5. Kết cấu đề tài
3.2.2.4. Phương án cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên cạnh giảm khoản phải thu, tác giả còn kết hợp đi kèm với nó việc cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu đề ra và cho kết quả như bảng 3.4. Tỷ lệ cắt giảm ở đây là mục tiêu dự kiến phải đạt được đối với nhà quản trị về tỷ lệ cắt giảm cho từng hạng mục chi phí cụ thể. Nó xuất phát từ sự bất hợp lý hoặc chi tiêu quá mức ở các khoản mục đó.
- Đối với chi phí nhân viên ở đây là giảm lương cố định của từng nhân viên, tăng lương khoán theo doanh thu; cắt giảm bớt các nhân sự không cần thiết, kém hiệu quả; dẫn tới đạt mục tiêu giảm 25% quỹ lương.
- Đối với chi phí văn phòng, EVD cắt giảm các chi phí điện, nước, vệ sinh, văn phòng phẩm; xăng xe, chi phí taxi. Đặc biệt là hai khoản chi phí xăng xe công và taxi đã tiêu tốn tới 60% tổng chi phí văn phòng cần được cắt giảm triệt để.
Bảng 3.5: Phương án cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp (triệu đồng) 2011 Tỷ lệ giảm PA giảm Chi phí quản lý doanh nghiệp 24.273,56 15.661,16
Chi phí nhân viên 6.375,00 25,00% 4.781,25
Chi phí vật liệu, đồ dung vp 7.567,89 40,00% 4.540,73
Chi phí khấu hao TSDH 1.496,16 0,00% 1.496,16
Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.250,00 40,00% 750,00
chi phí khác 7.584,51 51,14% 3.705,42
Chi phí dự phòng khoản phải thu 0,00 0,00% 387,60
- Hiện tại các nhận viên kinh doanh, nhà quản lý đều được định mức chi phí tiếp khách; và được lấy hóa đơn tiếp khách về thanh toán dẫn tới các khoản mục chi phí khác tăng mạnh; do vậy cần phải rà soát lại toàn bộ khoản mục này, giới hạn đối tượng ở ban quản lý được phép chi tiếp khách và giới hạn số tiền chi. Mục tiêu để cắt giảm được 51,14% chi phí.
- Các hoạt động liên hoan, hội họp nghỉ mát, sửa chữa định kỳ hàng năm của công ty … khiến các chi phí mua ngoài tăng mạnh; do vậy cũng cần được xem xét lại bằng quy chế chi tiêu mới và từ đó đạt mục tiêu cắt giảm 40% chi phí.