Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 49)

C ỦA NHTM

1.4.1.Các nhân tố khách quan

a) Môi trường kinh tế - xã hi

Khi kinh tế kém phát triển, GDP tăng chậm, thu nhập của dân cư thấp,… thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ít, độ tin cậy lẫn nhau chưa cao, các hoạt động kinh tế ngầm và gian lận thương mại còn nhiều thì các giao dịch thanh toán thường có xu hướng được thực hiện bằng tiền mặt. Đồng thời, khi tiền tệ không ổn định, người ta có xu hướng quay về hình thức hàng đổi hàng, hoặc sử dụng các phương tiện có tính ổn định cao như vàng hoặc ngoại tệ mạnh để thanh toán. Trong điều kiện như vậy dịch vụ thanh toán KDTM khó có cơ hội phát triển.

Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập tăng, tiền tệ ổn định, mọi hoạt động kinh tế xã hội được công khai, minh bạch thì nhu cầu trao đổi và thanh toán sẽ tăng cả về số món lẫn giá trị giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác, tiện ích, an toàn với chi phí thấp,... dịch vụ thanh toán KDTM chắc chắn sẽ phát triển. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mức độ tin học hoá các nghiệp vụ và khả năng xử lý tự động cao đã cho phép các ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ thanh toán mới để khách hàng lựa chọn, đồng thời rút ngắn được thời gian thanh toán, tăng nhanh vòng quay của vốn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đồng thời, đi kèm với sự phát triển của kinh tế - xã hội là sự phát sinh các quan hệ trao đổi, mua bán,… trong đó, sẽ xuất hiện nhiều quan hệ trao đổi có khoảng cách địa lý xa, rất khó thực hiện bằng tiền mặt và việc thực hiện thanh toán KDTM là bắt buộc.

b) Môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia dịch vụ thanh toán KDTM qua ngân hàng cần được bảo vệ quyền lợi bằng hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ. Nếu hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thanh toán chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán, xét cả từ khía cạnh người tổ chức hệ thống thanh toán là những ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán và cả người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và minh bạch cho hoạt động thanh toán.

c) Tp quán và thói quen ca người dân

Nhu cầu dịch vụ thanh toán KDTM chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tâm lý, tập quán, thói quen và trình độ dân trí. Khi việc sử dụng tiền mặt để thanh toán và cất giữ trở thành thói quen, tập quán của người dân thì việc thay đổi thường rất khó và phải mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ và trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, người dân hiểu được sự tiện ích của việc sử dụng các phương tiện dịch vụ thanh toán KDTM thì thanh toán KDTM sẽ phát triển.

Do đặc điểm của dịch vụ thanh toán là có người thanh toán và người thụ hưởng nên nếu một trong hai bên hiểu và muốn thực hiện thanh toán KDTM, thì việc thanh toán KDTM rất có thể xảy ra và ngược lại, khi một trong hai bên chỉ thích thanh toán bằng tiền mặt, rất khó thực hiện thanh toán KDTM. Như vậy, chính sách khuyến khích thanh toán KDTM cần phải được tác động đến mọi người dân trong xã hội, tạo nên một trào lưu mới để thay đổi thói quen dùng tiền mặt.

d) Khoa hc công ngh và nhng ng dng CNTT trong hot động thanh toán

Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền tảng cơ sở vật chất để phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã có những tác động rất mạnh tới hoạt động thanh toán của ngân hàng, tạo ra một bước tiến nhảy vọt về chất, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp người dân có một cách nhìn mới về việc sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM.

Ứng dụng CNTT vào hoạt động thanh toán giúp ngân hàng đưa ra nhiều tiện ích cho dịch vụ thanh toán của mình, giúp thõa mãn nhu cầu thanh toán của khách hàng, từ đó khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán KDTM. Nếu như trước đây, để được thực hiện dịch vụ thanh toán, khách hàng phải đến ngân hàng để yêu cầu của mình và thời gian để chuyển một món tiền đi trong cùng một tỉnh, thành phố phải mất 2-3 ngày thì ngày nay, chỉ cần truy cập vào mạng internet hoặc bằng điện thoại di động, khách hàng có thể gửi yêu cầu đến cho ngân hàng và việc thanh toán đôi khi chỉ tính bằng phút, khoảng cách về địa lý không còn là vấn đề phải lo lắng trong các giao dịch thanh toán điện tử,... Có được điều này là do các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán để nối mạng trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ.

Cũng nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ mà ngày nay, chỉ với chiếc thẻ thanh toán, con người có thể đi khắp thế giới mà không cần phải mang theo một lượng tiền mặt lớn để chi tiêu, những người không biết mặt nhau cũng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán rất đơn giản,...

Như vậy, có thể thấy, khoa học công nghệ và những ứng dụng của nó rất có giá trị trọng hoạt động thanh toán, nó tạo ra những tiện ích cho dịch vụ thanh toán KDTM mà việc thanh toán bằng tiền mặt không thể có được.

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 49)