Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giáo dục HSDT nội trú trong quá

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 84 - 88)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giáo dục HSDT nội trú trong quá

quá trình học tập và sinh hoạt tại trường

* Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, các bộ phận chức năng trong việc quản lý NSVH của HSDT nội trú và tổ chức giáo dục, rèn luyện cho HS trên các mặt như giao tiếp, ứng xử, nếp sống, học tập, vui chơi giải trí…

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

a, Tổ chức quản lý giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống, NSVH cho HSDT nội trú.

Học sinh trường PT Vùng cao Việt Bắc được tuyển thẳng vào trường không qua thi tuyển, là các em học sinh đã tốt nghiệp ở các trường THCS hoặc các trường DTNT huyện đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc. Hầu hết các em đều là con em của các đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở các vùng có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển …. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống, NSVH cho HSDT cần có những kế hoạch, biện pháp, phương pháp cụ thể như:

- Đảng ủy, BGH có kế hoạch chỉ đạo các phòng ban chức năng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS ngay từ khi nhập học vào trường. Quán triệt đầy đủ các quy định, quy chế và mục đích, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường.

- Phòng CTHS,SV-AN thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cần phải nắm chắc đối tượng để xây dựng kế hoạch đảm bảo mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức giáo dục sao cho phù hợp, đạt chất lượng và hiệu quả.

- Giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho HS cần được tổ chức thường xuyên thông qua các hoạt động của các tổ chức đoàn thể của nhà trường, của các phòng ban, tổ chuyên môn,… với những nội dung hoạt động phong phú đa dạng, dễ làm, dễ hiểu, gắn với các phong trào thi đua chào mừng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, thu hút được tham gia của HS.

b, Kế hoạch hóa các hoạt động trong năm, tăng cường các hoạt động thi đua, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật

- Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, PQS xây dựng kế hoạch hàng tuần, tháng, quý, phân công nhiệm vụ cho các cán bộ PQS và triển khai đến toàn thể HS ở KTX qua hệ thống bảng tin, phát thanh, đội ngũ trưởng phòng, trưởng nhà. Thông báo kế hoạch phối hợp với các phòng ban, tổ chuyên môn, hội đồng chủ nhiệm, GVCN trong toàn trường biết và tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự hỗ trợ của các đơn vị trong toàn trường.

- Thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh, xử lý kịp thời những tồn tại, nhược điểm xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch. Phát động phong trào thi đua trong HS thực hiện phòng ở văn hoá, lao động tình nguyện…..,thường xuyên kiểm tra HS thực hiện các phong trào, đề nghị tuyên dương, khen thưởng, kỷ luật những cá nhân, tập thể kịp thời. Có chế độ khen thưởng đột xuất những HS tốt, có nhiều đóng góp cho phong trào để động viên và nhân điển hình tiên tiến.

- PQS cần đề nghị lãnh đạo nhà trường kịp thời động viên, khuyến khích về vật chất, tinh thần cho tập thể, cá nhân CBGV, HS tham gia quản lý NSVH của HSDT nội trú, khuyến khích CBGV, HS đóng góp ý kiến xây dựng KTX văn hoá, sạch, đẹp, an toàn.

- Quyết định các hình thức kỷ luật HS cần phải xem xét sự việc một cách khách quan, toàn diện, cụ thể, không phiến diện, định kiến hẹp hòi để tránh những quyết định thiếu tính thuyết phục, thiếu cơ sở, thiếu nhân văn…và nhằm tạo cơ hội để HS được sửa chữa, phấn đấu. Hạn chế đến mức thấp nhất việc trục xuất HS ra khỏi KTX, bởi trách nhiệm của cán bộ PQS phải phối hợp với GVCN, gia đình HS, các đoàn thể để giúp HS thấy được những khiếm khuyết, nhược điểm, lỗi lầm và khắc phục, sửa chữa thói quen xấu, từng bước hình thành thói quen tốt, nếp sống lành mạnh.

- Việc kế hoạch hóa các hoạt động trong năm, tăng cường các hoạt động thi đua, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật giúp PQS chủ động trong công việc, động viên khuyến khích cán bộ, nhân viên, HS ở KTX thi đua thực hiện tốt nội dung, kế hoạch đã đề ra, đồng thời giúp HS nắm được nội dung kế hoạch, sắp xếp thời gian hợp lý để tham gia có hiệu quả, chất lượng, rèn luyện tính kế hoạch trong công việc, hình thành NSVH trong công việc hàng ngày. Huy động được các lực lượng trong toàn trường tham gia góp ý, xây dựng KTX sạch, đẹp, an toàn để quản lý NSVH của HS hiệu quả hơn.

c, Đẩy mạnh hoạt động của Ban tự quản HS trong KTX, nâng cao ý thức tự quản, tự rèn của mỗi HS để góp phần thực hiện NSVH của HSDT nội trú

- Ban tự quản HS ở KTX đã được thành lập theo điều 13 chương IV, qui chế công tác HS,SV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (ban hành kèm theo thông tư số 27/2011/ TT - BGD&ĐT). Qui chế đã quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cán bộ quản lý KTX như sau: “Định kỳ phối hợp với Ban tự quản HSSV nội trú, tổ chức kiểm tra HSSV nội trú thực hiện quy chế và nội quy phòng ở cũng như trong khu nội trú. Tổ chức làm vệ sinh môi trường trong KTX…”. [12].

