C ỦA NHTM
2.1.2. Các kênh thanh toán của NHTM VN
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cùng với sự đầu tư phát triển hệ thống thanh toán của NHNN cũng như các NHTM, hiện nay, NHTM có nhiều sự lựa chọn cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán của khách hàng, đó là: - Hệ thống thanh toán nội bộ của NHTM;
- Thanh toán bù trừ;
- Thanh toán song phương;
- Thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH.
64.88% 2.25% 11.76% 14.77% 6.33% TT nội bộ TT bù trừ TT song phương TT Hệ thống TTĐTLNH TT qua TKTG tại NHNN
Hình 2.2. Tỷ trong giao dịch thanh toán qua các kênh năm 2007
Hình 2.4 cho thấy, kênh thanh toán nội bộ là kênh thanh toán được các NHTM sử dụng nhiều nhất, điều này chứng tỏ mạng lưới thanh toán nội bộ luôn được các NHTM quan tâm phát triển
a) Hệ thống thanh toán nội bộ của NHTM
Kênh thanh toán qua các hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM đóng một vai trò quan trọng đối với toàn bộ hoạt động thanh toán của nền kinh tế. Phát triển hệ thống thanh toán nội bộ không chỉ giúp NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán mà còn giúp NHTM nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như vị thế trên thương trường của mình. Chính vì vậy, hầu hết các NHTM đều rất quan tâm, nỗ lực nâng cấp và phát triển hệ thống thanh toán nội bộ của mình với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nội bộ hệ thống, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng. Thực tế cho thấy, giao dịch thanh toán qua các hệ thống thanh toán nội bộ luôn chiếm tỷ trọng lớn (cả về số món giao dịch và giá trị giao dịch) và giữ vững qua các năm, cụ thể, nếu không tính đến các giao dịch thanh toán được thực hiện qua hệ thống TTĐTLNH thì năm 2002 thanh toán nội bộ chiếm 69,37% về số món giao dịch và 59,67% về giá trị giao dịch trong tổng
số giao dịch thanh toán; năm 2005 tỷ trọng này tăng lên là 72,20% về số món và 65,90% về giá trị và đến năm 2007, tỷ trọng về số món chiếm 73,53%, tỷ trọng về số tiền chiếm 68,23%.
Bảng 2.2: Tỷ trọng kênh thanh toán của hệ thống thanh toán
(Tỷ trọng này không bao gồm các giao dịch được thực hiện qua Hệ thống TTĐTLNH)
Đơn vị tính: %
Thanh toán
nội bộ Thanh toán Bù trừ Thanh toán qua TK tại NHNN Thanh toán song phương
Năm Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền Số món Số tiền 2002 69,37 59,67 23,52 22,79 3,96 12,55 3,15 4,99 2003 70,2 64,92 20,55 17,62 4,75 13,66 4,18 3,80 2004 77,83 69,26 12,81 11,65 4,80 13,24 4,56 5,85 2005 72,20 65,90 19,35 16,64 3,35 12,60 5,10 4,86 2006 74,45 68,23 9,28 10,05 3,87 7,25 12,4 14,47 2007 73,53 67,72 7,17 7,88 2,55 8,78 16,74 15,62
(Nguồn: B áo cáo th ống kê NHNN Việt Nam)
0 20 40 60 80 100 2002 2003 2004 2005 2006 2007 TT nội bộ TT bù trừ TT qua NHNN TT song phương
Hình 2.3: Tỷ trọng số món giao dịch thanh toán qua các kênh thanh toán
(không bao gồm các giao dịch thanh toán qua hệ thống TTĐTLNH)
Triển khai Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ, các NHTM lớn tại Việt Nam là Ngoại thương, Đầu tư và phát triển, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NHTMCP Xuất nhập khẩu, NHTMCP Hàng Hải đã đi đầu trong việc xây dựng hệ thống thanh toán nội bộ và hệ thống nghiệp vụ ngân hàng hiện đại của mình tương
đương với công nghệ của các hệ thống thanh toán nội bộ ở các nước trong khu vực. Ngoài ra, các NHTM khác cũng đã tự xây dựng cho mình hệ thống thanh toán nội bộ hiện đại theo những chuẩn mực quốc tế.
