9. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý
uỷ, BGH cần có kế hoạch phù hợp về tài chính để thay thế những CSVC đã hỏng hoặc không còn phù hợp.
- PQS cần có ý kiến đề nghị kịp thời về tình trạng CSVC ở KTX, trạm xá để nhà trường chủ động mua sắm các thiết bị thay thế.
- Bản thân mỗi HS ở trong KTX phải có trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản tài sản được trang bị trong KTX.
3.2.6. Biện pháp 6: Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú NSVH của HSDT nội trú
* Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao hiệu quả quản lý NSVH, nâng cao chất lượng, trách nhiệm cán bộ PQS, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn trường để thực hiện tốt công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú.
- Trang bị cho đội ngũ cán bộ PQS kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kỹ năng kỹ xảo trong việc quản lý HS nội trú
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
a, Thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ quản lý HS ở KTX... cho cán bộ quản lý KTX
+ Trong thời gian qua, PQS đã cố gắng lựa chọn nội dung, biện pháp để quản lý HS ở KTX, tổ chức nhiều hoạt động nhằm phục vụ đời sống tinh thần cho HS, góp phần giáo dục toàn diện HSDT; bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm, tồn tại trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động tại KTX. Do vậy, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của CBGV nhà trường về việc bồi dưỡng những phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên môn cho PQS để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HS ở KTX; kết quả thể hiện qua biểu đồ 3.1 như sau:
100 2 98 8 92 10 90 6 94 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Phẩm chất đạo đức Kiến thức quản lý Nhà nước về giáo dục Kỹ năng tổ chức các HĐ phong trào cho
HS Kiến thức về tâm lý học Năng lực giao tiếp Không cần Cần
Biểu đồ 3.1: Một số phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên môn cần bồi dưỡng cho phòng CTHS,SV-AN
Hầu hết các ý kiến (trên 90 %) của CBGV đều cho rằng những phẩm chất, năng lực, kiến thức chuyên môn đưa ra đều rất cần thiết; việc bồi dưỡng cho cán bộ PQS để nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức hoạt động, kiến thức quản lý nhà nước, tâm lý học, năng lực giao tiếp… phải là một việc làm thường xuyên, liên tục bởi các cán bộ quản lý của PQS thường xuyên tiếp xúc, làm việc với HS hàng ngày, nếu không đủ phẩm chất, năng lực sẽ ảnh hưởng không tốt đến HS và sẽ không hoàn thành nhiệm vụ quản lý NSVH của HS ở KTX. Do vậy, nhà trường cần có kế hoạch cử cán bộ quản sinh đi học, bồi dưỡng, tập huấn, lựa chọn những cán bộ trẻ có đủ phẩm chất, năng lực để bổ sung vào đội ngũ cán bộ quản lý KTX góp phần vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quản lý NSVH của HS ngày một hiệu quả hơn.
b, Tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các phòng ban, tổ chuyên môn, GVCN với PQS trong việc quản lý NSVH của HSDT nội trú
+ Cần tăng cường phối hợp hoạt động giữa các phòng ban, tổ chuyên môn với PQS trong việc giáo dục HS trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, thường xuyên trao đổi, góp ý phương pháp quản lý giờ tự học của HS, cố vấn việc chuẩn bị CSVC phục vụ HS tự học, tự rèn luyện nghiệp vụ tại KTX, nâng cao nhận thức của HS về NSVH ở tất cả các mặt, đặc biệt chú trọng mặt học tập.
+ GVCN phối hợp với PQS bằng cách: thường xuyên liên hệ với PQS, hàng tuần có kế hoạch xuống kiểm tra KTX để nắm tình hình ăn ở, sinh hoạt, học tập của HS, đề xuất những ý kiến có liên quan tới HS ở KTX, trao đổi, bàn bạc, góp ý để PQS xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp đặc điểm tâm lý HS, góp phần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực của HS có thể xảy ra ở KTX, đồng thời động viên, khuyến khích những HS có nếp sống tốt để các em phát huy hơn nữa, là tấm gương để các bạn học tập.
* Tích cực đẩy mạnh các hoạt động phối hợp của Đoàn TN nhà trường với PQS để quản lý NSVH của HSDT nội trú
- Đoàn Thanh niên cần chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với PQS, trao đổi, xây dựng chuyên đề nhằm giáo dục NSVH của HS ở KTX trên các mặt : giao tiếp, ứng xử, học tập, sinh hoạt cá nhân, giáo dục giới tính, kỹ năng sống,….Phân công cán
bộ Đoàn thường xuyên theo dõi, lắng nghe ý kiến góp ý của HS để cùng PQS trao đổi, tìm cách khắc phục.
- Phân công các đoàn viên trong chi đoàn giáo viên, chi đoàn cán bộ hỗ trợ PQS tổ chức các hoạt động, giúp Ban tự quản HS có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho HSDT nội trú.
