C ỦA NHTM
3.2.1. Đối với các dịch vụ thanh toán truyền thống
Hiện nay chúng ta có rất ít loại phương tiện dịch vụ thanh toán KDTM, đó là: Séc, UNC, UNT, Thẻ ngân hàng và các phương tiện dịch vụ thanh toán khác là hối phiếu, lệnh phiếu,… Trên thực tế mới chỉ có 4 loại phương tiện được sử dụng, trong đó Séc và UNC là nhiều hơn cả; UNT ít được dùng; dịch vụ thẻ mặc dù phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây nhưng chất lượng dịch vụ chưa cao; hối phiếu, lệnh phiếu chưa thực sự đi vào cuộc sống
a/. Mở rộng sử dụng Séc
+ Đối với Séc, hiện nay những quy định mới đã có hiệu lực, song các ngân hàng vẫn sử dụng mẫu Séc cũ, duy chỉ có NHNT Việt Nam phát hành theo mẫu mới từ 10/8/2005 với một mẫu duy nhất có thể sử dụng được cho tất cả các đối tượng khách hàng là cá nhân và tổ chức; Séc được sử dụng cho tài khoản VND hoặc ngoại tệ và dùng lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản,…
Để thúc đẩy hoạt động thanh toán bằng Séc, thời gian tới ngân hàng cần thành lập Trung tâm bù trừ Séc tự động, đẩy nhanh tốc độ thanh toán Séc. Séc thanh toán qua Trung tâm bù trừ tự động phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể như mẫu Séc, kích thước, loại giấy,… đảm bảo tính pháp lý, khả năng chống giả cao.
Đối tượng chủ yếu là khách hàng cá nhân và thị trường phát triển chủ yếu là khu vực dân cư, thành thị, cán bộ CNV người lao động có thu nhập bằng tiền loại khá. Trước mắt là mở rộng Séc ra khỏi phạm vi 1 bàn thanh toán bù trừ, hướng tới các nơi có khu du lịch (khu vực biển, núi, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,…) và trung tâm tài chính của đất nước như; Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ,….
b/. Mở rộng dịch vụ Uỷ nhiệm thu
Theo thông lệ UNT phải được sử dụng phổ biến trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong thực tế ở nước ta, UNT rất ít được sử dụng, chiếm tỷ lệ không đáng kể so với các phương tiện khác. Lý do UNT chưa được chấp nhận thì có nhiều, nguyên nhân là UNT có quá nhiều yếu tố, thủ tục thanh toán
rườm rà, phải có thoả thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng; thời gian quy định đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền không quá một ngày là rất khó thực hiện, đặc biệt trong trường hợp người mua và người bán mở tài khoản tại hai ngân hàng khác hệ thống, khác địa bàn và trên tài khoản của người mua không đủ tiền để thanh toán thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, các NHTM cần nghiên cứu để có sự điều chỉnh phù hợp theo hướng mở rộng và thông thoáng hơn để phương tiện này phát huy hiệu quả.
Đồng thời, để nâng cao uy tín cho phương tiện thanh toán này, các NHTM cần cùng nhau thảo luận và đi đến thống nhất về một chế tài xử phạt đối với các khách hàng trong một khoản thời gian nhất định.không đảm bảo số dư tài khoản để thanh toán UNT.
c/. Hoàn thiện dịch vụ Uỷ nhiệm chi
Phương tiện UNC cũng cón một số điểm chưa hợp lý, đó là: NHNN chưa quy định cụ thể về mẫu, loại giấy in UNC mà để các đơn vị tự in ấn, nên chất liệu không đồng đều, có đơn vị sử dụng giấy mỏng, chất lượng kém nên dễ bị rách nát, hư hỏng trong quá trình sử dụng, bảo quản; không gây được thiện cảm với khách hàng, có thể làm cho họ nhìn nhận chưa thật đầy đủ và không tương xứng với cơ sở vật chất (trụ sở làm việc, máy móc thiết bị,…). Do vậy, ngân hàng cần quy định cụ thể hơn về kích thước, mẫu, chất liệu giấy in uỷ nhiệm chi... để các ngân hàng cùng thực hiện.
Hiện nay, mặc dù các NHTM đã triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử nhưng các lệnh chi của khách hàng vẫn chủ yếu được thực hiện bằng chứng từ giấy, chưa ứng dụng việc sử dụng chứng từ điện tử làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán. Trong thời gian tới, các NHTM cần nghiên cứu để cho phép khách hàng gửi lệnh chi bằng chứng từ điện tử.
d/. Chuyển tiền và các phương tiện thanh toán thủ công
Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu ngân hàng chưa có những quy định cụ thể về thủ tục, quy trình nghiệp vụ trong thanh toán
mà mới chỉ có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Thương phiếu,… vì vậy nó chưa thực sự đi vào cuộc sống và trở thành công cụ thanh toán phổ biến của các doanh nghiệp, tiểu thương,…
Thời gian tới, những phương tiện này được quy định bằng Luật, ngân hàng cần có những quy định cụ thể, rõ ràng như cải thiện trình độ thanh toán; đơn giản hoá thủ tục; nâng cao tính an toàn; về gìơ giấc giao dịch cần có quy định mở tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Nói chung các vần đề cần phải được xử lý linh hoạt và phụ thuộc vào khách hàng từ đó để nó thực sự đi vào cuộc sống, được khách hàng chấp nhận.
Tóm lại, để các phương tiện dịch vụ thanh toán truyền thống được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, phát huy hiệu quả cao, ngân hàng cần bổ sung, hoàn thiện các phương tiện này trên các khía cạnh: quy trình và thủ tục thanh toán, các yếu tố của của chứng từ, chất lượng chứng từ phải đảm bảo yếu tố độ bền trong sử dụng và lưu trữ, đồng thời phải đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình xử lý thanh toán, tăng cường sử dụng chứng từ điện tử và hạn chế việc xử lý thủ công, từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán gia tăng tính tiện ích cho các phương tiện thanh toán này.