Theo dõi công nợ phải trả

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 77 - 78)

5. Kết cấu đề tài

3.2.1.5. Theo dõi công nợ phải trả

Ngoài theo dõi khoản phải thu khách hàng, EVD cũng nên đi sâu theo dõi khoản công nợ phải trả. Vì đây chính là phần làm cho tài chính doanh nghiệp thêm vững chắc, nó đã bù đắp cho phần khoản phải thu bị khách hàng chiếm dụng trong suốt giai đoạn 2009 - 2011. Tài chính doanh nghiệp lành mạnh khi khả năng thanh toán ở mức hợp lý và các khoản nợ đều có nguồn tài trợ lúc đáo hạn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc liệu khả năng thanh toán nợ như thế nào là hợp lý? Nó chỉ hợp lý khi TSNH được đầu tư ở mức vừa phải, đủ khả năng trả nợ đến hạn, dư ra một phần nhỏ để tài chính doanh nghiệp dồi dào hơn. Doanh nghiệp có thể ứng phó với sự thay đổi đột ngột của thị trường.

Các khoản nợ phải trả được sử dụng như một chính sách tài chính, đó là số vốn chiếm dụng hợp pháp. Tuy nhiên, nó lại là ‘con dao hai lưỡi’. Một mặt, nó tạo ra lợi ích tài chính. Mặt khác, nó quy định nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đối với người cho vay. Vì vậy, các nhà tài chính cần phải theo dõi các khoản nợ đến hạn thanh toán để kịp thời tìm nguồn tài trợ đảm bảo thanh toán được. Các khoản nợ được theo dõi chi tiết bao gồm: Tên chủ nợ; Địa chỉ; điện thoại; Số phải trả; Hạn trả; Số đã trả; Số còn phải trả. Sau đó, doanh nghiệp tìm nguồn trả nợ cho các khoản vay này.

Để tình hình công nợ phải trả được minh bạch, lành mạnh theo tác giả công ty nên áp dụng phương pháp Kế toán quản trị lập dự toán ngân sách các khoản nợ phải trả đến kỳ hạn thanh toán trong kỳ tới cho hàng năm và các quý.

Bảng dự thảo ngân sách bao gồm các phần sau: - Phần 1: Số còn phải trả đầu kỳ

- Phần 2: Số nợ phải trả trong kỳ

- Phần 3: Dự kiến thanh toán nợ từng quý có tính đến ngân sách gối đầu các kỳ và năm hoạt động.

- Phần 4: Số nợ còn phải trả trong kỳ.

Bảng 3.2: Bảng dự thảo ngân sách nợ phải trả

Năm dự toán N - DN:

Đơn vị tính

Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm

1.Số nợ phải trả đầu kỳ 2.Số nợ phải trả trong kỳ 3.Dự kiến thanh toán trong kỳ

a. Quý IV/ N-1 b. Quý I/ N c. Quý II/ N d. Quý III/ N e. Quý IV/ N 4. Số nợ còn phải trả cuối kỳ

Thực hiện những điều trên, sẽ củng cố thêm chính sách Tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ có nền Tài chính vững vàng, tính tự chủ cao đối với nhà cung cấp cũng như đối với ngân hàng, các công ty Tài chính. Đó là tiền đề quan trọng cho kinh doanh có hiệu quả và phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w