- Xây dựng quy định làm việc, trách nhiệm của các trưởng phòng, trưởng nhà trong việc nắm tình hình, động viên nhắc nhở HS thực hiện nghiêm túc nội quy, nề nếp ở KTX, hưởng ứng phong trào xây dựng phòng ở văn hoá và HS có nếp sống tốt tại KTX; mặt khác, vận động HS ở KTX trồng cây lưu niệm, tặng ghế đá, tạo cảnh quang đẹp cho KTX,… thể hiện tình cảm đối với “ngôi nhà thứ hai” của mình trong suốt 3 năm ăn, ở, học tập, rèn luyện tại KTX.
- Phát động phong trào thi đua giữa các chi đoàn, giữa các nhà trong việc tổ chức các hoạt động cho HS ở KTX nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, hào hứng trong HS, giúp HS có thêm động lực, tự tin phấn đấu trong học tập, rèn luyện, hình thành NSVH trong giao tiếp, ứng xử, học tập, hoạt động cá nhân, tập thể, ý thức bảo vệ môi trường ở KTX, nhà trường, nơi công cộng và ngoài XH.
* Phối hợp với GVCN giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình, phụ huynh để kết hợp quản lý NSVH của HSDT nội trú.
- Với phương châm “phòng ngừa, ngăn chặn là chính”, PQS phối hợp với GVCN nhiều hơn và duy trì việc liên lạc, điện thoại kịp thời thông tin cho phụ huynh HS nắm được tình hình con em đang ở KTX, những ưu điểm của HS cần được gia đình động viên để phát huy hơn nữa, những dấu hiệu vi phạm của HS để phụ huynh kịp thời nhắc nhở, động viên con em khắc phục những hạn chế, nhược điểm và nâng cao ý thức tự giác chấp hành tốt nội quy, NSVH trong KTX, không nên để đến lúc HS vi phạm nội quy rồi mới thông báo cho gia đình biết.
- Đẩy mạnh việc sử dụng trang web của trường nhằm đưa thông tin: cơ cấu nhân sự, điện thoại liên lạc, tình hình hoạt động của KTX, kế hoạch hoạt động, những quy chế của Bộ GD&ĐT, quy định của trường về công tác HS,SV nội trú, các diễn đàn trao đổi, góp ý để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HSDT nội trú.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này cần có các điều kiện sau:
- Phải huy động toàn bộ lực lượng cán bộ, giáo viên của các tổ chuyên môn, GVCN cùng với PQS lựa chọn những nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý NSVH của HS.
- Giải quyết kịp thời những sự việc xảy ra ở KTX, tạo được sự thống nhất trong việc tổ chức hoạt động phong trào, giáo dục toàn diện HS ở KTX.
- Đoàn TN thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức phong trào, hình thành thói quen tốt, NSVH cho HSDT nội trú. Đồng thời bồi dưỡng, thử thách các đoàn viên ưu tú trên cơ sở đó giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp Đảng.
- PQS phối hợp với gia đình HS để giáo dục HS đúng theo nguyên tắc kết hợp ba lực lượng giáo dục : gia đình, nhà trường, XH. Giúp HS có sự điều chỉnh kịp thời những hành vi, thói quen xấu, ngăn chặn những điều đáng tiếc có thể xảy ra, từ đó hình thành ở HS những thói quen tốt, nếp sống lành mạnh trong KTX; hơn nữa, PQS sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của gia đình, HS, các cá nhân quan tâm đến việc xây dựng KTX sạch, đẹp, an toàn, từ đó kịp thời điều chỉnh những hoạt động sao cho phù hợp với nguyện vọng chính đáng của HS ở KTX.
* Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
Các nhóm biện pháp được trình bày trên đây là một hệ thống có mối quan hệ hữu cơ, hỗ trợ, thúc đẩy và bổ sung lẫn nhau nhằm quản lý NSVH của HSDT nội trú trường PT Vùng cao Việt Bắc trong hiện tại và tương lai sau này. Mỗi biện pháp đều có những vai trò, chức năng nhất định; tuy nhiên không thể khẳng định biện pháp nào là vạn năng, do vậy, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể mà sử dụng, phối hợp các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú.
Các biện pháp nêu trên đều rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú, khi tổ chức thực hiện các biện pháp cần đảm bảo
tính kế hoạch, khách quan, đồng bộ, tính ưu tiên, tính thực tiễn, tính khả thi, đồng thời kiểm tra, nhắc nhở, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp tình hình thực tiễn của trường và HS ở KTX lúc đó các nhóm biện pháp mới đem lại hiệu quả một cách thiết thực, quản lý tốt NSVH của HSDT ở KTX góp phần cho mục tiêu GD&ĐT toàn diện HSDT.