9. Dự kiến cấu trúc luận văn
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
Trong khuôn khổ mục đích, phạm vi, giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi khảo sát về sự cần thiết của các biện pháp ở các khách thể nghiên cứu .Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 50 đồng chí CBGV (3 đ/c trong BGH, 8 đ/c trưởng, phó phòng ban, 5 đ/c tổ trưởng chuyên môn, 3 đ/c cán bộ và 31 GVCN và GVBM). Nội dung khảo sát như sau:
“Thầy/ cô vui lòng cho biết sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HSDT nội trú”. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: Sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú (khối CBGV)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối HS (350)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú
0 0,0 20 40 30 60
2.
Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giáo dục HSDT nội trú trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường
0 0 18 36 32 64
3.
Tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giáo dục NSVH của HS khối các trường nội trú trong và ngoài tỉnh
3 6 20 40 27 54
4.
Tổ chức tốt các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH cho HSDT nội trú
1 2 25 50 24 48
5.
Tăng cường CSVC, phương tiện đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện, sinh hoạt, NSVH của HSDT nội trú.
0 0 15 30 35 70
6.
Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú
2 4 24 48 24 48
Qua số liệu bảng 3.2 chúng tôi thấy hầu hết ý kiến của khối CBGV cũng đều nhất trí cho rằng các biện pháp đã đề xuất đều cần thiết và rất cần thiết, phù hợp với
tình hình của nhà trường hiện nay. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 94,8% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đưa ra. Có 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết, có tỉ lệ khá cao, đó là: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú , đẩy mạnh hoạt động quản lý, giáo dục HSDT nội trú trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường và tăng cường CSVC, phương tiện đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện, sinh hoạt, NSVH của HSDT nội trú.
Nội dung khảo sát 350 học sinh: “Em hãy vui lòng cho biết sự cần thiết của các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSVH của HSDT nội trú”.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.3: Sự cần thiết của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú (khối HS khối 10,11,12)
STT Một số biện pháp
Ý kiến của khối HS (350)
Không cần Cần Rất cần
SL % SL % SL %
1.
Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú
0 0,0 60 17,1 290 82,9
2.
Đẩy mạnh hoạt động quản lý, giáo dục HSDT nội trú trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường
11 3,1 211 60,3 128 36,6
3.
Tăng cường hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quản lý, giáo dục NSVH của HS khối các trường nội trú trong và ngoài tỉnh
13 3,7 159 45,4 178 50,6
4.
Tổ chức tốt các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH cho HSDT nội trú
0 0,0 135 38,6 215 61,4
5.
Tăng cường CSVC, phương tiện đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện, sinh hoạt, NSVH của HSDT nội trú.
0 0,0 75 21,4 275 78,6
6.
Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú
Qua số liệu bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy hầu hết ý kiến của HS đều nhất trí rằng các biện pháp đã đề xuất trên đây đều cần thiết và rất cần thiết. Nếu tính tỉ lệ phần trăm cả mức độ cần thiết và rất cần thiết thì có 96% đến 100% đều nhất trí các biện pháp đưa ra. Có 3 biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết có tỉ lệ rất cao, đó là: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý NSVH của HSDT nội trú, tổ chức tốt các hoạt động phong trào, VHVN, TDTT để nâng cao hiệu quả quản lý NSVH cho HSDT nội trú và tăng cường CSVC, phương tiện đáp ứng yêu cầu học tập, rèn luyện, sinh hoạt, NSVH của HSDT nội trú.
Có thể khẳng định rằng, đây là những ý kiến thực tiễn, những đóng góp rất đáng quý và là một sự hỗ trợ tinh thần to lớn giúp chúng tôi mạnh dạn đề xuất nhà trường để đưa vào thử nghiệm trong hiện tại và tương lai, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề quản lý NSVH của HSDT nội trú trường PT Vùng cao Việt Bắc, vì đây là vấn đề rất có ý nghĩa trong việc giáo dục toàn diện HS nói chung và HSDT nội trú nói riêng mà hiện nay Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục và các nhà sư phạm đang rất quan tâm.
Kết luận chƣơng 3
Từ thực tế quản lý của Hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú trường PT Vùng cao Việt Bắc, chúng tôi đã nêu ra các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đã đề ra 06 biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý NSVH của HSDT nội trú trường PT Vùng cao Việt Bắc.
Các biện pháp quản lý NSVH của HSDT nội trú đã được đề xuất là những biện pháp đề ra để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý hoạt động này của nhà trường; đồng thời góp phần giải quyết các mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục nhân cách toàn diện cho HSDT nội trú của nhà trường với các điều kiện thực tế trong thời gian qua.
Mỗi biện pháp đề xuất đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, kèm theo các điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý để đảm bảo tính khả thi và có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm nhà trường khi thực hiện trong thực tế công tác.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