Biện pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT để nâng cao

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 89 - 91)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức tốt các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT để nâng cao

cao hiệu quả quản lý NSVH cho HSDT nội trú

* Mục tiêu của biện pháp

- Mục tiêu của biện pháp này là thu hút tất cả cán bộ, giáo viên và các em HS cùng tham gia vào các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, tập võ dân tộc, tập thể dục thẩm mỹ...

- Tổ chức các giải thi đấu thể thao, các giải văn nghệ trong nhà trường nhân dịp những ngày lễ lớn. Các cuộc thi VHVN, TDTT nhằm giúp các em HS có đời sống tinh thần phong phú, tránh xa các tệ nạn xã hội.

* Nội dung và biện pháp thực hiện

- Đội văn nghệ thanh niên xung kích của nhà trường tích cực luyện tập có hiệu quả hơn; các đội bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, đá cầu tăng cường tham gia thi đấu.

- Tổ chức các chương trình giao lưu VHVN, TDTT giữa các khối, c á c l ớ p trong trường, tham gia thi văn nghệ với khối các trường chuyên nghiệp, giao lưu với các đơn vị kết nghĩa như tiểu đoàn hoá học 23 vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

- Tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện để các chi đoàn lao động làm sạch môi trường, cảnh quan nhà trường và KTX.

- Tổ chức phong trào "lá lành đùm lá rách" quyên góp tiền bạc, vật chất ủng hộ đồng bào gặp khó khăn, thiên tai lũ lụt trong tỉnh, trong cả nước.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật cho HS như; Luật an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, ma tuý học đường, nạn buôn bán người... Tổ chức cho HS ký cam kết không tham gia vận chuyển tàng trữ, buôn bán pháo nổ, ma tuý, không thử, không sử dụng các chất ma tuý.

Việc tổ chức quản lý NSVH cho HSDT nội trú có hiệu quả nhất đó chính là biện pháp thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút đông đảo HS tham gia. Qua khảo sát những biện pháp này được cán bộ quản lý, GV, cán bộ quản PQS đánh giá về mức độ cần thiết như sau:

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức hoạt động phong trào cho HSDT nội trú

STT Các biện pháp

Ý kiến của khối HS (350) Ý kiến của khối GV(50)

Rất cần Cần Không cần Rất cần Cần Không cần

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1. Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT

198 56,5 105 30 47 13,5 29 58 20 40 1 2

2. Tổ chức các hoạt động giao lưu trao đổi kinh nghiệm về tự quản, nếp sống, vệ sinh phòng ở, vệ sinh cá nhân 280 80 70 20 0 0 39 78 10 20 1 2 3. Ngăn chặn phòng chống các biểu hiện sinh hoạt văn hoá không lành mạnh

320 91,4 30 8,6 0 0 0 100 0 0 0 0

4. Phòng quản sinh, ban tự quản tham gia vào công tác quản lý các hoạt động phòng trào của HS

213 60,8 135 38,5 2 1,2 30 60 20 40 0 0

5. Tổ chức đoàn thanh niên, tham gia vào công tác quản lý các hoạt động phong trào của sinh viên

194 55,2 156 44,8 0 0 35 70 15 30 0 0

6. Đầu tư trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao.

Qua kết quả khảo sát ở bảng mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức hoạt động phong trào cho HSDT nội trú cho thấy: tổ chức cho HS tham gia các hoạt động phong trào VHVN, TDTT ở khu nội trú ký túc xá là rất cần thiết, là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với HSDT nội trú. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng biện pháp này là rất cần thiết, chiếm trên 75% số người được hỏi. Đây chính là nguyện vọng của HS, những nhu cầu hoạt động chính đáng để các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử và kỹ năng sống để các em tự tin bước vào các trường ĐH. Do đó, nhà trường cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức tốt các hoạt động sau đây để nâng cao năng lực giao tiếp cho HS, giáo dục HS ý thức trách nhiệm của mình với môi trường xung quanh, với cộng đồng xã hội, cụ thể:

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp này cần phải có các điều kiện sau:

- Để tổ chức thường xuyên các hoạt động phong trào VHVN, TDTT cần nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ, giáo viên của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, đặc biệt được sự đồng tình ủng hộ, tham gia tích cực của toàn thể HS trong nhà trường.

- Muốn hoạt động có hiệu quả cần phải đổi mới nội dung, hình thức, cách thức tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng mới thu được hiệu quả cao trong công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)