0
Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh giá tình hình tài chính của EVD

Một phần của tài liệu EVD_PHAN TICH TAI CHINH DOANH NGHIEP POTX (Trang 63 -102 )

5. Kết cấu đề tài

2.4. Đánh giá tình hình tài chính của EVD

2.4.1. Nhận xét chung về EVD

EVD luôn tự chủ trong kinh doanh, và luôn thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường và luôn tìm cho mình một chỗ đứng quan trọng trên thị trường; điều đó đã giúp công ty đạt được những thành quả như ngày hôm nay.

Sản phẩm ESAB, VOLVO cũng như các sản phẩm thiết bị điện của công ty có uy tín cao trên thị trường nhiều năm, chiếm phần lớn thị trường các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm của công ty lại ngày càng cao, theo đó khả năng bán hàng và tài chính của công ty lại ngày càng được củng cố vững mạnh. Đây là những thuận lợi, ưu thế lớn để công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong những năm tới

Công ty đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa ban lãnh đạo với các phòng ban. Ban lãnh đạo Công ty đã phát huy thế mạnh và khắc phục những khó khăn của mình, nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tạo đà cho Công ty đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường.

Tổ chức công tác kế toán quản trị, kế toán tài chính rõ ràng, khoa học, đã giảm bớt được khối lượng công việc ghi sổ kế toán đáp ứng được đầy đủ thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty.

Hệ thống sổ sách, chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán mà công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ chính xác, khoa học, phù hợp với chế độ kế toán do nhà nước quy định. Việc ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán đã tiết kiệm kể cả thời gian và công sức cho nhân viên kế toán, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hữu dụng đối với các yêu cầu quản lý. Công ty đã xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Nhờ đó công ty có thể đối chiếu kịp thời tìm ra nguyên nhân khi gặp sự cố và rút ra bài học quản lý một cách nhanh nhất.

2.4.2. Những kết quả đạt được về mặt tài chính.

Một là, Tổng tài sản của EVD có sự tăng trưởng mạnh qua các năm từ mức 14,1% năm 2010 lên 34,42% năm 2011 đã phản ánh sự trưởng thành vượt bậc về quy mô của công ty. Cơ cấu tài sản duy trì hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại theo hướng tăng tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản (79,85% năm 2011).

Hai là, Nguồn vốn của công ty cũng có sự tăng trưởng tương ứng để tài trợ cho nhu cầu tăng trưởng TSS; cơ cấu nguồn vốn được duy trì theo hướng thận trọng vơi việc VCSH được gia tăng trong các năm 2010 (chiếm tỷ lệ 42,96%), 2011 (chiếm tỷ lệ 34,65%); nợ ngắn hạn được gia tăng hợp lý.

Ba là, Ban lãnh đạo EVD đã đồng thuận sử dụng lợi nhuận chưa phân phối tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh khó khăn về vốn năm 2010, 2011 làm giảm bớt khó khăn về vốn cũng như chi phí vay vốn; từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Bốn là, Doanh thu bán hàng của công ty đã có được sự phục hồi ấn tượng vào năm 2011 ( tăng 64,98% so với 2010) sau thời kỳ suy giảm 2009, 2010. Đây là tín hiệu tích cực trong hoạt động quản trị, triển khai kinh doanh nhất là trong bôi cảnh suy thoái kinh tế xã hội năm 2010.

Năm là, Giá vốn hàng bán của EVD đã có sự suy giảm trong giai đoạn 2009 – 2011, từ mức chiếm 83,46% doanh thu (năm 2009) xuống còn 73,41% doanh thu (năm 2011); đây là tín hiệu tốt trong bối cảnh đặc thù của doanh nghiệp thương mại có giá vốn chiếm tỷ lệ cao trên doanh thu bình quân là 78,21% (Nguồn: Stox.vn) và từ đó góp phần làm tăng lãi gộp.

Sáu là, Lợi nhuận trước thuế của EVD tăng trưởng khá, năm 2010 tăng 22,66% năm 2011 tăng 48,04%.

Bảy là, Nhóm chỉ tiêu về khả năng quản lý tài sản của công ty có diễn biến tích cực theo thời gian, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng TTS, TSNH, TSDH của EVD. Vòng quay TSNH năm 2011 là 2,13 so với trung bình ngành 1,99; vòng quay TSDH năm 2011 là 7,27 so với ngành 5,82; vòng quay TTS là 1,64 so với ngành 1,47 (Nguồn Stox.vn).

