VII.1. Vịnh Bắc Bộ
VII.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vịnh Bắc Bộ là vịnh nhỏ, nằm phía Tây Bắc biển Đông, phạm vi từ 17000'N – 21050'N và 105040'E – 110000'E. Diện tích (chỉ riêng ở Việt Nam) vào khoảng 76.171,7km2
Vịnh Bắc Bộ là vịnh kín, đƣờng bờ biển khúc khuỷu lồi lõm có nhiều cửa sông đổ ra lớn nhất là hệ thống sông Hồng nên trở thành hệ sinh thái rất độc đáo và phức tạp nhƣng giàu có tài nguyên thiên nhiên. Nền đáy khá bằng phẳng; độ sâu trung bình 38,5m, nơi sâu nhất ở cửa vịnh không quá 100m
Vịnh Bắc Bộ chịu ảnh hƣởng mạnh của hệ thống gió mùa Đông Bắc hàng năm vào mùa đông làm nhiệt độ giảm thấp có khi tới 100C ở ven bờ. Tuy vị trí địa lý thuộc vùng nhiệt đới lại có tính mùa vụ thuộc vĩ độ ôn đới (có bốn mùa rõ rệt) do đó môi trƣờng sống phức tạp và đa dạng khu hệ sinh vật.
VII.1.2. Nguồn lợi cá đáy
a. Thành phần loài
Theo công bố của Viện Nghiên cứu Biển (1971-Nguồn: Chuyên khảo biển Việt Nam, 1994) vịnh Bắc bộ có 961 loài cá thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ, trong đó khoảng một nửa là những loài cá sống tầng đáy và sống đáy. Trong một tổ hợp đa dạng cá sống đáy chỉ có khoảng trên dƣới 10 loài chiếm ƣu thế về sản lƣợng trƣớc hết là cá Hồng, cá Phèn, cá Mối, cá Lƣợng, sau đến các loài cá Căng, Trác,Khế, Sạo...
b. Sự phân bố nguồn lợi
Cá đáy phân bố tƣơng đối đều trong vùng biển, ít có hiện tƣợng tập trung thành đàn lớn. Nói chung cá có kích thƣớc nhỏ thƣờng phân bố gần bờ, nƣớc nông, còn cá có kích thƣớc lớn hơn phân bố xa bờ và nƣớc sâu hơn. Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá đáy có khuynh hƣớng di cƣ ra xa bờ, tập trung ở lòng chảo sâu tại trung tâm và cửa vịnh. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, khi nhiệt độ nƣớc nâng cao, bắt đầu từ phần tây vịnh đến phần đông vịnh, rồi đồng đều trong toàn khối nƣớc, cá từ đáy dịch chuyển dần vào bờ và phân tán khắp vùng nƣớc nông để kiếm ăn và sinh sản.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác
Bảng 46: Trữ lƣợng và khả năng khai thác cá đáy ở các vùng biển Việt Nam (Chuyên khảo Biển Việt Nam, 1994)
Vùng biển Diện tích (km2) Trữ lƣợng (tấn) Tỷ lệ % trong tổng trữ lƣợng biển VN Mật độ (tấn/km2 ) Khả năng khai thác Vịnh Bắc Bộ 89.980 78.409 7,6 0,87 31.364 Miền Trung 68.363 61.646 6,0 0,90 24.658 Đông Nam Bộ 259.604 698.307 67,9 2,69 279.323 Tây Nam Bộ 77.990 190.679 18,5 2,45 76.272 Tổng cộng 495.937 1.029.041 100,00 2,07 411.617
VII.1.3. Nguồn lợi cá nổi
a. Thành phần nguồn lợi
Cũng nhƣ cá đáy, cá nổi trog vịnh hình thành những đàn cá địa phƣơng, kích thƣớc không lớn, di cƣ trong nội bộ vịnh nhƣ các loài cá Trích, Cơm, Nục, Lầm có sản lƣợng cao. Ngoài ra còn có một số đàn cá nổi từ khơi Biển Đông vào vỗ béo và đẻ trứng nhƣ cá Chuồn, Bạc Má, cá Nhồng, cá Thu, cá Bè.
