Các hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 62 - 66)

9. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.3.2. Các hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú

Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của trường, rèn luyện phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp, hoạt động phong trào,…qua đó quản lý NSVH của HSDT nội trú.

Chúng tôi đã thăm dò ý kiến CBGV, HS về mức độ tác động các hoạt động quản lý đến NSVH của HSDT, kết quả thăm dò thể hiện ở bảng 2.9, như sau:

Bảng 2.9: Tác động của hoạt động quản lý đến NSVH của HSDT nội trú

STT Các hoạt động KHỐI HS KHỐI CBGV K10 K11 K12 TB chung TB chung

1. Các buổi sinh hoạt chính trị 2,56 2,59 2,40 2,51 2,50 2. Mit tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn 2,40 2,55 2,47 2,47 2,48

3. Chào cờ đầu tuần 2,79 2,83 2,83 2,81 2,85

4. Các giờ sinh hoạt 2,81 2,82 2,79 2,80 2,85

5. Đánh giá xếp loại rèn luyện HS từng

tuần, tháng 2.50 2,57 2,61 2,56 2,90

6. Các phong trào Đoàn 2,65 2,51 2,47 2,54 2,50 7. Hoạt động tự quản của mỗi HS 2,48 2,33 2,7 2,50 2,50

Theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế, đánh giá xếp loại học sinh trung hoc cơ sở và trung học phổ thông” và thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 01 năm 2012 nhằm đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường nên từng tuần, từng tháng, từng học kỳ học sinh tự đánh giá theo thang điểm mỗi tiêu chí và xếp loại. Sau đó, GVCN, cán bộ lớp, họp lớp và xem xét phần tự đánh giá điểm rèn luyện của từng của HS, có thể thay đổi hoặc giữ nguyên. Kết quả đánh giá điểm rèn luyện của HS được gửi về thư ký hội đồng chủ nhiệm quản lý và từng tháng GVCN sẽ đôn đốc nhắc nhở HS phấn đấu và rèn luyện tốt hơn. Điểm rèn luyện hàng tháng của HS được tính vào điểm trung bình chung vào cuối mỗi học kỳ và được công bố trước tập thể lớp. Cùng với kết quả học tâp, điểm rèn luyện được xem xét để cấp học bổng, khen thưởng, kỷ luật, xét điều kiện dự thi tốt nghiệp cuối khóa của học sinh khối 12.

Do quy trình đánh giá dân chủ, khách quan cùng với ảnh hưởng trực tiếp của Quy chế, đánh giá xếp loại học sinh đến quá trình học tập, rèn luyện của HS nên việc đánh giá xếp loại rèn luyện HS từng tuần, từng tháng, từng học kỳ là một trong những hoạt động có tác động nhiều đến NSVH của HSDT nội trú.

Khối CBGV đánh giá việc chào cờ hàng tuần có tác động nhiều đến NSVH của HS; việc hát quốc ca, mặc quần áo dân tộc, kéo cờ một cách trang trọng là một hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc, một tình cảm thiêng liêng của mỗi người HS. Chào cờ vào mỗi sáng thứ 2 còn là dịp để các đồng chí trong BGH phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục cho toàn thể cán bộ, giáo viên, HS nhà trường. Tuyên dương những tập thể, cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhắc nhở, động viên tập thể, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phát động phong trào, triển khai kế hoạch công việc tuần tiếp theo. Nêu gương người tốt, việc tốt cũng như phê bình những HS chưa thực hiện tốt nội qui nhà trường. Phương pháp nêu gương có tác động đến HS, giúp HS điều chỉnh hành vi, thái độ phù hợp hơn với NSVH của nhà trường.

Tuy vậy, trong giờ chào cờ vẫn còn một số ít HS đi muộn, không mang theo ghế ngồi, không mặc đúng trang phục của dân tộc mình, hoặc ngồi ở cuối hàng còn nói chuyện, làm việc riêng, không chú ý đến những nội dung đang được phổ biến làm cho các HS khác thấy không hài lòng cần được chấn chỉnh.

Khối CBGV đánh giá sinh hoạt lớp do GVCN chủ trì có tác động nhiều đến NSVH của HS, theo quy định của trường các buổi sinh hoạt lớp do GVCN chủ trì được tổ chức 1 lần/ tuần nhằm nắm tình hình, tư tưởng, hoạt động của tất cả HS nội trú và ngoại trú của lớp. Tuyên dương những HS có thành tích tốt, khuyến khích những HS đã và đang nỗ lực vươn lên, đồng thời tìm cách khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của HS trong thời gian tới. Triển khai kế hoạch hoạt động của nhà trường; phân công cán sự lớp, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thực hiện các công việc được giao. Qua đó, nắm bắt tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong KTX hoặc trong cuộc sống mà các em muốn chia sẻ.

