9. Dự kiến cấu trúc luận văn
2.3.3. Các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của HSDT nội trú hiện nay
Quản lý NSVH của HSDT nội trú là nhiệm vụ toàn trường, trong đó; phòng CTHS,SV- AN được phân công trực tiếp quản lý, điều hành, xây dựng nội dung, biện pháp tổ chức nhằm hình thành NSVH của HSDT nội trú.
Chúng tôi tìm hiểu hiệu quả việc quản lý NSVH của HSDT nội trú qua phiếu thăm dò ý kiến 50 CBGV và 350 HSDT đang ở KTX, kết quả thể hiện ở bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Hiệu quả các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của HSDT nội trú hiện nay
STT Các hoạt động KHỐI HS KHỐI CBGV K10 K11 K12 TB chung TB chung
1. Phòng quản sinh phổ biến cho HS các
KHHĐ của KTX 3,63 3,67 3,43 3,58 3,54
2. Cập nhật các thông tin trên bảng tin
hoạt động của KTX 3,66 3,55 3,43 3,55 3,49
3. Quản lý CSVC phục vụ việc lưu trú
của HS 3,35 3,64 2,98 3,55 3,50
4. Phong trào tự quản của HS tại KTX 3,31 3,17 2,89 3,12 2,92
5.
Phối hợp với các phòng ban, tổ chuyên môn trong việc quản lý NSVH của HS
3,40 3,15 2,99 3,18 2,82
6. Phối hợp với GVCN trong việc quản
lý NSVH của HS 3,40 3,34 3,41 3,38 3,20
7. Phối hợp với Đoàn TN trong việc
quản lý NSVH của HS 3,14 2,90 2,89 2,98 2,90 8. Kiểm tra HS thực hiện NSVH ở KTX 3,70 3,78 3,95 3,81 3,70
9. Tiếp nhận ý kiến đóng góp của HS về
các hoạt động tại KTX 3,45 3,47 3,66 3,53 3,40 10. Thực hiện việc biểu dương, phê bình
việc thực hiện NSVH của HS ở KTX 3,12 3,23 3,40 3,25 3,45 11. Cùng với GVCN giữ MLH với phụ
huynh HS 3,14 3,09 2,95 3,06 2,90
(Chú thích ĐTB: 1-1,5: Yếu; 1,51- 2,5: TB; 2,51-2,99: TB Khá; 3,00 - 3,5: Khá; 3,51- 4,5; Tốt; 4,51-5: Rất tốt)
Theo kết quả tổng hợp được, chúng tôi nhận thấy có 5 nội dung, biện pháp quản lý cả hai khối CBGV và khối HS đều đánh giá ở mức khá, tốt, gồm các nội dung: PQS phổ biến cho HS biết nội dung kế hoạch hoạt động trong của KTX, cập nhật các thông tin trên bảng tin hoạt động của KTX, quản lý CSVC phục vụ việc lưu trú của HS, kiểm tra HS thực hiện NSVH trong KTX, thực hiện việc biểu dương, phê bình việc thực hiện NSVH của HS ở KTX; qua thực tế quan sát chúng tôi cũng nhận thấy được điều đó. Vào đầu mỗi năm học, trong tuần SHCT đầu năm, nhà trường sắp xếp để PQS đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện nội quy, nề nếp của năm học trước, phổ biến cho HS biết nội dung kế hoạch hoạt động trong năm học mới của KTX. Do vậy HS nắm được nội dung kế hoạch hoạt động của KTX. Ngay tại KTX, PQS cũng thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến việc quản lý HS ở KTX, các thông báo về tình hình điện, nước, cơ sở vật chất, các yêu cầu HS phải chấp hành,…đồng thời trang bị mỗi phòng bảng nội quy phòng ở giúp HS nắm được những vấn đề cơ bản về nội quy và nếp sống ở KTX.
Riêng về nhiệm vụ quản lý CSVC phục vụ việc lưu trú cho HS được PQS và phòng quản trị chuẩn bị từ trong hè, những việc cụ thể như: kiểm tra hệ thống điện, nước, sửa chữa lại các giường bị hỏng, xem xét chống dột, chống thấm trên các nhà tầng, chuẩn bị một số dụng cụ cho một phòng như: trang thiết bị trong nhà vệ sinh, quạt, đèn neon, dây phơi quần áo, giá để đồ,…tuy vậy, vẫn còn hạn chế trong việc trang bị CSVC phục vụ HS ở tại KTX như: hệ thống âm thanh, bảng tin…. chưa được quan tâm sửa chữa, bố trí phù hợp để đưa vào hoạt động có hiệu quả.
