Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán KDTM

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 76)

C ỦA NHTM

2.2.3. Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán KDTM

Bảng 2.8: Tỷ trọng số món thanh toán qua các phương tiện thanh toán

(Nguồn: Báo cáo thống kê NHNN)

a. Thanh toán bng U nhim chi (UNC)

Trong các phương tiện thanh toán KDTM phương thức UNC chiếm tỷ trọng tuyệt đối lẫn tương đối lớn nhất cả về số tiền và số lần giao dịch với tỷ trọng trên 95%. Tỷ trọng cao này vẫn diễn ra trong suốt lịch sử hình thành các phương tiện thanh toán trong hệ thống thanh toán KDTM. Trong tương lai UNC vẫn tiếp tục xu hướng tăng lên. Sở dĩ có tình trạng này là do UNC có những ưu thế về sự an toàn, tiện lợi, tốc độ thanh toán nhanh trong khi thủ tục khá đơn giản và đặc biệt, thanh toán bằng UNC khi áp dụng công nghệ hiện đại sẽ càng thuận tiện và nhanh chóng, đó là dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch

SÐc Uû nhiÖm chi Uû nhiÖm thu ThÎ + TT kh¸c N¨m

mãn Sè tiÒn

mãn

tiÒn Sè mãn Sè tiÒn Sè mãn Sè tiÒn

2002 1,35 1,8 91,5 95,62 4,15 2,2 3 0,38 2003 1 1,3 94,3 97,02 1,67 1,29 3,03 0,39 2004 0,15 0,37 95,89 96,72 0,29 0,9 3,67 2,01 2005 0,9 1,37 94,43 95,33 0,43 0,85 4,24 2,45 2006 1,3 0,67 91,3 94,68 2,4 2,1 5 2,55 2007 2,46 1,99 86,96 95,73 3,44 1,72 7,14 0,56

vụ thanh toán online (khách hàng chỉ cần gửi lệnh thanh toán qua mạng hoặc qua tin nhắn SMS. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Séc UNC UNT Thẻ + TT khác

Hình 2.5: Sơđồ minh họa tỷ trọng số món thanh toán qua các phương tiện thanh toán

b. Thanh toán bng U nhim thu (UNT)

Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch thanh toán KDTM và có xu hướng giảm. Nguyên nhân của việc khách hàng không thích sử dụng dịch vụ thanh toán này là do sự phức tạp về thủ tục trong thanh toán của UNT, trong khi tốc độ thanh toán thường chậm hơn so với các phương tiện thanh toán KDTM khác và vẫn phụ thuộc vào đạo đức của người mua (người thanh toán) vì khoản thanh toán chỉ có thể thực hiện được khi người mua có đủ số dư trên tài khoản.

Bên cạnh đó, do muốn thu hút khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán, nên một số NHTM thường có xu hướng không áp dụng biện pháp xử phạt rất ít đối với người trả tiền khi không có tiền trong tài khoản để thanh toán, điều này khiến bên mua dễ lợi dụng chiếm dụng vốn của bên bán hàng và bên bán hàng lại không yên tâm khi chấp nhận thanh toán bằng UNT.

Tại Việt Nam, phương tiện thanh toán này chỉ chủ yếu được sử dụng để thanh toán giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ kinh doanh lâu dài, hoặc với các doanh nghiệp lớn, có uy tín.

c. Thanh toán bng Séc

Tỷ trọng thanh toán bằng Séc (cả về số món lẫn số tiền) đều chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên tổng các giao dịch thanh toán KDTM (không vượt quá 3%). Tại Việt Nam, Séc chủ yếu được sử dụng bởi các tổ chức, doanh nhiệp còn người dân thì hầu như không sử dụng Séc. Điều này do quy định của Séc còn rườm rà, thời gian thanh toán chậm hơn so với các phương thức khác, việc thanh toán Séc khác địa bàn còn gặp khó khăn; Séc phải được bảo quản tốt mói có thể được chấp nhận thanh toán. Hiện nay, việc thanh toán bằng Séc tại Việt Nam vẫn hoàn toàn thủ công, chưa có Trung tâm xử lý bù trừ Séc tự động nên việc phát triển phương tiện thanh toán này là rất khó.

