9. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH
của HSDT nội trú
* Mục tiêu của biện pháp
- Nâng cao nhận thức của người Hiệu trưởng về công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú.
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho các phòng ban, tổ chuyên môn, CBGV, GVCN, cán bộ phòng CTHS,SV - AN về hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú.
- Nâng cao nhận thức cho học sinh về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú.
* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Đảng uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú trường PT Vùng cao Việt Bắc
- Phòng CTHS,SV – AN tập hợp đầy đủ các văn bản liên quan đến việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện NSVH đưa vào kế hoạch.
- Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của các kế hoạch đã thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của nhà trường.
- Hiệu trưởng phân công trách nhiệm cho từng phòng ban, tổ chuyên môn, các CBGV, GVCN, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường việc thực hiện hoạt động quản lý NSVH của HS.
- Phòng CTHS,SV - AN phối hợp tốt với các phòng ban, tổ chuyên môn, GVCN và các đoàn thể tổ chức học tập nâng cao nhận thức về quản lý, nghiên cứu
các văn bản, nội quy, quy chế về công tác quản lý NSVH và tổ chức các hoạt động cho HS có hiệu quả.
- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phải coi công tác quản lý NSVH là một trong những công tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về công tác quản lý NSVH cho mọi thành viên trong tổ chức. Hằng năm phải xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể, phối hợp lồng ghép tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục cao cho HSDT và phối hợp tốt với các tổ chức ngoài nhà trường cùng tham gia các hoạt động giáo dục cho HS.
- GVBM, GVCN cần hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà như; xây dựng kế hoạch tự học, cách đọc sách tham khảo tài liệu. Luôn quan tâm, gần gũi, động viên, giúp đỡ học sinh và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của HS, qua đó kịp thời phản ánh, trao đổi với lãnh đạo nhà trường, cán bộ PQS để kịp thời có biện pháp giáo dục uốn nắn những biểu hiện lệch lạc của HSDT.
- HS phải ý thức được về trách nhiệm của bản thân mình, làm tròn bổn phận của người HS trong quá trình học tập tại trường. Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo, của nhà trường. Nắm vững quy chế về công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú để xây dựng nhà trường trở thành môi trường lành mạnh, thân thiện, tích cực.
* Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần quan tâm đến các điều kiện sau: - Bản thân các cán bộ quản lý luôn ý thức được công tác nâng cao năng lực nhận thức về hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú là công việc cần thiết, thường xuyên, xuyên suốt cả năm học.
- Động viên, thu hút sự tham gia của các lực lượng giáo dục, CBGV đặc biệt là cán bộ PQS, GVCN và HS tham gia nhiệt tình vào công tác nâng cao năng lực nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú.
- Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú thường xuyên, định kỳ có nội dung, hình thức, phân công trách nhiệm, nhắc nhở, đôn đốc kịp thời.