Tám là, nhóm chỉ số nợ của công ty đang ở ngưỡng an toàn và có xu hướng giảm. Hệ số nợ của EVD có xu hướng tăng nhẹ, năm 2011 đạt 0,65 cho thấy công ty đã tăng nhẹ việc sử dụng nợ ngắn hạn tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Các tỷ số nợ dài hạn / VCSH của EVD bằng không, Tỷ số nợ ngắn hạn/ VCSH và một số tỷ số khác của EVD được thể hiện như bảng 2.8

Bảng 2.9: Các tỷ số nợ trên VCSH 2009 2010 2011 Tỷ số NDH/ VCSH 0,00 0,00 0,00 Tỷ số NNH/VCSH 3,80 1,33 1,89 Tỷ số vay và nợ NH/VCSH 0,94 0,24 0,38 Phải trả người bán/VCSH 2,76 0,96 1,41 Tỷ số NPT/VCSH 3,80 1,33 1,89

Nguồn: Tính toán tác giả

2.4.3. Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh một số mặt đạt được, tình hình tài chính của EVD cùng còn tồn tại nhiều hạn chế như sau:

Một là, Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán của EVD có tín hiệu xấu đi biểu hiện năm sau nhỏ hơn năm trước, và thấp hơn mức trung bình của ngành cụ thể như sau khả năng thanh toán nhanh năm 2011 là 1,21 thấp hơn mức trung bình ngành 1,3; khả năng thanh toán hiện hành 2011 là 1,22 thấp hơn mức trung bình ngành là 1,8.

Hai là, Khả năng cân đối nhu cầu vốn ngắn hạn và khả năng đáp ứng ngay nhu cầu vốn ngắn hạn của công ty ở mức quá thấp. Về mặt lý luận tỷ số giữa tổng các khoản có thể sử dụng ngay để thanh toán với các khoản phải thanh toán ngay tối thiểu phải lơn hơn hoặc bằng 1 mới an toàn. Tuy nhiên đối với EVD tỷ số này giao động trong khoản 0,08 – 0,26; quá thấp cho thấy EVD hầu như không duy trì đủ lượng tiền mặt cho các hoạt động.

Ba là, Cân đối giữa phải trả khách hàng (người bán) và phải thu khách hàng (người mua) có xu hướng xấu đi

Từ việc EVD chiếm dụng được vốn của khách hàng, chuyến sang công ty bị khách hàng chiếm dụng. Biểu hiện ở việc chênh lệch (1) là âm và tỷ lệ (2) nhỏ hơn 1 và giảm dần. Điều kiện lý lưởng là chênh lệch (1) bằng 0 và tỷ lệ (2) bằng 1.

Bốn là, Mặc dù TTS tăng lên, nhưng chủ yếu do sức tăng của khoản phải thu; từ năm 2009 đến 2011 khoản phải thu tăng dần từ mức chiếm tỷ lệ 52,39% tổng tài sản lên mức 65,66% tổng tài sản. Điều này cho thấy phần lớn vốn của EVD đã bị khách hàng chiếm dụng gây khó khăn cho thanh khoản, cân đối nguồn ngắn hạn và ẩn chứa các rủi ro lớn. Nó cũng cho thấy chính sách bán hàng bằng việc cho khách hàng tín dụng trong ngắn hạn có cho tín hiệu tích cực là doanh thu tăng, lợi nhuận tăng; nhưng đây vẫn là doanh thu và lợi nhuận trên sổ sách và về dài hạn sẽ không ổn cho tình hình tài chính chung của EVD.

Năm là, Chi phí quản lý của EVD tăng mạnh trong giai đoạn 2009 – 2011, làm giảm hiệu quả kinh doanh và tăng gánh nặng cho ban lãnh đạo. Năm 2009 chi phí quản lý chỉ chiếm 3,33% doanh thu, năm 2010 đã tăng đột biến lên 21,66% doanh thu, năm 2011 tiếp tục tăng nhẹ 22,8% doanh thu. Tốc độ tăng chi phí quản lý nhanh hơn cả tốc độ tăng doanh thu trong cùng thời kỳ.

Sáu là, Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời mặc dù ở mức khá nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành; cho thấy hoạt động quản trị kinh doanh nói chung của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Bảy là, Mẫu thuẫn cần giải quyết trong đẳng thúc Dupont tổng hợp của EVD. Công ty muốn tăng ROE thông qua việc tăng ROS, Vòng quay TTS và Tổng NV bq/ VCSH; hiện tại Vòng quay TTS đang tích cực;

- Muốn tăng ROS công ty cần cắt giảm chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp; tuy nhiêu điều này hiện đang ngược lại với xu hướng mở rộng chi phí quản lý của công ty cho bộ máy điều hành.

- Muốn tăng doanh thu để tăng ROS, công ty cần tăng việc tín dụng cho khách hàng, EVD đã làm điều này, nhưng tăng tín dụng cho khách hàng dẫn tới công ty bị chiếm dụng vốn, cân đối vốn yếu, rủi ro thanh toán quá cao. Trong khi việc tăng giá bán trong bối cảnh hiện tại để bù đắp chi phí và tăng lợi nhuận là không khả thi

- Muốn tăng tỷ số Tổng NV bq/ VCSH, thì cần phải tăng nợ vay đặc biệt là nợ dài hạn. Nhưng trên thực tế EVD lại gia tăng vốn chủ sở hữu liên tiếp; hạn chế gia tăng nợ vay.