Bước vào năm học, phòng CTHS,SV - AN đều phân công trực lãnh đạo để giải quyết công việc hàng ngày, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở HS thực hiện đúng nội quy quản lý tài sản trong KTX, kết hợp kiểm tra HS thực hiện NSVH trong KTX, thực hiện việc biểu dương, phê bình việc thực hiện NSVH của HS ở KTX qua sự đánh giá xếp loại thi đua các phòng ở của HS, cuối mỗi đợt thi đua có sơ kết, đánh giá, xếp loại và đề nghị nhà trường khen thưởng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nội quy, NSVH trong KTX, với các danh hiệu “Phòng ở văn hoá” cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào xây dựng nề nếp KTX; đồng thời đề nghị các hình thức phê bình HS nếu có.
Cả hai khối CBGV, HS cùng đánh giá những nội dung, biện pháp sau đây ở mức độ trung bình và trung bình khá, đó là: Giữ mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh, phối hợp GVCN trong việc quản lý NSVH của HS, phối hợp với Đoàn TN trong việc quản lý NSVH của HS, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của HS về các hoạt động của KTX.
Qua trao đổi với PQS và thực tế tiếp xúc HS ở KTX chúng tôi thấy rằng: Việc cùng với GVCN giữ mối liên hệ chặt chẽ với gia đình HS đang ở trong KTX chưa được thường xuyên, liên tục; có trường hợp con em vi phạm nội quy và chuẩn bị nhận các hình thức kỷ luật, lúc đó gia đình mới biết thì đã quá muộn.
PGS phối hợp với Đoàn TN trong việc quản lý NSVH của HS là rất cần thiết. Tất nhiên, Đoàn TN cũng phải thấy trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho HS ở KTX. Tuy vây, thực tế cho thấy, sự phối hợp giữa Đoàn TN và PQS diễn ra không thường xuyên, thiếu chương trình, kế hoạch và thiếu cơ chế phối hợp hoạt động rõ ràng, cụ thể giữa PQS và Đoàn TN.
Việc tiếp nhận những ý kiến đóng góp của HS về các hoạt động của KTX qua hòm thư góp ý hoặc trao đổi trực tiếp với PQS là công việc phù hợp với quy chế dân chủ cơ sở. Sau những góp ý, phản ánh của HS, có việc PQS giải quyết nhanh như: thay bóng đèn, sửa hệ thống nước, chống thấm, chống dột,…song có một số việc rất cần thiết mà PQS chưa giải quyết, đó là chưa đề nghị với BGH xây 1 phòng Internet để HS có thể truy cập, khai thác thông tin trên mạng.….
Nói về phong trào HS tự quản trong các hoạt động tại KTX, khối HS đánh giá ở mức khá. Qua thực tế, chúng tôi thấy một bộ phận HS có ý thức tự quản khi tham gia các phong trào hoạt động tại KTX, từng học kỳ, PQS thường xem xét và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân hưởng ứng tham gia tốt phong trào “Phòng ở văn hoá”, thực hiện NSVH tại KTX, "Lao động tình nguyện", “Chúng em làm kế hoạch nhỏ”…
Năm học 2012- 2013, nhà trường có quyết định khen thưởng trước toàn trường số phòng đã đăng ký phòng ở văn hoá: 141/171 phòng ở. Trong đó :
- 106 phòng đạt phòng ở văn hóa chiếm 75.2% (có 18 phòng văn hóa được gắn biển Phòng văn hóa)
- Phòng đạt loại khá là: 32 phòng chiếm 22.7 % - Phòng trung bình 3 phòng chiếm 2.1%
- Không có phòng ở xếp loại yếu kém.
Mặc dù số phòng đạt “Phòng văn hoá” chiếm 75.2% nhưng vẫn còn phòng xếp loại trung bình, số phòng được gắn biển còn thấp. Từ thực tế trên, khối CBGV đánh giá phong trào HS tự quản trong các hoạt động ở KTX ở mức trung bình khá.
