Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong sinh hoạt cá nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 54 - 121)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.2.5. Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong sinh hoạt cá nhân

Qua quá trình tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, nắm bắt thông tin, giữ gìn vệ sinh môi trường,.. những biểu hiện thường thấy ở HSDT đó là: ý thức, thái độ tham gia các hoạt động phong trào, trách nhiệm đối với cộng đồng, XH, kỹ năng hoạt động, khả năng giao tiếp, xử lý vấn đề, …

Chúng tôi tìm hiểu thực trạng NSVH của HSDT nội trú trong sinh hoạt cá nhân thông qua việc khảo sát bằng phiếu thăm dò, kết quả thu được ở bảng 2.6:

Bảng 2.6: Những biểu hiện NSVH của HSDT nội trú trong sinh hoạt cá nhân

STT Những biểu hiện NSVH của HSDT ở KTX trong sinh hoạt cá nhân

KHỐI HS KHỐI CBGV K10 K11 K12 TB chung TB chung

1. Sắp xếp thời gian tham gia hoạt

động văn thể một cách hợp lý 2,66 2,68 2,55 2,63 2,42 2. Xem thời sự để nắm bắt thông tin

hàng ngày 2,34 2,43 2,36 2,38 2,23

3. Xem báo hàng ngày để cập nhật

thông tin 2,44 2,32 2,31 2,36 2,24

4. Giữ vệ sinh chung tại nơi ở 3,50 3,47 3,43 3,47 3,15 5. Ăn mặc gọn gàng sạch đẹp 3,22 3,38 3,44 3,35 3,34 6. Đi ngủ đúng giờ quy định 2,55 2,47 2,36 2,46 2,51 7. Ý thức bảo vệ tài sản của KTX 3,29 3,33 3,15 3,26 3,26

(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Hiếm khi; 1,51- 2,5: Ít thường xuyên; 2,51- 3,5: Thường xuyên; 3,51 - 4: Rất thường xuyên).

Khối HS và khối CBGV đánh giá việc ăn mặc gọn gàng sạch đẹp, giữ vệ sinh chung, có ý thức bảo vệ tài sản của KTX ở mức độ thường xuyên, đây là nề nếp sinh hoạt hàng ngày của HS, phần đông các em đã có ý thức trong việc sắp xếp vật dụng trong phòng ở ngăn nắp, gọn gàng, giữ vệ sinh nơi công cộng, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến việc rèn luyện cho HS tác phong, nề nếp một cách thường xuyên, liên tục trong thời gian học tập tại trường và sinh hoạt tại KTX.

Tuy vậy, qua thực tế quan sát, chúng tôi thấy vẫn còn một số hạn chế như: một bộ phận HS ăn mặc chưa đúng quy định của trường như nhuộm tóc, mặc quần bò, áo 2 dây, sơn móng chân, móng tay, trang điểm, ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường chưa được tốt, vẫn còn hiện tượng HS không ném rác vào thùng rác, một số ít xả rác ngay ra sân KTX. Các phòng ở của HS nam còn bẩn, luộm thuộm, ngủ dậy không gấp chăn màn, không phân công trực phòng, còn đùn đẩy nhau làm vệ sinh phòng. Có lẽ vì ảnh hưởng nề nếp sinh hoạt khi còn ở nhà nên HS chưa thấy trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn vệ sinh phòng ở, nơi công cộng, trong khuôn viên KTX.

Bên cạnh nội quy đã đặt ra cùng với sự thường xuyên nhắc nhở của phòng CTHS,SV - AN, đa số HS có ý thức bảo vệ tài sản của KTX. Một bộ phận HS cần phải được giác ngộ hơn trong việc giữ gìn tài sản cá nhân, đặc biệt là tăng cường giáo dục HS bảo vệ các công trình công cộng, chăm sóc cây cảnh, giữ phòng ở, hành lang, cầu thang, khuôn viên KTX sạch sẽ, đồng thời có thái độ kiên quyết phê bình những HS thiếu ý thức bảo vệ của công, vứt rác bừa bãi, vẽ bậy, viết bẩn lên tường, bảng tin của KTX. Khối HS và khối CBGV đều đánh giá việc xem thời sự, xem báo để nắm bắt thông tin hàng ngày là có nhưng ít thường xuyên. Thực tế cho thấy, vì KTX chỉ mở TV cho HS vào tối thứ 7 nên đa số HS không có điều kiện được theo dõi các vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước và thế giới, do vậy không kịp thời nắm bắt thông tin, sự nhận thức và hiểu biết về các vấn đề đời sống XH còn nhiều hạn chế.