Qua quá trình phát triển, đến nay nhiều NHTM VN đã xây dựng cho mình một hệ thống thanh toán nội bộ riêng, hầu hết các NHTM VN đều đã thành lập Trung tâm thanh toán của mình, tuy quy mô chưa đồng đều nhưng bước đầu đã tạo lập được một hệ thống thanh toán nền tảng để xử lý được vấn đề theo hướng tập trung hoá tài khoản và giải quyết được yêu cầu quản lý ngân hàng theo hướng tập trung, trực tuyến trong phạm vi tỉnh, thành phố được triển khai. Nhờ có hệ thống thanh toán nội bộ được hiện đại hoá này NHTM đă cho ra đời các sản phẩm dịch vụ an toàn, hiệu quả và hiện đại: dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán tức thời, điều chuyển vốn,… nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng đối với công chúng.
Tuy nhiên cũng do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên một số hệ thống mới chỉ ứng dụng toàn bộ các nghiệp vụ và công nghệ hiện đại cho Hội sở chính và một số lượng hạn chế các chi nhánh (Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển,...); một số hệ thống mới chỉ triển khai một số nghiệp vụ cơ bản trên nền tảng công nghệ hiện đại trên toàn hệ thống của ngân hàng (Ngân hàng Ngoại thương, NHTM cổ phần Hàng Hải, NHTM cổ phần Xuất nhập khẩu,...).
b) Thanh toán bù trừ do NHNN chủ trì
Hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN được triển khai từ năm 1991 với phương thức xử lý thủ công hoàn toàn thông qua các chứng từ giấy. Với tư cách là ngân hàng chủ trì, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện bù trừ các món thanh toán giữa các NHTM trên địa bàn theo từng phiên họp thanh toán bù trừ. Sau hơn 10 năm hoạt động, ứng dụng CNTT vào hoạt động của ngành ngân hàng, tháng 5/2002, NHNN đã bắt đầu chính thức tiến hành triển khai hệ thống thanh toán bù trừ điện tử để thay thế cho hệ thống thanh toán bù trừ giấy. Đến nay, Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử này đã được triển khai tại 58/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tại 5 địa bàn đã triển khai Hệ thống
TTĐTLNH vẫn còn áp dụng hệ thống thanh toán bù trừ giấy), trung bình mỗi tỉnh có 8 thành viên tham gia, tại mỗi trung tâm bù trừ, trung bình xử lý từ 400-600 giao dịch/ngày4.
Sau 6 năm triển khai, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử đã và đang hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán trong nền kinh tế và có thể nói, đây là một kênh thanh toán tương đối thuận tiện cho các NHTM vì các thao tác thực hiện đơn giản, phần mềm dễ xử lý, mức phí thấp,...Tuy nhiên, với sự phát triển của các hệ thống thanh toán khác (hệ thống thanh toán nội bộ, hệ thống TTĐTLNH,...), kênh thanh toán bù trừ đang có xu hướng mất dần tỷ trọng về cả số món lần số tiền giao dịch. Bảng 2.2 cho thấy, nếu năm 2002, thanh toán bù trừ vẫn chiếm đến 23,52% trên tổng số món và 22,79% trên tổng giá trị giao dịch thì năm 2007 chỉ còn chiếm 7,17% trên tổng số món và 7,88% trên tổng giá trị giao dịch.
Bên cạnh đó, hệ thống thanh toán bù trừ cũng có những yếu tố bất cập:
Thứ nhất, đến nay, để phục vụ nhu cầu thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chưa tham gia Hệ thống TTĐTLNH (Kho bạc Nhà nước và một số NHTM do chưa đủ điều kiện trở thành thành viên của Hệ thống TTĐTLNH hoặc chưa muốn tham gia) NHNN vẫn phải duy trì hệ thống thanh toán bù trừ giấy tại 5 địa bàn đã triển khai Hệ thống TTĐTLNH (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng) khiến công tác xử lý chứng từ đôi khi bị quá tải, gây ách tắc, chậm trễ trong thanh toán, ...do thanh toán bù trừ giấy thực hiện thủ công, đã trở nên lạc hậu, mất nhiều thời gian và công đoạn, phải tuân thủ giờ giấc nhất định trong ngày, ngoài giờ đó các lệnh thanh toán phải chuyển sang ngày hôm sau.
