Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong học tập

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 51 - 54)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.2.4. Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong học tập

Học tập là hoạt động chủ yếu của HS nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hiện nay có ý kiến cho rằng: HS nói chung là rất thụ động trong việc học hoặc quá nhồi nhét kiến thức và dành thời gian học thêm quá nhiều ở các lò luyện thi mà không dành thời gian cho bài vở trên lớp. Vẫn còn hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử, ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: HS ngày nay năng động, sáng tạo hơn, tự tin, có tinh thần vượt khó để vươn lên trong học tập … Để có cơ sở đánh giá khách quan hơn, chúng tôi tìm hiểu các biểu hiện NSVH của HSDT nội trú trong học tập, kết quả thống kê ở bảng 2.5 như sau:

Bảng 2.5: Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong học tập

STT Những biểu hiện về NSVH của HSDT nội trú trong học tập

Khối HS Khối

CBGV

K10 K11 K12 TB

chung TB chung

1. Tham khảo thêm tài liệu để bổ sung kiến

thức 2,51 2,65 3,15 2,77 2,61

2. Rèn kỹ năng giải quyết tình huống trong

học tập. 2,55 2,74 2,59 2,6 2,34

3. Đào sâu suy nghĩ để giải quyết những

vấn đề còn thắc mắc 2,15 2,79 2,85 2,6 2,71 4. Trung thực trong kiểm tra thi cử 3,0 3,15 3,25 3,1 3,05 5. Tổ chức học tập theo nhóm 2,63 2,69 2,89 2,7 2,41 6. Xếp lịch tự học trong tuần một cách hợp lý 2,72 2,71 2,83 2,8 2,45 7. Đi học đúng giờ quy định 3,12 3,40 3,45 3,3 2,66

(Chú thích ĐTB : 1- 1,5: Hiếm khi; 1,51- 2,5: Ít thương xuyên; 2,51- 3,5: Thường xuyên; 3,51 - 4: Rất thường xuyên).

Từ thực tế điều tra cho thấy: Khối HS đã tự đánh giá là thường xuyên đi học đúng giờ quy định, trung thực trong kiểm tra thi cử, khối CBGV cũng nhất trí trong việc đánh giá hai biểu hiện nói trên của HS ở mức thường xuyên. Trên thực tế, đa số HS thường xuyên đi học đúng giờ quy định, một phần do có sự quản lý của nhà trường, buổi sáng HS phải có mặt ở lớp học lúc 6 giờ 45 phút để thực hiện đọc báo, học hát và có TN kiểm tra theo dõi, cho điểm, đúng 7g sẽ bắt đầu tiết 1. Thời gian ban đầu HS khối 10 chưa quen với môi trường tập thể, ăn, ngủ, đi học phải đúng giờ qui định nên số HS khối 10 đi học muộn rất nhiều. HSDT thường hay có thói quen đủng đỉnh, tác phong lề mề nhưng qua thời gian các em đã có ý thức và chấp hành nghiêm quy định của trường. Tuy vậy, vẫn còn một số HS đi học không đúng giờ quy định vì thức khuya, bỏ TDBS, sắp xếp thời gian học tập chưa hợp lý, bỏ tiết giữa chừng vì buồn ngủ,…một phần lỗi do chính ở HS, một phần do CBQS đóng cổng KTX không đúng thời gian qui định, chưa thật sự nghiêm khắc nhắc nhở số HS đi học muộn.

Vấn đề trung thực trong kiểm tra trong thi cử: đây là vấn đề nhà trường đặc biệt quan tâm tìm nhiều biện pháp để tuyên truyền, giáo dục thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên, các buổi sinh hoạt chi đoàn. Tỷ lệ HS vi phạm quy chế

thi giảm mạnh, song vẫn chưa phải là 100% HS chấp hành tốt quy chế thi, kiểm tra; vấn đề này có nhiều nguyên nhân, có thể vì lý do HS lười học, ham chơi, sắp xếp thời gian học tập chưa hợp lý, dẫn đến hiện tượng mang “phao” vào phòng thi, sử dụng điện thoại di động trong phòng thi.

Mặt khác, qua tìm hiểu chúng tôi cũng thấy rằng: phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động, độc lập suy nghĩ của HS. Cách kiểm tra, đánh giá nghiêng về tái hiện kiến thức đã học, chưa phát huy tính năng động, tự tìm tòi, nghiên cứu của HS….Chính vì vậy, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của HS, cách kiểm tra đánh giá thiên về khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu tìm tòi của HS thì sẽ hạn chế những tiêu cực, sự thiếu trung thực trong thi cử, kiểm tra của HS.

Năm học 2006 - 2007, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và đã được Đảng, Nhà nước, các tầng lớp nhân dân, mọi lực lượng XH hưởng ứng. Là động lực góp phần thúc đẩy và chấn hưng sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà; hơn ai hết lực lượng HS nói chung và HS các dân tộc nói riêng phải là những người hiểu và hưởng ứng cuộc vận động rất có ý nghĩa này để ra sức học tập, rèn luyện và tự khẳng định mình trong XH năng động, phát triển như hiện nay.

Việc tổ chức học tập theo nhóm chưa trở thành thói quen của HS nhà trường, hai khối CBGV và HS đều đánh giá vấn đề này ở mức độ ít thường xuyên, trong khi đó, phương pháp làm việc theo nhóm có rất nhiều lợi thế, mỗi người có một vai trò nhất định trong nhóm, cùng suy nghĩ, hợp tác để giải quyết một vấn đề, kinh nghiệm của mỗi người ít nhiều sẽ được bổ sung sau khi quan sát, chia sẻ công việc, đóng góp ý kiến, giúp đỡ nhau để hoàn thành mục tiêu chung, đem lại lợi ích nhất định cho từng thành viên trong nhóm. Đồng thời qua hoạt động nhóm, mọi người sẽ hiểu nhau hơn, biết cách giải quyết những xung đột thường xảy ra trong nhóm.

Trong quá trình học tập, việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết vấn đề còn thắc mắc, tham khảo tài liệu để bổ sung kiến thức là một trong những yêu cầu HS thực hiện bởi có nhiều vấn đề thầy giảng giải HS chưa thể hiểu một cách đầy đủ ngay tại lớp, thậm chí nhiều tuần nghiên cứu, suy ngẫm mới hiểu được

vấn đề. Qua điều tra cho thấy, vấn đề nói trên được khối HS đánh giá ở mức thường xuyên; thực tế hiện nay, đa số HS đã biết quan tâm đến việc đào sâu suy nghĩ để giải quyết một vấn đề, biết bổ sung, cập nhật kiến thức thông qua các tài liệu tham khảo từ thư viện, thư viện điện tử của nhà trường, qua Internet,…; Qua quan sát, trao đổi với cán bộ quản lý thư viện, chúng tôi được biết: số HS đến thư viện trường mượn sách để đọc thêm trung bình khoảng 150 đến 1700 HS / 1 chiều, cả 2 tầng thư viện. Số lượng HS đến thư viện tăng vào các ngày cuối tuần và trong các đợt ôn thi học kỳ.

Tóm lại, nhà trường cần đầu tư nghiên cứu, tìm biện pháp để quản lý NSVH của HS về mặt học tập được hiệu quả hơn nữa thông qua những việc như: kích thích động cơ học tập của HS, rèn luyện tính kế hoạch, hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập, quy định và quản lý giờ tự học ở KTX,… nhằm giúp HS biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo để đạt được những mục tiêu đào tạo của nhà trường đề ra.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)