- Ban tự quản HS đã được bầu chọn từ những HS tiêu biểu có uy tín, năng lực, nhiệt tình, khả năng tổ chức các hoạt động cho HS, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của HS để đề xuất với nhà trường, PQS, Đoàn TN, nhằm tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của HS. Nhà trường cần có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời về vật chất, tinh thần, chuẩn bị các CSVC cần thiết tạo điều kiện thuận lợi để Ban tự quản HS tổ chức hoạt động do nhà trường, PQS giao cho một cách hiệu quả.

- Ban tự quản HS là lực lượng nòng cốt để tổ chức các phong trào, việc xây dựng các tổ tự quản ở các dãy nhà, tầng nhà có nhiệm vụ giúp Ban tự quản HS tổ chức theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở HS chấp hành nội quy, nề nếp ở KTX, qua đó phát huy được tính tự chủ, tự giác của từng thành viên ở KTX khi được phân công tham gia những hoạt động chung.

- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho Ban tự quản HS, các tổ tự quản, trưởng phòng, trưởng nhà nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của lực lượng này trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức tự quản, tự rèn cho HS ở KTX.

- Đẩy mạnh được hoạt động của Ban tự quản HS sẽ giúp PQS có nhiều thời gian nghiên cứu xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động, có thời gian thực hiện các công tác đối ngoại, tìm kiếm các giải pháp để cải tiến các hoạt động ở KTX, trực tiếp chỉ đạo Ban tự quản HS hoạt động, đồng thời tạo điều kiện giúp HS thể hiện khả năng tự quản, tổ chức hoạt động phong trào giúp PQS quản lý NSVH của HS ở KTX.

- Các phòng ban, tổ chuyên môn, GVCN và các đoàn thể phối hợp đẩy mạnh việc nâng cao ý thức tự quản của HS trong các hoạt động phong trào, nghiêm túc chấp hành nội quy, nề nếp KTX, tự giác tham gia các hoạt động do trường tổ chức. Phát

huy tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ của bản thân khi sống, học tập, rèn luyện tại KTX, thường xuyên rèn luyện ý thức “ Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và theo nội quy nhà trường.

- Nâng cao ý thức tự quản, tự rèn của mỗi HS giúp Đoàn TN, các phòng ban, tổ chuyên môn, GVCN, PQS có thể tổ chức các hoạt động, triển khai, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch một cách thuận lợi, giúp HS biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, hình thành nhân cách HS, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, lòng tự trọng, tự khẳng định mình, tính tự giác, tự quản của HS trong các hoạt động, sẵn sàng thực hiện tốt những công việc ngay cả khi không có sự giám sát của mọi người.

d, Tiếp tục cải tiến nội dung, hình thức quản lý NSVH của HSDT nội trú

- Thường xuyên cập nhật nội dung, hình thức hoạt động phong phú, hấp dẫn, sát thực tế, gần cuộc sống đời thường của HS ở KTX để tổ chức cho HS. Các hoạt động VHVN, TDTT, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm,… là nơi thu hút các em tham gia một cách lành mạnh, HS sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý, đồng thời rèn luyện thêm khả năng của bản thân trên lĩnh vực VHVN, DTT, kỹ năng giao tiếp ,…đây cũng là một lợi thế cho những HSDT sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ vào học các trường đại học, cao đẳng. Và hơn thế nữa, NSVH của HS ít nhiều cũng được thể hiện thông qua việc: tham gia các hoạt động, chuẩn bị nội dung, hình thức, trang phục, biểu diễn, giao tiếp và ứng xử với thầy cô, bạn bè.

- Định kỳ tổ chức các cuộc thi VHVN, TDTT, giao lưu ở KTX,… duy trì thành các hoạt động truyền thống ở KTX giúp HS các khối có sân chơi lành mạnh, bổ ích và có dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hiểu biết, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và mỗi HS có điều kiện thể hiện khả năng của mình trên các lĩnh vực hoạt động.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để HS hiểu được những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời nắm bắt thông tin thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế, học hỏi những gương người tốt, việc tốt, những nếp sống tốt ở trong và ngoài KTX của HS.

- Quy hoạch hệ thống bảng tin để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục; học hỏi kinh nghiệm tuyên truyền ở KTX các trường trong và ngoài tỉnh. Đây là vấn đề PQS trường PT Vùng cao Việt Bắc cần quan tâm hơn trong thời gian tới để

HS cập nhật thông tin, nâng cao nhận thức và nắm tình hình thời sự trong và ngoài tỉnh hàng ngày, tránh trường hợp HS trường PT Vùng cao Việt Bắc cách thành phố Thái Nguyên 5 km nhưng lại nghèo thông tin và thiếu hiểu biết thế giới bên ngoài.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để biện pháp được thực hiện có hiệu quả cần thực hiện các điều kiện sau: - Đảng bộ và lãnh đạo nhà trường cần phải có sự thống nhất cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận chức năng trong nhà trường, luôn có sự phối hợp chặt chẽ, hài hoà để triển khai và tổ chức thực hiện.

- Sự tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi của đội ngũ CBQL và CBGV, GVCN và đặc biệt là cán bộ phòng CTHS,SV – AN về việc quản lý, giáo dục HSDT nội trú thực hiện NSVH.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)