b. Sự phân bố nguồn lợi
Cá Trích thƣờng tập trung ở khu vực từ Long Châu đến quần đảo Cô Tô, từ Cửa Hội đến Cửa Lò và vùng biển Quảng Bình trong làn nƣớc 20-30m. Cá Nục, cá Lầm lại tập trung ở những vùng nƣớc quanh quần đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mát. Cá Cơm gặp nhiều ở vùng biển ít bị ngọt hóa trong phạm vi độ sâu thấp hơn 30m nhƣ Cô Tô, Long Châu, nam Thanh Hóa và Quảng Bình. Trong những loài cá biển khơi xâm nhập vịnh, một số loài lại di chuyển vào gần các cửa sông để sinh sản và kiếm ăn.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác
Bảng 47: Trữ lƣợng và khả năng khai thác cá nổi các vùng biển Việt Nam (Chuyên khảo Biển Việt Nam, 1994)
Vùng biển Trữ lƣợng (tấn) Khả năng khai thác
(tấn) Tỷ lệ (%) Vịnh Bắc bộ 390.000 156.000 22,5 Miền Trung 500.000 200.000 28,9 Đông Nam bộ 524.000 210.000 30,3 Tây Nam bộ 316.000 126.000 18,3 Tổng cộng 1.730.000 692.000 100,00
VII.2. Nguồn lợi cá biển Trung Bộ
VII.2.1. Điều kiện tự nhiên
Biển Trung Bộ có đƣờng ranh giới từ 17000'N và về phía nam kéo dài đến 110
30'N. Vùng biển sâu có đáy dốc, đƣờng đẳng sâu 200m có nơi chỉ cách bờ 20 hải lý. Ít chịu ảnh hƣởng của các dòng sông lớn mà chủ yếu bị chi phối bởi các dòng hải lƣu Thái Bình Dƣơng.
Vùng biển Miền Trung mang đặc tính biển sâu, chế độ thủy văn đƣợc hình thành trong quá trình tƣơng tác giữa nƣớc biển khơi và nƣớc vịnh Bắc Bộ chảy dọc bờ xuống phía nam theo mùa gió Đông Bắc. Song ảnh hƣởng của nƣớc biển khơi quanh năm giữ vai trò chính.
VII.2.2. Nguồn lợi cá đáy
a. Thành phần loài
Các bãi cá đáy của biển Miền Trung trong khai thác thƣờng gặp khoảng trên 50 loài, trong đó mƣơi loài cho sản lƣợng cao nhƣ cá Hanh (20%), cá Hố (10,5%), cá Trác (7%) sau là cá Hồng, cá Mối, cá Song, cá Chim Ấn Độ, cá Lƣợng ...
b. Sự phân bố của cá
Vùng biển Trung Bộ, do đặc điểm biển dốc và sâu, mỗi loài cá đáy phân bố ở một độ sâu nhất định. Ví dụ nhƣ cá Hồng chủ yếu tập trung ở độ sâu 40 – 130m tại trƣớc cửa vịnh hay tây nam vịnh Bắc Bộ. Cá Hanh, cá Lƣợng phân bố rộng trong phạm vi từ 60 – 250m. Cá Mối phân bố gần bờ, trong phạm vi độ sâu 50 – 80m
c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 46)
VII.2.3. Nguồn lợi cá nổi
a. Thành phần loài
Ngƣợc với cá đáy, nguồn lợi cá nổi ở vùng này rất dồi dào. Thành phần các đàn cá nổi bao gồm các đại diện quan trọng nhất của các họ cá thềm lục địa nhƣ cá Trích, cá Mòi, cá Lầm, cá Bẹ, cá Cơm, cá Nục... và các loài cá có nguồn gốc đại dƣơng nhƣ cá Chuồn, Thu, Ngừ, Bạc Má, Sòng, Nhám...
b. Sự phân bố
Nhóm cá nổi nhỏ nhƣ cá Trích, cá Mòi, cá Cơm... phân bố ở vùng ven bờ, phân bố tập trung nhiều ở hai khu vực: Thừa thiên Huế tới Quảng nam-Đà Nẵng và khu vực Khánh Hoà đến Ninh Thuận-Bình Thuận.
Nhóm cá nổi đại dƣơng nhƣ cá Chuồn, cá Sòng, cá Bạc Má, cá thu, cá Ngừ thƣờng phân bố ở độ sâu trên 200m. Hàng năm chúng chỉ vào gần bờ để sinh sản trong khoảng tháng 4 đến tháng 8.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 47)
VII.3. Nguồn lợi cá biển Đông Nam Bộ
VI.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vùng biển Đông Nam Bộ nằm trong giới hạn của vùng thềm lục địa rộng lớn phía ở khoảng vĩ độ 60
00'N – 11030‟N và kinh độ 1070
00' - 110000'Đ. Thềm lục địa rất rộng, đƣờng đẳng sâu 100 m mở rộng tới 300 hải lý xa bờ. Hàng năm nhận một lƣợng muối dinh dƣỡng từ hệ thống sông Cửu Long đổ vào khiến cho nguồn sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển rất phong phú
VII.3.2. Nguồn lợi cá đáy
a. Thành phần loài
Theo Vũ Trung Tạng (1997) vùng biển Đông Nam Bộ có đến 60-70% loài cá sống đáy và gần đáy. Chúng cung cấp đến 57% tổng sản lƣợng cá đƣợc phép khai thác trong toàn vùng. Trong mỗi mẻ lƣới thƣờng bắt gặp khoảng trên 40 loài cá khác nhau. Trong số các loài thƣờng đánh đƣợc, các loài sau đây có tỷ lệ sản lƣợng cao gồm cá Đù Bạc, cá Hồng, cá Mối, cá Trác, cá Lƣợng, cá Đuối, cá Chim Ấn Độ.