2.4.4. Nguyên nhân

2.4.4.1.Nguyên nhân chủ quan

- Công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn rất lớn đặc biệt là vào tín dụng cho

khách hàng nhất là trong bối cảnh khó khăn về vốn dẫn tới các yếu kém về thanh toán, rủi ro thanh toán và cân đối nguồn.

- Mâu thuẫn giữa các kế hoạch đang triển khai của ban lãnh đạo với việc đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh của công ty như đã phân tích ở trên.

- Kế hoạch huy động vốn của công ty chưa cụ thể và chưa sát với nhu cầu thực tế. Vì thế việc tìm nguồn tài trợ của công ty đôi khi không tính đến chi phí sử dụng vốn, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tài sản lưu động, vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Các khoản phải thu của công ty năm sau đều tăng lên so với năm trước làm ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán.

- Trong công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của công ty chưa thực sự được quan tâm, công tác này chỉ mới thực hiện trên một số chỉ tiêu về mặt tài chính còn các mặt khác chưa được thực hiện, công ty chưa tìm thấy nguyên nhân của sự phát triển và hạn chế, vì thế nhiều quyết định quản lý chưa phù hợp đã làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Nếu công ty thực hiện tốt công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ được nâng cao hơn nữa.

2.4.4.2.Nguyên nhân khách quan

Do chu kỳ suy thoái kinh tế giai đoạn từ năm 2009 đến nay, Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi thị trường Việt Nam có độ mở cao (xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm trên 27% tổng đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sút đột ngột, nền kinh tế Việt Nam đã lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7% (năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009. Giá một số mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%; cà phê giảm tới 34,5%; cao su giảm gần 50%... Một vấn đề nữa là, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phát điểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ, kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất

nghiệp cao... Diễn biến đó đã tác động mạnh vào EVD trong việc định hướng phát triển, tìm cách mở rộng quy mô và tăng cao hiệu quả kinh doanh đầu tư.

Tác động của chính sách tài khóa giai đoạn từ 2009 đến nay, EVD hoạt động trong lĩnh thương mại, các sản phẩm dùng để hỗ trợ cho sản xuất và các ngành công nghiệp khác, do vậy các tác động của chính sách tài khóa (thể hiện qua thuế và chi tiêu chính phủ) ngay lập tức tác động đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của công ty.

Tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính sách tiền tệ ngay lập tức làm khan hiếm vốn trên thị trường và chi phi vay tăng lên mạnh mẽ.

Tác động của lạm phát, Đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng vượt xa mọi dự đoán. Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng một tăng 1,74% so với tháng mười hai năm 2010, là mức tăng cao hơn so với nhiều năm (tháng một các năm 2004, 2005, 2006, 2007 tăng 1,1-1,2%; năm 2009 tăng 0,3%; năm 2010 tăng 1,36%). Đỉnh điểm của lạm phát năm 2011 là tháng tư, khi CPI tháng tư tăng 3,3% so với tháng ba. Sau đó, CPI giảm dần đến 0,5% vào tháng mười hai. Cuối năm tỷ lệ lạm phát đạt 18,13% so với năm 2010 (Nguồn Tổng cục thống kê). Diễn biến lạm phát đã tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, làm đại bộ phận dân cư nghèo đi, các tài sản của doanh nghiệp cũng bị rẻ đi tương đối. Lạm phát đã kìm hãm sự tăng trưởng, phát triển kinh tế; khiến cho nhà nước phải đưa ra hàng loạt biện pháp bình ổn vĩ mô.

2.4.5. Mục tiêu cụ thể của việc phân tích tài chính EVD

- Đưa ra một số giải pháp về mặt định tính để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của EVD

- Giải quyết vấn đề khoản phải thu tăng quá cao - Giải quyết vấn đề chi phí QLDN tăng mạnh

Từ đó sẽ góp phần làm lành mạnh lại hoạt động tài chính, đặc biệt là hoạt động thanh toán, và nâng cao hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua ROE, ROA, ROS.

CHƯƠNG 3: NHÓM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH

TÀI CHÍNH CỦA EVD

3.1.Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới

EVD là doanh nghiệp thương mại, cung cấp chủ yếu là các vật liệu hàn cắt, các chủng loại thiết bị hàn cắt đồng bộ; các thiết bị phụ tùng máy xúc, máy ủi; các thiết bị lưới điện phân phối đến 110 KV,… Hàng hoá của công ty đều là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, từ các công ty phân phối có uy tín trên thế giới như : ESAB Singapore, Tokin, Volvo Thuỵ Điển,… nên có thể nói hàng hoá của công ty đều là hàng hoá có chủng loại đa dạng, chất lượng cao và có sức cạnh tranh rất cao trên thị trường.

Trong năm 2011 vừa qua bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được thì còn có những khó khăn đáng kể vì vậy công ty cần đưa ra những mục tiêu và

Một phần của tài liệu EVD_PHAN TICH TAI CHINH DOANH NGHIEP POTX (Trang 63 -102 )

×