Qua quan sát ở KTX, chúng tôi chỉ thấy có 1 tivi 21 inch ở phòng quản sinh, 1 tivi trong phòng dành cho HS xem, thời gian mở cửa từ 19 giờ 23 giờ tối thứ 7, các tối khác trong tuần không mở ti vi. Đa số HS đến phòng này để xem phim là chính, chương trình thời sự, chuyên đề về giáo dục, công nghệ thông tin, môi trường… thì hầu như HS không xem.

Về hệ thống bảng tin, KTX có 1 bảng tin để thông báo tình hình KTX, song chưa có 1 bảng tin chuyên dán báo Tiền Phong hay báo Thái Nguyên để HS nắm thông tin kịp thời. Như vậy, việc thiếu CSVC cũng như thiếu quy hoạch những phương tiện cần thiết (bảng tin, loa phát thanh, TV…) phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục HS ở KTX là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến NSVH, thói quen đọc báo, nắm bắt thông tin hàng ngày của HS ở KTX. Bên cạnh đó cũng cần nhắc đến sự nỗ lực, tự thân vận động của HS để tìm kiếm thông tin hàng ngày ở thư viện, thư viện điện tử của nhà trường. Về việc này, nhà trường nên xem xét xây dựng 1 phòng Internet tại KTX, bố trí thêm TV ở nhà ăn, căng tin, một số dãy nhà để HS có thể cập nhật thông tin kịp thời.

Riêng vấn đề sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động TDTT một cách hợp lý, khối CBGV đánh giá ở mức ít thường xuyên; thực tế quan sát ở KTX, chúng tôi thấy, vào các buổi chiều trong ngày, HS đã rất tích cực tham gia các môn: bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ, tập võ dân tộc, tập thể dục thẩm mỹ …trên tất cả các sân tập của KTX; do thời gian có hạn nên HS tham gia luyện tập không nhiều. Tuy vậy, cũng cần lưu ý một số ít HS chỉ thích luyện tập TDTT mà xao lãng việc học, ảnh hưởng đến kết quả học tập của cá nhân.

Về hoạt động VHVN, khi trao đổi với HS ở KTX, chúng tôi được biết: HS rất ham thích các loại hình hoạt động VHVN do trường tổ chức. Bên cạnh việc thưởng thức âm nhạc, HSDT rất muốn thể hiện khả năng của chính mình; như múa những điệu múa dân tộc, thổi sáo, thổi khèn, hát then…thực tế khi tham gia các hoạt động VHVN, HS cũng rất mạnh dạn, sáng tạo trong việc, dàn dựng chương trình, nội dung, hình thức khá phong phú, đa dạng, hấp dẫn.

Hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, ngày Quốc tế phụ nữ 8.3…đặc biệt là chương trình “Chào năm mới” được diễn ra vào đêm 31.12,. Tết của người Mông.. được HS nhiệt tình hưởng ứng; chúng tôi nghĩ: đây là hoạt động lành mạnh, một nhu cầu chính đáng của HS cần được duy trì để HS phát huy năng lực của mình. Chính vì vậy, khối HS đánh giá việc sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động văn thể một cách hợp lý của HS ở mức độ thường xuyên.

Việc đi ngủ đúng giờ qui định (23g) luôn được PQS quan tâm và theo dõi gắt gao, khối CBGV và khối HS đánh giá vấn đề đi ngủ đúng giờ quy định của HS ở mức ít thường xuyên, thực tế, việc về phòng ngủ đúng giờ quy định sẽ giúp cho PQS quản lý chặt chẽ số HS của từng phòng nhằm đảm bảo anh ninh trật tự của KTX, đồng thời đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, tự học của HS. Tuy vậy vẫn không ít HS vi phạm nội qui KTX, làm ảnh hưởng học tập của bản thân và các bạn khác cùng phòng. Tìm hiểu vấn đề này qua thực tế quan sát KTX và nắm thông tin số HS này thường hay la cà ở các phòng khác để nói chuyện, gọi điện thoại hoặc ăn đêm tại các căng tin trong KTX. Đây là một hiện tượng tồn tại từ rất nhiều năm trong KTX mặc dù hội đồng chủ nhiệm và các GVCN đã nhiều lần yêu cầu căng tin đóng cửa bán hàng đúng giờ qui định nhưng sự việc trên vẫn còn tái diễn.

