Nguyên nhân

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 67 - 68)

5. Kết cấu đề tài

2.4.4.Nguyên nhân

2.4.4.1.Nguyên nhân chủ quan

- Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn rất lớn đặc biệt là vào tín dụng cho

khách hàng nhất là trong bối cảnh khó khăn về vốn dẫn tới các yếu kém về thanh toán, rủi ro thanh toán và cân đối nguồn.

- Mâu thuẫn giữa các kế hoạch đang triển khai của ban lãnh đạo với việc đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh của công ty như đã phân tích ở trên.

- Kế hoạch huy động vốn của công ty chưa cụ thể và chưa sát với nhu cầu thực tế. Vì thế việc tìm nguồn tài trợ của công ty đôi khi không tính đến chi phí sử dụng vốn, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản lưu động, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Các khoản phải thu của công ty năm sau đều tăng lên so với năm trước làm ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán.

- Trong công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của công ty chưa thực sự được quan tâm, công tác này chỉ mới thực hiện trên một số chỉ tiêu về mặt tài chính còn các mặt khác chưa được thực hiện, công ty chưa tìm thấy nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế, vì thế nhiều quyết định quản lý chưa phù hợp đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Nếu công ty thực hiện tốt công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ được nâng cao hơn nữa.

2.4.4.2.Nguyên nhân khách quan

Do chu kỳ suy thoái kinh tế giai đoạn từ năm 2009 đến nay, Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50%... Một vấn đề nữa là, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất

nghiệp cao... Diễn biến đó đã tác động mạnh vào EVD trong việc định hướng phát triển, tìm cách mở rộng quy mô và tăng cao hiệu quả kinh doanh đầu tư.

Tác động của chính sách tài khóa giai đoạn từ 2009 đến nay, EVD hoạt động trong lĩnh thương mại, các sản phẩm dùng để hỗ trợ cho sản xuất và các ngành công nghiệp khác, do vậy các tác động của chính sách tài khóa (thể hiện qua thuế và chi tiêu chính phủ) ngay lập tức tác động đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.

Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính sách tiền tệ ngay lập tức làm khan hiếm vốn trên thị trường và chi phi vay tăng lên mạnh mẽ.

Tác động của lạm phát, Đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng vượt xa mọi dự đoán. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng một tăng 1,74% so với tháng mười hai năm 2010, là mức tăng cao hơn so với nhiều năm (tháng một các năm 2004, 2005, 2006, 2007 tăng 1,1-1,2%; năm 2009 tăng 0,3%; năm 2010 tăng 1,36%). Đỉnh điểm của lạm phát năm 2011 là tháng tư, khi CPI tháng tư tăng 3,3% so với tháng ba. Sau đó, CPI giảm dần đến 0,5% vào tháng mười hai. Cuối năm tỷ lệ lạm phát đạt 18,13% so với năm 2010 (Nguồn Tổng cục thống kê). Diễn biến lạm phát đã tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, làm đại bộ phận dân cư nghèo đi, các tài sản của doanh nghiệp cũng bị rẻ đi tương đối. Lạm phát đã kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển kinh tế; khiến cho nhà nước phải đưa ra hàng loạt biện pháp bình ổn vĩ mô.

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 67 - 68)