5. Kết cấu đề tài
1.4.3.3. Phân tích khả năng cân đối vốn
Việc phân tích khả năng cân đối vốn phải dựa vào các tài liệu kế toán có liên quan để sắp xếp các chỉ tiêu phân tích theo trình tự nhất định. Trình tự này phải thể hiện được nhu cầu thanh toán ngay, chưa thanh toán ngay cũng như khả năng huy động để thanh toán ngay và thanh toán trong thời gian sắp tới. Vì vậy bảng phân tích này có kết cấu gần giống như một bảng cân đối giữa một bên là nhu cầu thanh
toán và khả năng thanh toán của DN như thế nào trong thời gian trước mắt và thời gian tới.
Bảng 1.1. Phân tích khả năng cân đối vốn
Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán
I.Các khoản phải thanh toán ngay 1.Các khoản nợ ngắn hạn
- Phải nộp ngân sách - Phải trả ngân hàng
- Phải trả công nhân, viên chức - Phải trả người bán
- Phải trả người mua - Phải trả khác
2.Các khoản nợ đến hạn - Nợ ngân sách
- Nợ ngân hàng ..v.v.
I.Các khoản có thể dùng để thanh toán ngay
1. Tiền mặt
- Tiền Việt Nam - Vàng bạc, tín phiếu - Ngoại tệ
2. Tiền gửi ngân hàng - Tiền Việt Nam - Ngoại tệ
3. Tiền đang chuyển - Tiền Việt Nam - Ngoại tệ
Cộng: Cộng:
Bổ xung công cụ cho việc phân tích, sau khi lập bảng phân tích, cần tính ra và so sánh hệ số khả năng thanh toán (HK). Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của DN.
Hệ số khả năng thanh toán (cân đối vốn) HK
Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp giữa việc thanh toán và nhu cầu thanh toán.
Nếu HK >1 chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình thanh toán ổn định hoặc khả quan và như vậy doanh nghiệp có khả năng cân đối vốn tốt
Nếu HK < 1 DN không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính gặp khó khăn. HK càng nhỏ thể hiện tình hình tài chính càng gặp khó khăn, DN càng mất dần khả năng thanh toán. HK dần đến 0 DN có nguy cơ phá sản và như vậy là khả năng cân đối vốn kém hoặc không có khả năng cân đối vốn.
Trên thực tế chúng ta cần kết hợp thêm với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán để có thể kết luận tốt hơn về khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.