Ngoài những biểu hiện đã nêu trên, còn một số biểu hiện tiêu cực chưa phù hợp NSVH của HSDT nội trú đó là: một số HS đánh bài trong thời gian rỗi, mặc dù đánh bài không ăn thua tiền bạc song nó thường mất nhiều thời gian, gây ồn ào, hiện tượng học sinh chơi điện tử thâu đêm trên điện thoại di động, gây ảnh hưởng đến các bạn và thời gian học tập, nghỉ ngơi của chính bản thân học sinh đó.

Một hiện tượng khác là : thỉnh thoảng SV nam uống rượu nên không kiểm soát được hành vi của mình, thậm chí còn gây gổ, đánh nhau. Trong những năm học qua, do có sự tuyên truyền, nhắc nhở nên số HS vi phạm rất ít và đã bị xử lý theo quy chế. Đến năm học 2012 – 2013, chỉ còn một vài trường hợp HS vi phạm nội quy nói trên. Các biểu hiện không lành mạnh khác như: HS nữ ăn mặc không kín đáo, phát ngôn thiếu văn hoá, văng tục, chửi bậy, vượt tường rào ra ngoài, nghiện games, hút thuốc lá, ăn cắp vặt… PQS đã chấn chỉnh kịp thời để không làm ảnh hưởng đến NSVH của HSDT nội trú.

Tóm lại, một số biểu hiện NSVH trong sinh hoạt cá nhân của HS xảy ra ở KTX hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực đáng phát huy như: tích cực tham gia các hoạt động VHVN, TDTT, ý thức bảo vệ tài sản, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp …còn một số biểu hiện tiêu cực, chưa lành mạnh cần được nhà trường quan tâm tìm biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt cá nhân của HS nhằm xây dựng KTX thực sự là môi trường lành mạnh, trong sáng, văn minh.

Để có cơ sở đánh giá chung về NSVH của HSDT nội trú trên các mặt: giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân, chúng tôi đã tìm hiểu và kết quả thể hiện ở bảng 2.7, cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá chung các biểu hiện NSVH của HSDT nội trú trên các mặt: giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân

Khối Biểu hiện các mặt

Thang đánh giá

Yêú TB Khá Tốt

SL % SL % SL % SL %

HS 1. Giao tiếp, ứng xử 14 4,0 40 11,4 174 49,7 122 34,9 2. Học tập 19 5,4 149 42,6 144 41,1 38 10,9 3. Sinh hoạt cá nhân 11 3,1 93 26,8 202 57,7 44 12,6

CBGV 1. Giao tiếp, ứng xử 1 2,0 7 14,0 29 58,0 13 26,0

2. Học tập 1 2,0 8 16,0 32 64,0 9 18,0

3. Sinh hoạt cá nhân 2 4,0 16 32 30 60 2 4,0 Qua bảng đánh giá chung, có thể thấy khối CBGV và HS đã đánh giá các biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trên các mặt: giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân chủ yếu ở mức khá, điều này cũng phù hợp với việc phân tích đánh giá các biểu hiện NSVH của HSDT nội trú ở phần trên, riêng khối HS đã đánh giá NSVH của HS về mặt học tập chỉ 52 % là khá, tốt và 48 % ở mức trung bình, yếu. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với việc đánh giá của khối HS về mặt học tập. Đây là thực tế nhà trường cần phải nghiên cứu và giúp HS điều chỉnh hành vi, động cơ, thái độ đúng đắn và hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu, phương pháp học tập phù hợp, hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc sống nội trú, giúp HS biết biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, đồng thời, đào sâu suy nghĩ, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập, những yêu cầu trong cuộc sống phù hợp xu thế phát triển giáo dục và hội nhập hiện nay.

2.3. Thực trạng quản lý NSVH của HSDT nội trú trƣờng PT Vùng cao Việt Bắc

2.3.1. Các chủ thể quản lý NSVH của HSDT nội trú

Quản lý nề nếp sinh hoạt cũng như NSVH của HSDT là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý HS ở các trường nội trú, góp phần đào tạo toàn diện HS. Do

vậy, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, BGH nhà trường, sự phối hợp tổ chức, kiểm tra, duy trì thường xuyên các hoạt động của các phòng, ban, tổ chuyên môn, GVCN, các tổ chức đoàn thể, sự điều hành trực tiếp của PCTHSSV – AN nhằm tuyên truyền và quản lý NSVH của HS ở KTX, đặc biệt là sự nỗ lực của chính mỗi HS để ngăn ngừa các hành vi vi phạm NSVH theo quy định của nhà trường, từng bước hình thành thói quen và NSVH cho mỗi HS khi tham gia học tập tại các giờ chính khoá và giờ tự học ở KTX.