Qua theo dõi hoạt động của GVCN và trao đổi với cán bộ quản lý của trường, một vài GVCN tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý và tổ chức hoạt động cho tập thể HS, chưa xây dựng tập thể HS thật sự đoàn kết, chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ…, HS còn vi phạm khuyết điểm, còn lười học. Điều này, nhà trường nên để các giáo viên trẻ có thời gian học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ rồi mới phân công công tác chủ nhiệm.

Các tổ chức Đoàn, Hội là các trường học giáo dục XH chủ nghĩa cho lớp trẻ; đó là môi trường tốt nhất để thanh thiếu niên thực hành dân chủ, công bằng XH, thực hiện các hoạt động nhân đạo, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình có văn hóa, là môi trường để thanh thiếu niên tự khẳng định nhân cách của mình để ứng dụng vào cuộc sống. Từ kết quả nghiên cứu vấn đề chúng tôi nhận thấy cả hai khối HS và CBGV đánh giá các phong trào Đoàn TN có tác động nhiều đến NSVH của HS. Tuyên truyền bằng hệ thống báo bảng, bảng tin các nội dung hoạt động là một trong những hình thức trực quan, hấp dẫn thu hút HS đến xem, những bài báo chuyên đề liên quan đến HS, những tấm gương HS tiêu biểu có nhiều thành tích trong phong trào học tập, rèn luyện, VHVN, TDTT….những tấm gương vượt khó trong học tập và trong cuộc sống, những tấm gương người tốt, việc tốt. Giúp HS có thể học hỏi những phương pháp học tập hiệu quả, thói quen, nếp sống tốt.

Vận động toàn thể HS tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống dân tộc, lịch sử đất nước, thành tựu của đất nước, tìm hiểu về dân tộc mình thông qua các cuộc thi “Ẩm thực Vùng cao” hay “ Người đẹp văn hoá các dân tộc”, thi viết thư UPU, thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại…Khi tham gia tìm hiểu HS thể hiện được sự hiểu biết của mình, bày tỏ tình cảm, thái độ trước những vấn đề đang được XH quan tâm, đặc biệt là giúp HS nắm lại những vấn đề lịch sử của quê hương, đất nước theo như Bác Hồ đã từng dạy : “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Cùng với những hoạt động nêu trên, Đoàn TN còn tổ chức các hoạt động có ảnh hưởng khá tốt đến NSVH của HS, cụ thể như: giao lưu với các chiến sĩ phòng hoá, tiểu đoàn 23 quân khu I, giao lưu các nhà văn, nhà thơ, các nhà lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước, thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”… Tất cả những việc của Đoàn TN đều góp phần vào việc giáo dục, hình thành NSVH cho HSDT. Là cán bộ Đoàn ai cũng đều suy ngẫm, ghi nhớ trong lòng những gì Bác đã căn dặn tại Đại hội lần thứ III của Đoàn TN Lao động VN (24/3/1961), Bác nói: “ TN có nhiều sáng kiến hay, gây những phong trào có ích và lúc đầu rất sôi nổi. Như thế là tốt. Nhưng phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực, không nên chỉ có hình thức, càng không nên: đầu voi đuôi chuột”. [10].

Ngoài các hoạt động nêu trên, HS ở KTX còn có ý thức tự quản trong các phong trào VHVN, TDTT, trao dồi kỹ năng để tham gia các hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức, tự giác phân công nhiệm vụ từng thành viên tham gia, giúp đỡ nhau hoàn thành mục tiêu đề ra.

Có thể khẳng định rằng: những bài học lớn từ thực tiễn cuộc sống giúp HSDT trưởng thành, phát triển nhân cách, tính tự giác, tự chịu trách nhiệm, tự quản tham gia các hoạt động nhân đạo được phát huy một cách cao nhất và thói quen sống vì cộng đồng dần dần trở thành nếp sống trong HS; điều đáng quan tâm hiện nay là phong trào tự quản trong học tập, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo ở KTX chưa được chú trọng và đẩy mạnh, HS chưa thực hiện nề nếp tự học, tự nghiên cứu, thảo luận các vấn đề liên quan đến học tập như: phương pháp học tập, kỹ năng giải quyết tình huống,...đây là vấn đề cần được tổ chức Đoàn TN, GVCN , phòng quản sinh quan tâm, định hướng cho HS thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường ở hiện tại và tương lai.

Nhìn chung, CBGV và HS đều đánh giá sự tác động khá tích cực của các hoạt động quản lý đến NSVH của HS ở KTX, bên cạnh những ưu điểm cơ bản vẫn còn nhiều hạn chế nhất định trong từng hoạt động quản lý cần được lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời để mỗi hoạt động trong nhà trường đều nhằm mục đích quản lý NSVH của HSDT nội trú ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý nếp sống văn hóa của học sinh dân tộc nội trú trường vùng cao Việt bắc (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)