nước.

Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh là cả một quá trình phức tạp và rất khó khăn, không chỉ tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian, mà đòi hỏi cả công tác tổ chức, thực hiện từ phía nhà quản lý. Vì vậy, đòi hỏi các NHTM VN cần phải có một chiến lược phát triển công nghệ mang tính dài hạn, đón đầu trên cơ sở tổ chức, sắp xếp và xây dựng một quy trình hợp lý, khoa học theo tiêu chuẩn quốc tế. Một dự án phát triển công nghệ mang tính dài hạn tuy tốn kém chi phí đầu tư ban đầu song rất hiệu quả về lâu dài cho quá trình ứng dụng và phát triển hoạt động dịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

d) Tăng cường liên doanh, liên kết trong hot động phát trin dch v

thanh toán KDTM công ngh hin đại

Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán KDTM công nghệ hiện đại là những sản phẩm dịch vụ có thể được sử dụng từ xa và tại nhiều địa điểm đa dạng khác nhau về địa lý. Chính vì vậy, các tổ chức cung ứng cũng như những tổ chức chấp nhận thanh toán các sản phẩm dịch vụ này cần phải có sự liên minh, liên kết chặt chẽ với nhau, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng của Việt Nam quy mô còn nhỏ và hoạt động còn manh mún trước sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng cùng quá trình hội nhập quốc tế về tài chính – ngân hàng.

Các ngân hàng và các liên minh này hiện nay vẫn hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau trong quá trình triển khai hoạt động thanh toán gây nên sự

lãng phí lớn về hạ tầng, không mang lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho người sử dụng. Trong ngắn hạn, khi Vệt Nam chưa có Trung tâm Chuyển mạch thẻ thống nhất, cần tăng cường sự liên minh, liên kết giữa các ngân hàng với nhau trong nước nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả thanh toán thẻ. Tận dụng được những lợi thế về cơ sở hạ tầng thẻ của nhau trên cơ sở các bên cùng có lợi, tránh những lãng phí không cần thiết về đầu tư dàn trải, manh mún. Sự liên kết giữa các ngân hàng, đặc biệt các NHTM VN lớn sẽ tạo ra mạng lưới thanh toán thẻ thống nhất qua đó mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, cho người dân và nền kinh tế. Trong đó, cần đẩy mạnh hoạt động của các Công ty Chuyển mạch, đảm bảo kết nối, thanh toán thẻ trong toàn bộ hệ thống các thành viên của công ty. Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của các liên minh thẻ khác. Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng mà còn có ý nghĩa chiến lược trong việc nâng cao sức mạnh của hệ thống mạng lưới kinh doanh của các NHTM VN.

Bên cạnh đó, các NHTM VN cũng cần chú trọng đến việc liên doanh, liên kết với các tổ chức cung cấp các dịch vụ hiện đại khác (dịch vụ internet, mobile, thanh toán điện tử,…) để tạo nên những sản phẩm dịch vụ có tính "trọn gói" cho khách hàng, từ đó nâng cao tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.

e) Tăng cường nâng cao cht lượng ngun nhân lc phc v lĩnh vc thanh toán

Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực thanh toán đặc biệt là nhân lực cho công nghệ thanh toán hiện đại cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu đổi mới và ứng dụng công nghệ và yêu cầu về triển khai phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán KDTM nói riêng. Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình đầu tư phát triển công nghệ đối với các NHTM VN. Các NHTM VN cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, phát triển theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhằm cập nhật kiến thức cho cán bộ công nghệ. Đồng thời tham gia liên kết đào tạo; đặt hàng đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước,...

Mặt khác thông qua quá trình cổ phần hoá và liên doanh với nước ngoài trong thời gian sắp tới, tận dụng cơ hội để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý từ nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

f) Tăng cường liên kết hp tác vi các t chc thanh toán quc tế

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, việc liên kết hợp tác chặt chẽ với các tổ chức thanh toán quốc tế là một đòi hỏi cấp bách. Liên kết với các tổ chức thanh toán quốc tế là cơ sở để các NHTM VN học hỏi được kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là trình độ cán bộ sẽ được nâng cao. Thêm vào đó là khả năng mở rộng hoạt động phát hành thẻ ra thế giới cũng như khả năng chấp nhận thanh toán thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam. Ngay từ những năm đầu hình thành và phát triển của thị trường thẻ tại Việt Nam, các NHTM VN đã xác định việc liên kết, hợp tác kinh doanh với các tổ chức thẻ quốc tế là những ưu tiên hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96 - 103)