Tuy nhiên, trong 2 năm gần đây, xu hướng sử dụng Séc có xu hướng tăng, thể hiện ở tỷ trọng số món năm 2007 là 1,3% và tăng lên đến 2,46%. Con số này không phải là lớn nhưng điều này chứng tỏ, phương tiện thanh toán bằng Séc đang được người dân quan tâm.

d. Thanh toán bng th ngân hàng

Nếu như các phương tiện thanh toán: UNC, UNT, Séc là các phương tiện thanh toán truyền thống và tất cả các dịch vụ thanh toán của các NHTM VN đếu có các phương tiện thanh toán này thì, thẻ ngân hàng là một trong những phương tiện thanh mới, không phải NHTM VN nào cũng triển khai thực hiện.

Năm 1996 tấm thẻ đầu tiên mới xuất hiện tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong suốt 4 năm đến năm 1999 tổng số lượng thẻ chỉ có 8.000 thẻ với doanh số thanh toán đạt gần 300 tỷ. Thực trạng hoạt động giao dịch bằng thẻ nghèo nàn do bởi: nền tảng pháp lý chưa hoàn thiện, mặc dù có được sự cho phép của NHNN - ngân hàng phát hành tự xây dựng quy chế, hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ kế đến do điều kiện kinh tế, thu nhập cá nhân thấp. Về phương tiện vật chất cả nước chỉ có 2 máy ATM của ngân hàng Ngoại

thương với chức năng đơn giản là: rút tiền mặt. Ngày nay dịch vụ thẻ đã có nhiều chức năng mới.

Bảng 2.9: Số liệu về ATM, POS và thẻ phát hành tại VN (tính đến ngày 31/5/2008) Loi hình ngân hàng S máy ATM S máy POS Tng lượng th phát hành 05 NHTM NN 3.500 8.860 7.379.597 19 NHTM CP 2.204 16.372 3.683.910 04 NHLD và NHNN 153 14.732 86.173 01 Tổ chức phi ngân hàng 212 22.450 22.450 Tổng cộng 6.069 62.414 11.172.130

Lĩnh vực thẻ ngân hàng đặc biệt nhanh, tốc độ bình quân đạt trên 300%/năm từ năm 2003 đến nay. Tính đến hết tháng 5/2008, đã có hơn 11 triệu thẻ phát hành so với gần 21 nghìn thẻ năm 2002. Ngân hàng thành viên tham gia thị trường này ngày càng nhiều, hiện nay đã có hơn 28 NHTM tham gia; trong đó; 25 ngân hàng phát hành thẻ nội địa, 09 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng quốc tế và 21 ngân hàng có hoạt động đại lý thanh toán thẻ.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ phục vụ hoạt động của thị trường thẻ Việt Nam ngày càng phát triển, phạm vi hoạt động được mở rộng. Đến tháng 5/2008 thị trường toàn quốc có 6.069 máy ATM so với 843 máy năm 2004 và 62.414 thiết bị ngoại vi (EDC và POS) so với 9.625 thiết bị năm 2004. Dịch vụ gia tăng đi kèm với phương tiện thanh toán thẻ tăng lên không ngừng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Phương tiện thẻ không chỉ đơn thuần dùng để rút tiền mặt mà đã mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích khác như dịch vụ vấn tin số dư, in sao kê tài khoản, chuyển khoản sang một hoặc nhiều tài khoản khác, mua hàng hoá và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, trả phí định kỳ đối với các khoản thanh toán thường xuyên,… Ngoài ra một số ngân hàng còn có các chương trình khuyến mại đặc biệt như miễn phí phát hành thẻ, phát

hành thẻ dự thưởng,… nhằm phát triển dịch vụ thẻ, tạo dựng được các thương hiệu về dịch vụ thẻ nổi bật trên thị trường. Nhằm nâng cao tính tiện ích của thẻ thanh toán, nhiều ngân hàng đã liên kết với các trường Đại học để phát hành thanh toán có tính năng thay thế được thẻ sinh viên, thẻ học viên, …

Bên cạnh đó, các NHTM cũng không ngừng thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ thẻ và góp phần giảm chi phí trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng. Hiện có 4 liên minh thẻ: Liên minh thẻ của ngân hàng Ngoại thương và 17 NHTMCP (Smartlink); Liên minh chuyển mạch tài chính quốc gia (Banknet VN); Liên minh thẻ NHTMCP Đông Á, NHTMCP Sài Gòn Công thương và NHPT nhà ĐBSCL; Liên minh thẻ NHTMCP Sài Gòn Thương tín và ANZ.

