Các chủ thể quản lý NSVH của HSDT nội trú

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 58 - 62)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.3.1. Các chủ thể quản lý NSVH của HSDT nội trú

Quản lý nề nếp sinh hoạt cũng như NSVH của HSDT là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý HS ở các trường nội trú, góp phần đào tạo toàn diện HS. Do

vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, BGH nhà trường, sự phối hợp tổ chức, kiểm tra, duy trì thường xuyên các hoạt động của các phòng, ban, tổ chuyên môn, GVCN, các tổ chức đoàn thể, sự điều hành trực tiếp của PCTHSSV – AN nhằm tuyên truyền và quản lý NSVH của HS ở KTX, đặc biệt là sự nỗ lực của chính mỗi HS để ngăn ngừa các hành vi vi phạm NSVH theo quy định của nhà trường, từng bước hình thành thói quen và NSVH cho mỗi HS khi tham gia học tập tại các giờ chính khoá và giờ tự học ở KTX.

Kết quả khảo sát khối CBGV và khối HS về tác động của các chủ thể quản lý đến NSVH của HSDT nội trú được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Các chủ thể quản lý tác động đến NSVH của HSDT nội trú

STT Các chủ thể quản lý KHỐI HS

KHỐI CBGV

K10 K11 K12 TB chung TB chung

1. Ban giám hiệu 2,46 2,44 2,40 2,43 2,51

2. Phòng công tác HS, SV, AN 2,70 2,85 2,90 2,81 2,90

3. Các phòng ban, tổ chuyên môn 2,20 2,28 2,49 2,32 2,45

4. GVCN 2,95 2,73 2,95 2,84 2,95

5. HS đang ở trong KTX 2,71 2,83 2,84 2,79 2,80

(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Rất ít; 1,51 - 2,50 : Có nhưng ít; 2,51 - 3,0: Nhiều) Theo số liệu thống kê, chúng tôi thấy các chủ thể quản lý được CBGV và HS đánh giá có tác động nhiều đến NSVH của HS ở KTX xếp theo thứ tự: GVCN, phòng CTHS,SV – AN, và HS đang ở KTX.

Sự nhất trí của khối CBGV và HS về GVCN có ảnh hưởng nhiều đến NSVH của HS ở KTX là có cơ sở; vì nếu xem KTX là ngôi nhà thứ hai của HSDT nội trú thì thầy, cô giáo chủ nhiệm được xem như là người cha, người mẹ thứ hai, người luôn ở bên các em chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, là người thân gần nhất khi các em sống xa gia đình.

Trong trường dân tộc nội trú, GVCN là những người được ví như những vị nhạc trưởng chỉ huy dàn hợp xướng bằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý, là lực lượng nồng cốt để xây dựng và phát triển tập thể HS, là người được hiệu trưởng tín nhiệm giao trách nhiệm quan trọng trong công tác quản lý HS.

Theo kết quả khảo sát, khối CBGV đã đánh giá GVCN ở trường dân tộc nội trú có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NSVH cho HSDT. Người GVCN giỏi là người biết tổ chức tốt các phong trào thi đua trong mỗi cá nhân và tập thể, tạo động lực phấn đấu vươn lên cho HS. Không giáo án, không công thức, không bài giảng mẫu, song mỗi GVCN đều tìm cho mình một cách làm hợp lý để đạt được mục tiêu đã đề ra. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của HS đến nhà trường, là cầu nối giữa các môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Bên cạnh những GVCN tích cực, có tinh thần trách nhiệm thì vẫn còn một số ít GVCN chưa hoàn thành công việc của mình.

Ngoài các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô trong PQS cũng là những người thường xuyên tiếp xúc HS hàng ngày, hàng tuần, theo dõi, nhắc nhở, động viên HS tham gia các hoạt động ở KTX. Sau ba năm ở tại KTX có thể thấy đa số các em có nhiều tiến bộ so với năm đầu tiên đến ở nội trú tại trường biểu hiện cụ thể như: tác phong nhanh nhẹn, giao tiếp, ứng xử linh hoạt, cách sinh hoạt hàng ngày đã phù hợp với một NSVH lành mạnh.

