7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Dịch vụ thanh toán bằng Séc (Chequ e check )
* Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Séc hoặc trả cho người cầm Séc.
Như vậy, Séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn do chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư, hàng hoá, chi phí, dịch vụ,…
* Dịch vụ thanh toán Séc có đặc điểm
- Khách hàng là người mua tự phát hành Séc và tự trao đổi trực tiếp để trả tiền cho người bán, công đoạn này thực hiện ngoài ngân hàng không có sự tham gia của ngân hàng.
- Ngân hàng chỉ làm các dịch vụ theo uỷ quyền của khách hàng về mở tài khoản phát hành Séc cho khách hàng, bán Séc cho khách hàng; quản lý số dư tài khoản và thanh toán Séc khi khách hàng (người bán hàng dịch vụ) nộp vào. Nhờ có dịch vụ này khách hàng mua không phải dùng tiền mặt mà dùng Séc thay thế trực tiếp và người bán nộp Séc vào ngân hàng thay vì nộp tiền mặt vào tài khoản ở ngân hàng để tăng tài sản gửi ngân hàng của mình.
- Séc là có tính thời hạn. Tính thời hạn của Séc được thể hiện ở chỗ: nó chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được quy định tuỳ thuộc vào mỗi nước và cho từng loại Séc riêng biệt.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, việc sử dụng Séc làm phương tiện thanh toán có những ưu điểm: thông qua việc bù trừ các khoản thanh toán, Séc góp phần giảm chi phí giao dịch và cải thiện hiệu quả kinh tế; người mua có
thể sử dụng Séc để thanh toán mà chưa cần ngay lập tức đến sự can thiệp của ngân hàng vì vậy nó có thể được thanh toán mọi nơi, mọi lúc, rất thuận tiện cho người phát hành.
Tuy nhiên, Séc cũng có những hạn chế: thời gian thanh toán Séc thường chậm hơn do phải mất thời gian để mang Séc từ nơi này đến nơi khác, phải nộp Séc vào ngân hàng,..; tính thời hạn của Séc cũng là một hạn chế của Séc do người thụ hưởng bị bắt buộc phải mang Séc đến ngân hàng để thanh toán trong thời hạn, qua thời hạn đó, tờ Séc sẽ không có giá trị.; Séc cũng có nguy cơ rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng,... không sử dụng được; và cuối cùng, do tại thời điểm viết Séc, người trả không biết chính xác số dư tài khoản của mình nên có thể xảy ra trường hợp số tiền ghi trên Séc vượt quá số tiền trên tài khoản hoặc hạn mức thấu chi của người viết Séc, điều này làm cho Séc không thanh toán được ngay và nếu trong thời hạn, số dư trên tài khoản của người phát hành Séc vẫn không đủ, Séc sẽ bị trả lại và lúc đó, thủ tục thanh toán phải được tiến hành lại từ đầu. Rủi ro này đôi khi còn liên quan đến đạo đức của người phát hành Séc.
Séc có nhiều loại, được phân chia theo các tiêu thức khác nhau - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, có các loại Séc: + Séc ký danh, được ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ Séc
+ Séc vô danh, không ghi rõ tên người thụ hưởng trên tờ Séc, bất kỳ ai cầm tờ Séc cũng có thể nhận đủ số tiền ghi trên tờ Séc tại ngân hàng
+ Séc theo lệnh, ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, Séc này được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu.
- Căn cứ vào hình thức thanh toán, có các loại Séc: + Séc tiền mặt, chỉ để dùng nhận tiền mặt tại ngân hàng
+ Séc chuyển khoản, dùng để chuyển khoản bằng cách trích tiền trên tài khoản của người phải trả chuyển sang tài khoản của người được hưởng