Khái quát về lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 42 - 43)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển

Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc được Khu ủy và ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc thành lập vào đầu năm 1957 (khi đó mang tên là Trường Thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc). Sự ra đời của Trường là thể hiện chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo cơ hội học tập cho con em các dân tộc thiểu số vùng cao. Đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên lúc đầu chỉ có hơn chục người với hơn 30 học sinh là con em các dân tộc Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Sán chí, Bu-Y,... ở 6 tỉnh của Khu tự trị Việt Bắc được tập trung về học theo chương trình phổ thông cấp I. Quy mô trường lớp nhỏ, đơn sơ.

Từ tháng 9/1959 cùng với sự phát triển của trường thiếu nhi rẻo cao, ở Việt Bắc còn có trường Bổ túc Công nông đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Vào năm 1970, Khu ủy, UBHC Khu và Sở Giáo dục Việt Bắc nhận thấy mục tiêu đào tạo của hai trường là như nhau chỉ khác đối tượng tuyển sinh nên quyết định hợp nhất hai trường và lấy tên chung là Trường Bổ túc công nông và Phổ thông Vùng cao Khu tự trị Việt Bắc. Đến năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, khu tự trị Việt Bắc giải thể.

Ngày 9 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Giáo dục ra quyết định số 1134/QĐ tiếp nhận nhà trường và ngày 12/3/1977 với quyết định số 134/QĐ Trường được đổi tên thành Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc cho đến ngày nay.

Cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, trường đã cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đưa nhà trường vượt qua nhiều giai đoạn thử thách để đứng vững và phát triển.

Từ sau năm 2004 , quy mô đào tạo của nhà trường được giữ vững và phát triển cả về số lượng và chất lượng, CSVC ngày càng được củng cố hoàn thiện theo hướng hiện đại, Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng do vậy giao thêm nhiệm vụ dạy hệ Dự bị Đại học Dân tộc cho trường từ năm 2003 với chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.

Về công tác đối ngoại: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo nhà trường mở nhiều lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng và cán bộ quản lý các trường DTNT của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến học tập; đồng thời hàng năm cử cán bộ, giáo viên sang giảng dạy tại Lào.

Nhà trường cũng thường xuyên được đón tiếp các chuyên gia giáo dục của các nước đến thăm quan, trao đổi kinh nghiệm và cử cán bộ giáo viên của trường đi học tập và công tác tại nước ngoài theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT.

Về thành tích đào tạo: 55 năm qua đã giáo dục, đào tạo trên 14.000 học sinh là con em của 32 dân tộc thiểu số thuộc 21 tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra. Trên 9.000 học sinh đã vào học ĐH, CĐ (có 280 em học ở nước ngoài), số còn lại vào học THCN hoặc dạy nghề, một số ít trở về làm việc tại địa phương và bổ sung vào đội ngũ cán bộ cốt cán của thôn bản. Trong số các học sinh đã ra trường nhiều người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương, bác sỹ, kỹ sư, nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học... góp phần xây dựng miền núi giàu mạnh.

Về phần thưởng cao quý:

* Vinh dự đón 3 lần Bác Hồ về thăm (1960, 1962, 1964) * 01 Huân chương Lao động Hạng Ba (1983)

* 01 Huân Chương Lao động Hạng Hai (1989) * 01 Huân chương Lao động Hạng Nhất (1997) * 01 Huân chương Độc lập Hạng Ba (2002)

Nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước về thăm và làm việc tại trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)