Có thể thấy vai trò quan trọng và tác động rất lớn của PQS đến NSVH của HSDT ở KTX. Tuy vậy, qua thực tế trao đổi và quan sát, chúng tôi nhận thấy trong quá trình công việc, một số cán bộ trong PQS cũng có ít nhiều những quyết định chưa phù hợp với tình hình quản lý KTX, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS, đôi lúc thiếu tính năng động, sáng tạo và chưa tiếp thu đầy đủ các ý kiến của HS, góp ý của các phòng ban chức năng, của hội đồng chủ nhiệm, hay của các GVCN. Đây là hạn chế mà PQS cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong quá trình ăn ở, học tập, tham gia các hoạt động ở KTX, bản thân mỗi HS vừa là khách thể quản lý, vừa là chủ thể quản lý thông qua các hoạt động tự quản, tự chịu trách nhiệm hàng ngày của mình. Khối CBGV và khối HS đánh giá HS - với vai trò chủ thể quản lý có tác động nhiều đến NSVH của HS. Thật vậy, trong thời gian ở tại KTX, nhiều HS đã chứng tỏ được sự năng động, sáng tạo, tính tự lập, tự giác thực hiện các nhiệm vụ của người HS trong trường dân tộc nội trú, ý thức tự quản, tự chịu trách nhiệm ngày một nâng cao thể hiện qua từng hoạt động, hành vi, nếp sống hàng ngày, …Tuy nhiên, trong KTX cũng có một số HS chưa

quen nếp sống nội trú, chưa có ý thức tự quản, tự rèn luyện, do vậy, đã có hành vi vi phạm nội quy ở KTX, một số HS có những biểu hiện lệch lạc, thiếu lành mạnh trong quan hệ, giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt cá nhân… thậm chí có HS vi phạm nội quy và nhận hình thức kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo trước toàn trường; có một số HS phải rèn luyện trong hè tại địa phương hoặc bị cảnh cáo trước hội đồng kỷ luật nhà trường.

Như vậy, có thể thấy những quyết định dẫn đến sự tiến bộ, cũng như tiêu cực của HS phần lớn thuộc về khả năng tự ý thức, tự chịu trách nhiệm, tự quản, tự giáo dục của mỗi HS - với vai trò là chủ thể quản lý trong suốt quá trình phấn đấu và rèn luyện tại trường.

Với chủ thể quản lý là Ban giám hiệu (Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng), khối CBGV đánh giá BGH có tác động nhiều đến NSVH của HS ở KTX. Thực tế quan sát cho thấy, BGH tuy không thường xuyên gặp mặt HS ở KTX (trừ các hoạt động lễ, hội do trường tổ chức) nhưng trong các giờ chào cờ, các buổi học tập chính trị hoặc các buổi giao lưu về kỹ năng sống, hướng nghiệp… BGH thường xuyên chỉ đạo các phòng ban và đặc biệt là PQS làm tốt công tác giáo dục NSVH cho HS, luôn tạo điều kiện để PQS tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện HS, đồng thời quyết định khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào do KTX phát động như: phòng ở văn hoá, cá nhân thực hiện xuất sắc nội quy, nề nếp tại KTX,…Tuy nhiên, đôi lúc do bận rộn nên chưa có các giải pháp hiệu quả để nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS ở KTX, do vậy, khối HS đánh giá Ban giám hiệu có tác động chưa nhiều đến NSVH của HS ở KTX.

Các trưởng phòng, tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc lãnh đạo, quản lý và điều hành toàn diện các hoạt động của tổ, phòng. Thực hiện nhiệm vụ chính trị và các nhiệm vụ khác theo nghị quyết của Đảng bộ nhà trường, chỉ đạo của Hiệu trưởng và nghị quyết của chi bộ.Trực tiếp chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý điều hành giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt khoa học chuyên môn của tổ bộ môn, hoàn thiện chương trình, bài giảng và một số công việc khác.Tổ chức lao động, bố trí sắp xếp nhân sự hợp lý phục vụ cho công tác của tổ, phòng. Phân công, phân nhiệm cho các thành viên trong tổ, phòng.

Trên thực tế, một số phòng, tổ chuyên môn chưa thấy hết nhiệm vụ của mình, chưa thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, động viên các tổ viên phối hợp quản lý HS ở KTX. Do vậy, khối CBGV, khối HS đánh giá sự tác động của các phòng, tổ chuyên môn đến NSVH của HS ở KTX chưa cao.

Ngoài các chủ thể nêu trên, qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của khối CBGV và HS, chúng tôi nhận thấy: gia đình cũng là chủ thể quản lý có ảnh hưởng tích cực đến việc quản lý NSVH của HSDT ở KTX. Chúng ta đều biết, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá do Bộ Văn hoá - Thông tin phát động được coi là công tác trọng tâm của cuộc vận động xây dựng NSVH hiện nay; bởi vì: “Gia đình là hình ảnh thu nhỏ, là hạt nhân, tế bào của của XH, gia đình là trường học đầu tiên của con người giữ vai trò giáo dục con người từ thuở ấu thơ cho đến khi từ giã cuộc đời, là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc, là cầu nối giữa cá nhân và XH” [6]; những lời nhắc nhở, khuyên bảo của cha mẹ, anh, chị có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm, làm chuyển biến thái độ, thói quen không tốt của HS đang ở KTX; do vậy, gia đình được xem là chủ thể quản lý có tác động rất nhiều đến NSVH của HSDT nội trú.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)