Vừa qua, sau khi ký thoả thuận hợp tác vào tháng 11/2007, ngày 23/5/2008, hệ thống chuyến mạch Banknet VN và Smartlink đã công bố chính thức kết nối thành công, điều này có nghĩa là khách hàng của Banknetvn có thể thực hiện các giao dịch thẻ trên các máy của Smartlink và ngược lại. Việc kết nối thành công giữa 2 hệ thống thẻ lơn nhất Việt Nam (Banknetvn và Smartlink, chiếm gần 80% thị phần thẻ tại Việt Nam) là bước tiến quan trọng của thị trường thẻ trong nước trên con đường tiến tới mục tiêu cuối cùng là tạo lập một mạng lưới chấp nhận thẻ cho toàn bộ NHTM, cho phép khách hàng phát hành thẻ một nơi nhưng sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Và theo kế hoạch, triển khai đề án Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, NHNN đang gấp rút triển khai việc cơ cấu lại Công ty CP chuyển mạch Banknetvn trong năm 2009 để thực hiện kết nối hoàn toàn thị trường thẻ ATM tại Việt Nam.

Bên cạnh những kết quả đạt được, dịch vụ thẻ ngân hàng tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế:

- Hệ thống mạng, máy ATM vẫn chưa hoạt động ổn định, tình trạng nghẽn mạng, máy ATM hết tiền, sự cố kỹ thuật vẫn thường xuyên xảy ra gây tâm lý không tốt cho khách hàng;

- Tiện ích của dịch vụ thanh toán thẻ chưa được phát huy, thẻ ATM vẫn chủ yếu được sư dụng để rút tiền mặt, vấn tin tài khoản, in sao kê,… ít được dùng để thanh toán, chuyển tiền

- Hệ thống máy ATM chưa hoàn toàn kết nối gây lãng phí cho NHTM và giảm tiện ích cho khách hàng;

- Mặc dù chi phí đầu tư phát triển dịch vụ này là rất cao nhưng đến nay, nhiều NHTM vẫn chưa thực hiện thu phí, ảnh hưởng đến thu nhập của NHTM. Do đó, một số NHTM bé đã phải có chính sách giảm đầu tư cho dịch vụ thẻ;

- Các loại thẻ tín dụng, thẻ thông minh,… chưa phát triển. Thẻ thanh toán của các NHTM VN chủ yếu vẫn là thẻ từ tính bảo mật chưa cao và tiện ích sử dụng hạn chế. Loại thẻ Chip (thẻ nhựa có gắn một chíp vi xử lý như một máy tính nhỏ, có tính năng xử lý, lưu giữ thông tin, mã hóa thông tin đầu ra và đầu vào) là loại thẻ đang được sử dụng phổ biến trên thế giới (tính đến hết tháng 3/2007, tổng số lượng thẻ Chip được phát hành trên thế giới vào khoảng 250 triệu thẻ7), có tính năng bảo mật tốt, chống lại các gian lận về thẻ lại chưa được sử dụng tại Việt Nam.

f. Thanh toán bng ngân phiếu thanh toán

Là biện pháp tình thế thay thế tiền mặt giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu tiền mặt kéo dài. Ngân phiếu thanh toán đưa vào lưu thông từ năm 1992 thế kỷ 20 khối lượng tiền mặt trong lưu thông nhìn chung là giải pháp tình thế đưa lại hiệu quả rất tích cực góp phần chấm dứt tỷ trọng thiếu tiền mặt đã kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, ngân phiếu thanh toán cũng kéo theo một số bất cập lớn, chi phí cao và lưu thông phức tạp nên sau 10 năm lưu thông, tháng 4/2002 đã rút khỏi lưu thông, kết thúc vai trò lịch sử được thay thế dần bằng một số loại tiền có mệnh giá cao từ 100 ngàn đến 500 ngàn đồng.

g. Các dch v thanh toán đin t

Các dịch vụ thanh toán điện tử là kênh giao dịch hiện đại, làm thay đổi cách thức giao dịch truyền thống giữa ngân hàng và khách hàng. Chức năng

thanh toán trên kênh dịch vụ này cho phép lập các lệnh chi chuyển tiền trong nước, chuyển tiền nước ngoài, yêu cầu mua ngoại tệ,... mà không cần khách hàng phải đến các địa điểm giao dịch của NHTM. Dưới đây là một số dịch vụ thanh toán điện tử cụ thể do NHTM VN cung cấp:

+ Dịch vụ ngân hàng trực tuyến Internet Banking: mặc dù đây là một dịch vụ hoàn toàn mới, thậm chí cả trên thế giới, nhưng đã được các NHTM VN đã bắt đầu triển khai khá nhanh và tương đối đồng loạt. Hiện nay, phần lớn các NHTM VN đã triển khai dịch vụ này (Vietcombank, ACB, MB, Techcombank, BIDV, Standard Chatered,…). Tuy nhiên, đến nay dịch vụ này mới chủ yếu mới chỉ dừng lại ở tiện ích truy vấn thông tin tài khoản, thông tin thẻ tín dụng và thực hiện thí điểm thanh toán hoá đơn cho một số khách hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (VCB thanh toán hoá đơn tiền điện với Công ty điện lực TP HCM, Techcombank thanh toán tiền mua vé máy bay cho Tổng công ty Hàng Không Cổ phần Pacific Airlines).Tính đến hết năm 2006, Vietcombank đã thu hút được hơn 20.000 khách hàng sử dụng dịch vụ này.

+ Dịch vụ thanh toán VCB-MONEY của Vietcombank đã chính thức cung ứng ra thị trường từ tháng 4/2001 với 2 mảng dịch vụ là truy vấn thông tin và thanh toán. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ VCB-MONEY còn ít và khách hàng là TCTD tham gia thanh toán trên VCB-MONEY chiếm 65% trong tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán (84/130). Tốc độ phát triển số lượng khách hàng tham gia thanh toán trên kênh dịch vụ này không đáng kể do ngân hàng hiện nay mới triển khai dịch vụ này đối với khách hàng là các định chế tài chính và các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua kênh dịch vụ này ngày càng tăng sau khi hầu hết các TCTD trên thị trường Việt Nam tham gia thanh toán trên kênh VCB-MONEY với NHNT do sự tiện lợi của dịch vụ này.

+ Dịch vụ SMS Banking do Vietcombank triển khai từ tháng 4/2007. Với dịch vụ này, thông qua tin nhắn từ điện thoại di động, khách hàng của Vietcombank có thể vấn tin tài khoản, xem chi tiết giao dịch, tỷ giá, lãi suất,

hạn mức thẻ tín dụng,... Hệ thống này hỗ trợ cho khách hàng sử dụng mạng điện thoại di động Vinaphone, Mobiphone và Vietel.

+ Dịch vụ thanh toán Homebanking của ngân hàng Đầu tư và phát triển Viêt Nam (BIDV): hệ thống thanh toán này được triển khai từ năm 2000 cho một số khách hàng đặc biệt nhưng chỉ với chức năng vấn tin số dư tài khoản, thông tin ngân hàng. Và bắt đầu từ tháng 12/2005, dịch vụ này được triển khai thêm chức năng chuyển tiền. Tính đến hết năm 2006, cả hệ thống BIDV có 21 chi nhánh triển khai dịch vụ này đến 130 khách hàng.

+ Dịch vụ gửi nhận tin nhắn tự động BSMS của BIDV. Dịch vụ này cho phép khách hàng của BIDV chủ động vấn tin các thông tin liên quan đến tài khoản của khách hàng trong hệ thống. Tính đến hết tháng 12/2006, đã có gần 17.000 khách hàng sử dụng dịch vụ này, trong đó có gần 5.000 khách hàng doanh nghiệp và khoản 12.000 khách hàng cá nhân.

Sự lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán của khách hàng tại mỗi nước phụ thuộc vào môi trường kinh tế, điều kiện xã hội, trình độ dân trí, thu nhập của dân cư, khoa học công nghệ, quy mô của các ngân hàng trong nền kinh tế; quy trình và thủ tục thanh toán cho các phương tiện và việc tổ chức hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng.

Như vậy, từ việc ra đời của tiền ghi sổ, sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng, các phương tiện dịch vụ thanh toán KDTM ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy vậy, từ các phương tiện thanh toán truyền thống đến các dạng thanh toán điện tử phi chứng từ đều được thiết lập trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cả người mua lẫn người bán, đồng thời phụ thuộc vào năng lực cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng và đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)