Thứ hai, hệ thống thanh toán bù trừ này vẫn chỉ thực hiện được đối với các giao dịch thanh toán trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nên chưa đáp ứng được đối với nhu cầu thanh toán khác địa bàn. Mặc dù hiện nay, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử đã xây dựng chương trình phần mềm tích hợp giữa hệ
thống này với hệ thống chuyển tiền điện tử để cho phép xử lý tiếp các lệnh thanh toán ngoài địa bàn nhưng tính tích hợp chưa cao, phương thức thực hiện chủ yếu vẫn bằng thủ công, ít tự động,…
Thứ ba, tại một số tỉnh, trình độ tin học của các cán bộ còn hạn chế nên đối với thanh toán bù trừ điện tử, việc xử lý sự cố xảy ra còn chậm và gặp khó khăn; chương trình phần mềm đã được NHNN xây dựng từ năm 2002 đã bộc lộ nhiều yếu tố lạc hậu, chưa bắt kịp với nhu cầu thanh toán của các NHTM; việc đầu tư trang thiết bị phục vụ còn hạn chế, máy móc cũ, hay hỏng hóc đã ảnh hưởng đến chất lượng của kênh thanh toán bù trừ điện tử.
c) Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
+ Hệ thống chuyển tiền điện tử của NHNN VN (thanh toán giữa 2 đơn vị NHNN khác nhau)
Năm 1993 NHNN bắt đầu ứng dụng tin học vào công tác chuyển tiền, song cũng chỉ ở mức bán tự động bằng việc sử dụng file dữ liệu máy tính thay thế chứng từ giấy. Giai đoạn đầu, hệ thống chuyển tiền có nhiều hạn chế như quy trình thanh toán phải thực hiện nhiều bước, nhiều công đoạn nên hệ thống xử lý có nhiều sai sót, một lệnh chuyển tiền có khi phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần. Năm 1994 NHNN đã thiết lập được một mạng cục bộ thay vì để từng máy tính hoạt động độc lập như trước, cải tiến phần mềm ứng dụng, áp dụng quy trình giao dịch tức thời và chế độ đa sử dụng, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát khai thác, sử dụng thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán; Chuyển từ việc lập chứng từ thanh toán bằng tay theo mẫu in sẵn sang thành file trên mạng máy tính; chuyển đổi đối chiếu liên hàng bằng thư sang đối chiếu qua mạng truyền tin; chuyển việc truyền nhận thông tin theo phương pháp bán tự động sang tự động hoá hoàn toàn bằng đường trực tuyến. Do đó, rút ngắn được thời gian thanh toán từ hàng tuần xuống còn vài ngày, có khi vài giờ.
Tuy nhiên, do thời kỳ đầu, cơ sở pháp lý cho các hoạt động thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử còn chưa có nên việc chuyển tiền sử
dụng file máy tính làm chứng từ thanh toán gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi các văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực thanh toán có ứng dụng công nghệ tin học - điện tử nói chung và các văn bản pháp lý điều chỉnh riêng đối với hệ thống chuyển tiền điện tử được ban hành, hoạt động chuyển tiền điện tử của NHNN đi vào hoạt động và phát triển. Đến nay, hệ thống chuyển tiền điện tử đã được thực hiện tại tất cả 64 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trên cả nước. Số lượng giao dịch bình quân năm 2005 là 1.310 giao dịch/ngày (so với 709 giao dịch/ ngày năm 2000) với doanh số chuyển tiền đạtgần 2.132.928 tỷ đồng (so với 1.700 tỷđồng năm 2000)5. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, do sự phát triển của Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM cũng như Hệ thống TTĐTLNH của NHNN, lượng giao dịch thanh toán qua hệ thống này đã không còn có xu hướng tăng mạnh như thời kỳ đầu (số món không tăng mà chỉ tăng về giá trị giao dịch).
Bảng 2.3: Số liệu về các giao dịch thực hiện thanh toán qua Hệ thống chuyển tiền điện tử Năm Số món Số tiền (tỷđồng) 2005 345.765 2.133.000 2006 319.533 2.610.000 2007 340.512 3.653.000 2008 (đến tháng 4/2008) 99.128 2.840.000
(Nguồn:Báo cáo thống kê NHNN Việt Nam)
Nhìn chung qua gần 06 năm vận hành, hệ thống chuyển tiền điện tử đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã đạt được những kết quả nhất định:
- Tự động hoá cao trong xử lý chuyển tiền và kiểm soát, đẩy nhanh tốc độ thanh toán. Lệnh chuyển tiền được xử lý và cơ bản đối chiếu cân đối đúng ngay trong ngày.