Kết quả khảo sát khối CBGV và khối HS về tác động của các chủ thể quản lý đến NSVH của HSDT nội trú được thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8: Các chủ thể quản lý tác động đến NSVH của HSDT nội trú

STT Các chủ thể quản lý KHỐI HS

KHỐI CBGV

K10 K11 K12 TB chung TB chung

1. Ban giám hiệu 2,46 2,44 2,40 2,43 2,51

2. Phòng công tác HS, SV, AN 2,70 2,85 2,90 2,81 2,90

3. Các phòng ban, tổ chuyên môn 2,20 2,28 2,49 2,32 2,45

4. GVCN 2,95 2,73 2,95 2,84 2,95

5. HS đang ở trong KTX 2,71 2,83 2,84 2,79 2,80

(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Rất ít; 1,51 - 2,50 : Có nhưng ít; 2,51 - 3,0: Nhiều) Theo số liệu thống kê, chúng tôi thấy các chủ thể quản lý được CBGV và HS đánh giá có tác động nhiều đến NSVH của HS ở KTX xếp theo thứ tự: GVCN, phòng CTHS,SV – AN, và HS đang ở KTX.

Sự nhất trí của khối CBGV và HS về GVCN có ảnh hưởng nhiều đến NSVH của HS ở KTX là có cơ sở; vì nếu xem KTX là ngôi nhà thứ hai của HSDT nội trú thì thầy, cô giáo chủ nhiệm được xem như là người cha, người mẹ thứ hai, người luôn ở bên các em chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, là người thân gần nhất khi các em sống xa gia đình.

Trong trường dân tộc nội trú, GVCN là những người được ví như những vị nhạc trưởng chỉ huy dàn hợp xướng bằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lý, là lực lượng nồng cốt để xây dựng và phát triển tập thể HS, là người được hiệu trưởng tín nhiệm giao trách nhiệm quan trọng trong công tác quản lý HS.

Theo kết quả khảo sát, khối CBGV đã đánh giá GVCN ở trường dân tộc nội trú có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành NSVH cho HSDT. Người GVCN giỏi là người biết tổ chức tốt các phong trào thi đua trong mỗi cá nhân và tập thể, tạo động lực phấn đấu vươn lên cho HS. Không giáo án, không công thức, không bài giảng mẫu, song mỗi GVCN đều tìm cho mình một cách làm hợp lý để đạt được mục tiêu đã đề ra. GVCN là cầu nối giữa tập thể HS, phản ánh những tâm tư nguyện vọng của HS đến nhà trường, là cầu nối giữa các môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội. Bên cạnh những GVCN tích cực, có tinh thần trách nhiệm thì vẫn còn một số ít GVCN chưa hoàn thành công việc của mình.

Ngoài các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô trong PQS cũng là những người thường xuyên tiếp xúc HS hàng ngày, hàng tuần, theo dõi, nhắc nhở, động viên HS tham gia các hoạt động ở KTX. Sau ba năm ở tại KTX có thể thấy đa số các em có nhiều tiến bộ so với năm đầu tiên đến ở nội trú tại trường biểu hiện cụ thể như: tác phong nhanh nhẹn, giao tiếp, ứng xử linh hoạt, cách sinh hoạt hàng ngày đã phù hợp với một NSVH lành mạnh.

Có thể thấy vai trò quan trọng và tác động rất lớn của PQS đến NSVH của HSDT ở KTX. Tuy vậy, qua thực tế trao đổi và quan sát, chúng tôi nhận thấy trong quá trình công việc, một số cán bộ trong PQS cũng có ít nhiều những quyết định chưa phù hợp với tình hình quản lý KTX, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của HS, đôi lúc thiếu tính năng động, sáng tạo và chưa tiếp thu đầy đủ các ý kiến của HS, góp ý của các phòng ban chức năng, của hội đồng chủ nhiệm, hay của các GVCN. Đây là hạn chế mà PQS cần khắc phục trong thời gian tới.

Trong quá trình ăn ở, học tập, tham gia các hoạt động ở KTX, bản thân mỗi

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 54 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)