Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển tuyên quang (Trang 25 - 26)

6. Bố cục của Luận văn

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội - chính trị

Môi trƣờng kinh tế xã hội có tác động không nhỏ đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Sự phát triển mạnh mẽ của môi trƣờng kinh tế đã tạo ra nhiều biến chuyển về chất lƣợng tiêu dùng và khả năng tích lũy của dân chúng, rất thuận lợi cho sự phát triển thị trƣờng dịch vụ tài chính và là những yếu tố tiềm năng về nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới. Các nghiên cứu kinh tế học đã chỉ ra, một khi nền kinh tế có đƣợc sự tích lũy nhất định, dân chúng sẽ có khả năng sử dụng cũng nhƣ tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính cao cấp và phức tạp hơn. Thông thƣờng, điều đó sẽ bắt đầu từ các sản phẩm dịch vụ cơ bản nhƣ tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm, sau đó dần dần tiếp cận các sản phẩm phức tạp hơn giống nhƣ các sản phẩm quỹ tƣơng hỗ, thẻ tín dụng và các dịch vụ cho vay. Dân cƣ sẽ có nhu cầu rất lớn về các sản phẩm nhƣ các khoản vay mua xe hơi, tài khoản vãng lai, cho vay có đảm bảo. Với các mức thu nhập khác nhau, nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng cũng khác nhau. Ngƣời có thu nhập càng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của họ càng cao, ngƣời có thu nhập thấp thì ít có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Trình độ dân trí cũng có vai trò tác động tới phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thói quen của khách hàng thƣờng thay đổi chậm hơn so với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Họ thƣờng tích lũy tiền mặt và khó thích ứng với việc sử dụng các phƣơng tiện thanh toán nhƣ ATM vì họ cho rằng dùng tiền mặt sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

1.3.1.2. Chính sách của Chính phủ và quy định của pháp luật

Ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ trong nền kinh tế, nên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có những tác động lớn đến hoạt động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, Chính phủ của mỗi quốc gia đều quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua luật pháp. Vì lẽ đó, những thay đổi trong chính sách,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

luật pháp của nhà nƣớc sẽ ảnh hƣởng cả trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách thức quản lý của Chính phủ và những thay đổi về pháp luật vừa mang lại cơ hội để hình thành những nhóm sản phẩm dịch vụ mới, vừa tạo nên những thách thức mới cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

1.3.1.3. Môi trường bên ngoài

Việc gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế WTO, Việt Nam phải thực hiện các cam kết về tự do hóa các loại hình dịch vụ trong đó có dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt với thách thức cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhƣ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, dịch vụ chi trả kiều hối, huy động và cung cấp tín dụng cho các cá nhân...

Ngoài ra sự cạnh tranh âm thầm giữa các ngân hàng thƣơng mại để thu hút khách hàng ngày càng khốc liệt. Muốn khách hàng đến với các sản phẩm của ngân hàng mình thì đòi hỏi các ngân hàng phải có năng lực tài chính tốt, phải có định hƣớng và chiến lƣợc rõ ràng cũng nhƣ phải luôn tạo ra đƣợc những sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng tốt với mức giá rẻ hơn đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển tuyên quang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)