Khối HS đánh giá việc phối hợp các phòng ban, tổ chuyên môn trong việc quản lý NSVH của HS ở mức khá. Qua theo dõi và trao đổi với PQS, chúng tôi biết rằng: PQS thường thông báo tình hình HS, bàn bạc cách giải quyết, xử lý HS vi phạm nội quy KTX, gửi các quyết định khen thưởng, kỷ luật HS của PQS và nhà trường đến các phòng ban để các đơn vị biết và tiếp tục xử lý theo chức năng quy định, những việc làm nói trên đúng nhưng chưa đủ, PQS cần trao đổi, lắng nghe ý kiến góp ý của các đơn vị, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, tổ chức phong trào, huy động sự hỗ trợ của các lực lượng trong trường tham gia đóng góp tinh thần, vật chất để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HS ở KTX. Từ thực tế này, khối CBGV đánh giá vấn đề này ở mức trung bình khá.
Ngoài các nội dung, biện pháp nói trên, qua trao đổi CBGV và HS chúng tôi được biết PQS còn có những nội dung, biện pháp quản lý HS có hiệu quả như sau: Quản lý chặt chẽ số lượng HS ở KTX thông qua các sổ danh sách có lý lịch trích ngang, dán ảnh HS theo từng phòng, định kỳ tổ chức họp các trưởng phòng để nắm bắt tình hình HS trong KTX, ….
Nhìn một cách tổng quan có thể đánh giá 55% các nội dung, biện pháp quản lý NSVH của HS ở KTX ở mức khá, tốt và 45% ở mức trung bình, trung bình khá, không có một nội dung, biện pháp nào được đánh giá là rất tốt hay yếu, trong mỗi nội dung, biện pháp đưa ra đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, điều này cho thấy, việc cải tiến các biện pháp, nội dung có chú ý song chưa thường xuyên, liên tục, thiếu cập nhật những thông tin, hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa hấp dẫn phù hợp với nguyện vọng chính đáng của HS nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HS ở KTX hiện nay.
2.4. Nguyên nhân của thực trạng quản lý NSVH của HSDT nội trú trƣờng PT Vùng cao Việt Bắc hiện nay
Có nhiều chủ thể, hoạt động, nội dung, biện pháp quản lý NSVH của HSDT nội trú, bên cạnh những mặt tích cực cũng còn một số nhược điểm, hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Để xác định nguyên nhân những hạn chế của việc quản lý NSVH của HSDT ở KTX, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 50 CBGV và 350 HS qua phiếu thăm dò, kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11: Nguyên nhân của thực trạng việc quản lý NSVH của HSDT nội trú hiện nay
STT Nguyên nhân
Ý kiến đồng ý của 2 khối
Khối HS (TS:350) Khối CBGV (TS:50) Đồng ý Không đồng
ý Đồng ý Không đồng ý SL % SL % SL % SL %
1. Do cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy
đủ 264 75,4 86 24,6 30 60 20 40
2. Thiếu cơ chế phối hợp giữa phòng quản
sinh với các phòng ban, tổ chuyên môn 243 69,4 107 30,6 40 80 10 20
3. Việc cụ thể hoá các văn bản để quản lý
NSVH của HS chưa đầy đủ 260 74,3 90 25,7% 43 86% 7 14%
4. Nội dung, hình thức tổ chức cho HS
trong KTX chưa cập nhật phong phú 284 81,1 66 18,9 40 80 10 20
5.
Mối liên hệ giữa GVCN, phòng CTHS,SV-AN và gia đình HS chưa được thường xuyên
298 85,1 52 14,9 36 72 14 28
6.
Ban tự quản HS chưa hoạt động tích cực để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HSDT nội trú
270 77,1 80 22,9 33 66 17 34
7.
Chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với các KTX trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên
270 78,1 80 22,9 38 76 12 24
8. Sự quan tâm của GVCN đối với HS ở
KTX chưa thật sâu sát 240 68,6 110 31,4 40 80 10 20
9. Phối hợp giữa Đoàn TN và phòng công
tác HS, HS, an ninh chưa kịp thời 268 76,6 82 23,4 39 78 11 22
10. Ý thức chấp hành nội quy KTX của HS
chưa tốt 270 77,1 80 22,9 36 72 14 28
11. Ý thức tự quản của mỗi HS chưa cao 280 80 70 20 38 76 12 24
Hai khối CBGV và khối HS cơ bản nhất trí 11 nguyên nhân (liệt kê ở bảng 2.11) dẫn đến những hạn chế trong việc quản lý NSVH của HS ở KTX, trong đó, khối
CBGV đồng ý 9 nguyên nhân với tỉ lệ trên 70%, khối HS đồng ý 9 nguyên nhân với tỉ lệ trên 74%.