- Hệ thống thiết kế an toàn và bảo mật, mã khoá bảo mật trên máy tính (một dạng của chữ ký điện tử) lần đầu tiên được sử dụng trong quá trình tính và kiểm soát lệnh chuyển tiền thay thế cho hệ thống ký hiệu mật cũ, tăng năng suất xử lý lên hàng chục lần, giải quyết được ách tắc, giảm nhẹ sức lao động và loại trừ hẳn những sai sót do việc tính toán ký hiệu mật bằng thủ công;
- Cung cấp khả năng kiểm soát tập trung toàn hệ thống chuyển tiền điện tử từ NHTW về mọi mặt tình trạng kỹ thuật trang thiết bị, chương trình và tình trạng xử lý, đối chiếu lệnh chuyển tiền.
Bên cạnh những kết quả đạt được hệ thống chuyển tiền điện tử vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết như:
- Hoạt động của hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào mạng viễn thông (tốc độ thanh toán phù thuộc vào mạng đường truyền)
- Đội ngũ cán bộ có năng lực làm việc trong lĩnh vực thanh toán am hiểu về CNTT còn thiếu và yếu
- Để thực hiện thanh toán, NHTM phải mở tài khoản tiều gửi tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và phải thực hiện quyết toán với nhau thông qua Chi nhánh NHNN, điều này khiến nguồn vốn khả dụng của NHTM bị phân tán.
+ Chuyển khoản tại NNHN
Kênh thanh toán này thực hiện khi 2 NHTM mở tài khoản tại cùng một đơn vị NHNN thực hiện thanh toán với nhau. Do tính chất thủ công (xử lý bằng chứng từ giấy), chậm và chỉ xử lý trong cùng địa bàn nên kênh thanh toán rất ít được các NHTM sử dụng.
d) Thanh toán song phương
Đây là hình thức thanh toán thông qua thoả thuận song phương, theo đó tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mở tài khoản tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác để thực hiện thanh toán song phương. Hình thức thanh toán này có xu hướng tăng lên vì đã góp phần giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ
tầng kỹ thuật trong việc phát triển thanh toán và khắc phục những hạn chế về vốn đầu tư đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Năm 2001 thanh toán qua TKTG của TCTD khác chiếm 9,37% về số món giao dịch và 8,71% về giá trị giao dịch trong tổng giao dịch thanh toán liên ngân hàng; đến nay tỷ lệ này đã đạt mức trên 22% (cả về số món giao dịch và giá trị giao dịch); tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng trên 4%. NH Công thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên tổ chức liên kết thanh toán song phương với các NHTM khác như với NH Đầu tư và phát triển, với Kho bạc Nhà nước, với ngân hàng Citibank, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH Deutschebank. Tuy nhiên, sau năm 2005, do sự phát triển của các hệ thống thanh toán nội bộ của một số NHTM lớn (Vietcombank, BIDV, ...), các NHTM nhỏ khác đã thoả thuận để thực hiện thanh toán song phương với các ngân hàng này nhằm tận dụng kênh thanh toán nội bộ của nhau. Đây chính là lý do khiến tỷ trọng các giao dịch thanh toán song phương tăng mạnh trong các năm 2006 và 2007
Thực tế, việc tổ chức liên kết nối mạng thanh toán song phương nhằm mở rộng phạm vi thanh toán, chuyển tiền điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch kể cả về mặt thời gian và phạm vi thanh toán. Đồng thời tạo điều kiện cho bản thân ngân hàng tập trung được nguồn vốn, tăng thu phí dịch vụ góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
e) Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN
Hệ thống TTĐTLNH do NHNN trực tiếp quản lý và thực hiện là Tiểu dựa án xương sống, quan trọng nhất của Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do ngân hàng thế giới tài trợ. Hệ thống gồm 3 cầu phần: (1) Thanh toán giá trị cao (xử lý các món thanh toán giá trị cao (từ 500 triệu đồng trở lên) hoặc các món giao dịch giá trị thấp (dưới 500 triệu đồng) nhưng có yêu cầu chuyển khẩn); (2) Thanh toán giá trị thấp: xử lý các món thanh toán