6. Bố cục của Luận văn
4.2.3. Giải pháp phát triển Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của BIDV Tuyên Quang nói riêng và BIDV Việt Nam nói chung luôn đƣợc đánh giá cao, khi ngân hàng luôn là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất cả nƣớc, có các hoạt động đảm bảo mức rủi ro tài chính thấp, tuân thủ theo các quy định đánh giá tín dụng của các tổ chức trong và ngoài nƣớc. Cũng qua nghiên cứu, có thể thấy, năng lực tài chính có ảnh hƣởng tới hoạt động phát triển dịch vụ bán lẻ tại chi nhánh. Do đó, trong thời gian tới, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và hạn chế những vấn đề tồn tại về năng lực tài chính của ngân hàng là công việc cần đƣợc lãnh đạo Chi nhánh quan tâm trong thời gian tới.
- Tăng cƣờng nguồn vốn phục vụ hoạt động phát triển, triển khai dịch vụ bán lẻ. Trong đó có thể có các nguồn vốn tự có từ nguồn nội bộ, chủ yếu là lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này giúp ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trƣờng vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngoài, đồng thời không làm loãng quyền kiểm soát của ngân hàng cũng nhƣ không đe dọa đến việc mất quyền kiểm soát của cổ đông hiện hữu.
- Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cƣờng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.
- Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng hoạt động tín dụng: Chi nhánh cần rà soát lại quy chế, quy trình thẩm định, từ xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời tăng cƣờng hoạt động của phòng xử lý nợ quá hạn, ủy ban quản lý tài sản nợ-có, thƣờng xuyên theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên tín dụng, chất lƣợng thẩm định và xét duyệt tín dụng; cải thiện hệ thống thông tin quản lý khách hàng và kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-Nghiên cứu phân tách các chi phí, thu nhập liên quan tới hoạt động bán lẻ để xác định hiệu quả của từng loại hình dịch vụ bán lẻ (chi tiết theo từng loại hình dịch vụ, từng sản phẩm dịch vụ) để từ đó có các biện pháp cụ thể nâng cao chất lƣợng dịch vụ và hiệu quả hoạt động.
-Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng cá nhân để thẩm định, phân tích và định lƣợng rủi ro, quyết định cấp hạn mức tín dụng hoặc hạn mức các khoản vay độc lập cho từng khách hàng.
-Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ. Giảm thiểu các rủi ro tín dụng, thị trƣờng, hoạt động. Áp dụng hiệp ƣớc Basel II một cách triệt để trong hoạt động của ngân hàng. Tăng cƣờng công tác nghiên cứu dự báo tại chi nhánh để quản lý rủi ro thị trƣờng. Hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, hệ thống lƣu trữ, dự phòng dữ liệu liên tục để giảm thiểu rủi ro hoạt động. Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng, bảo đảm tách bạch giữa chức năng kinh doanh (quan hệ khách hàng) và chức năng quản lý rủi ro tại chi nhánh nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản lý rủi ro. Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng bán lẻ nhƣ: tìm hiểu nghiên cứu kỹ khách hàng để nhận ra các dấu hiệu rủi ro; nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng; nâng cao hình thức bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng; mở rộng quan hệ tín dụng nhằm phân tán và bù đắp rủi ro nhƣ cho vay đồng tài trợ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tránh dồn vốn,...; đào tạo và bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất của cán bộ tín dụng; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.