Nhìn vào các nguyên nhân hai khối CBGV và HS đã chọn, chúng tôi thấy có 3 nguyên nhân hai khối CBGV và HS có cùng quan điểm và đồng ý đánh giá ở tỉ lệ trên 80% đó là: nội dung, hình thức tổ chức cho HS ở KTX chưa cập nhật phong phú, mối liên hệ giữa PQS và gia đình chưa được thường xuyên.
Đặc điểm lứa tuổi HS là năng động, sáng tạo, ham học hỏi để tăng thêm sự hiểu biết, muốn cập nhật cái mới, cái tiến bộ để tự khẳng định mình, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động,…Trong khi các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, báo, đài đưa tin, hình ảnh hoạt động sôi nổi, hấp dẫn phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS thì tại KTX, những nội dung, hình thức chưa cập nhật phong phú, tổ chức lặp đi, lặp lại, thiếu hấp dẫn HS, dễ dẫn đến sự nhàm chán và không phát huy được sự năng động, tích cực của HS.
Mối liên hệ giữa GVCN, PQS và gia đình HS chưa được thường xuyên cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc quản lý NSVH của HSDT nội trú. Trong giáo dục, nguyên tắc cơ bản không thể không nhắc đến đó là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và XH trong việc giáo dục HS vì “Gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, bảo tồn văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn XH”. Do vậy, nhà trường cần chỉ đạo GVCN, PQS tiếp tục thực hiện việc liên hệ thường xuyên với gia đình HS để phối hợp giáo dục HS thực hiện tốt NSVH của HSDT nội trú.
Sự quan tâm của một số ít GVCN đối với HS ở KTX chưa sâu sát cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc quản lý NSVH của HSDT nội trú. Bên cạnh việc thường xuyên nắm tình HS ở KTX, GVCN phải là người đóng vai trò như “chiếc cầu nối ” giữa HS và lãnh đạo nhà trường, các phòng, ban chức năng, GVCN có điều kiện thuận lợi hơn HS khi trực tiếp trao đổi với nhà trường, PQS để tìm nội dung phù hợp đặc điểm tâm lý HS, đề xuất một số biện pháp có tính khả thi để giúp HS tự quản trong các hoạt động, đẩy mạnh phong trào tự học và tự rèn luyện ngay tại KTX,… góp phần giáo dục HS một cách toàn diện.
Ý thức tự quản của mỗi HS chưa cao, đây là nguyên nhân chủ quan của HS; 70% khối CBGV và 80% khối HS đồng ý với nguyên nhân này. Về phía HS đã
nhận ra được sự tự quản của mỗi HS trong các hoạt động chưa cao, nhất là về vấn đề tự quản trong học tập, trong xây dựng kế hoạch, thời gian biểu học tập khoa học, việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, tự quản lúc tham gia các buổi học tập chính trị, mittinh kỷ niệm, chào cờ đầu tuần,… HS cần phải thường xuyên suy nghĩ, thảo luận trong phòng và đi đến thống nhất trong việc tự giác, tự quản thực hiện những vấn đề đã nêu trên, không phải chờ sự nhắc nhở, kiểm tra của PQS hay GVCN lúc đó mới thực hiện. Về phía PQS chưa thường xuyên, liên lục, kiên trì phát động phong trào HS tự quản, chưa phát huy được tính tự chịu trách nhiệm của HS trong khi thực hiện nhiệm vụ được phân công; chưa biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục trong HS, do vậy, dẫn đến những hạn chế trong việc quản lý NSVH của HS ở KTX.
Chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu với các KTX các trường nội trú trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, hay thậm chí là các trường ĐH hay CĐ trên địa bàn tỉnh. 76% khối CBGV và 78,1% khối HS đồng ý với nguyên nhân này.
Thực tế qua nhiều đợt sinh hoạt tại các nhà ở trong KTX, chúng tôi nắm bắt được nguyện vọng của HS ở KTX là rất muốn có nhiều hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các KTX ở trong và ngoài tỉnh, song nguyện vọng này chưa được nhà trường, phòng CTHS,SV -AN quan tâm đúng mức.
80% khối CBGV và 69,4% khối HS nhất trí cho rằng thiếu cơ chế phối hợp