Phân tích khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.4.3.1.Phân tích khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Đây là khả năng doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ đến hạn và trong phân tích tài chính có một số chỉ tiêu thanh toán sau thường được sử dụng:

- Khả năng thanh toán hiện hành:

Khả năng thanh toán hiện hành cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho; nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn và nợ định kỳ.

Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều.

Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh toán sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSNH được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSNH nhỏ, ROA và ROE có thể tăng.

- Khả năng thanh toán nhanh:

Hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp và hàng tồn kho sử dụng cho sản xuất và bán chứ không phải để trả nợ thì sẽ mang lại giá trị lớn hơn. Do đó, khả năng thanh toán nhanh đã loại bỏ khoản mục hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn để đánh giá chặt chẽ hơn về khả năng thanh toán.

Qua khả năng thanh toán nhanh có thể đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp có lệ thuộc vào hàng tồn kho hay không, tức là có ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và bán hàng hay không.

- Khả năng thanh toán tức thời:

Bởi vì việc trả nợ phải thực hiện trên cơ sở tiền tệ nên để đánh giá chặt chẽ nhất khả năng thanh toán ngắn hạn, nguời ta sử dụng chỉ số khả năng thanh toán tức thời.Đây là dấu hiệu tốt để đánh giá tính thanh toán của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu EVD_Phan tich tai chinh doanh nghiep potx (Trang 28 - 29)