b. Sự phân bố nguồn lợi
Cá đáy ở vùng biển Đông Nam bộ phân bố tản mạn, ít hình thành những đàn lớn. Cá Hồng phân bố ở độ sâu từ 10 – 130m, chất đáy cát tập trung nhiều ở phía đông nam và nam bờ biển Đông Nam Bộ và mật độ cao nhất ở khu vực biển phía đông nam Côn Đảo nơi có độ sâu trung bình 50 – 60m. Cá Mối phân bố khắp ở độ sâu từ 20 – 175m ở vùng đông nam xa khỏi bờ biển đồng bằng sông Cửu Long. Cá Sơn dạo phân bố chủ yếu ở vùng khơi Vũng Tàu với độ sâu 40-50m. Những loài cá khác không hình thành các khu vực phân bố rõ ràng mà thƣờng sống hỗn hợp với nhau và cho năng suất không cao.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 46)
VII.3.3 Nguồn lợi cá nổi
a. Thành phần loài
Nguồn lợi cá nổi vùng biển Đông Nam Bộ không phong phú nhƣ biển Trung Bộ nhƣng lại tập trung và phan bố những vùng nƣớc nông không xa bờ. Xuất hiện trong sản lƣợng
đánh bắt các loài cá nhỏ sống gần bờ nhƣ cá Lầm, cá Trích, cá Cơm, cá Nục... cũng nhƣ các loài cá có kích thƣớc lớn: cá Thu, cá Ngừ, cá Sòng, Kiếm... sống ở vùng khơi.
b. Sự phân bố
Vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc, cá phân bố nhiều trong các làn nƣớc nông dƣới 40 m ở vùng biển Vũng Tàu đến Phan Thiết, quanh Côn Đảo và Phú Quý. Vào mùa gió Tây Nam vùng tây nam và đông nam Côn Đảo xuất hiện các đàn cá có mật độ cao nhƣ cá Sòng, cá Nục, cá Trích...Mùa cá chính tháng 5 đến tháng 10.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 47)
VII.4. Nguồn lợi cá biển Tây Nam Bộ (vịnh Thái Lan)
VII.4.1 Điều kiện tự nhiên
Vịnh Thái Lan nằm trong phạm vi 60
00'N – 11010'N và 99015'E – 105005'E, là vịnh nông và tƣơng đối kín, vịnh có hình dạng một elip; trục dài 450 hải lý chạy theo hƣớng Tây Bắc và trục ngắn dài 300 hải lý; đƣợc bao bọc chủ yếu là bờ biển Thái Lan ở phía tây và bắc, phía đông và đông bắc giáp bờ biển Campuchia và Việt Nam, một phần phía đông thông với Biển Đông và phía tây nam giáp với biển Malaysia.
Độ sâu trung bình 45 m, nơi sâu nhất không quá 80 m. Độ sâu tăng dần ƣơng đối đều đặn từ bờ ra giữa vịnh, nên đáy vịnh tƣơng đối bằng phẳng.
Vịnh Thái Lan có diện tích 305.000 km2 và coi nhƣ một biển nội địa vì trong hai mùa gió xuất hiện các hoàn lƣu chảy vòng tròn theo chiều thuận và nghịch với chiều kim đồng hồ, làm cho sự trao đổi nƣớc của vịnh với biển Đông trở nên khó khăn. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt so với vịnh Bắc bộ vì nguồn muối dinh dƣỡng đƣợc tạo thành ít bị rửa trôi tạo cơ sở vật chất quan trọng cho sự hình thành năng suất sơ cấp cao trong suốt năm.
VII.4.2. Nguồn lợi cá đáy
a. Thành phần loài
Trong sản lƣợng khai thác, cá Hồng thƣờng chiếm sản lƣợng cao (15% ), sau đó là cá Sơn dạo(6%), cá Mối(5,8%), cá Hanh(4%), các loài cá khác(cá Kẽm, cá Hố, cá Lƣợng, cá Mú, cá Đuối…) có sản lƣợng thấp hơn nhƣng không dƣới 1%. (Vũ Trung Tạng, 1997)
b. Phân bố
Cá Hồng phân bố khá rộng nhƣng vùng có mật độ cao nằm ở thềm lục địa tây nam bờ Campuchia và tây nam đảo Phú Quốc. Cá Sơn dạo lại gặp nhiều ở vùng phía tây nam của vịnh. Những loài cá khác ít hình thành các bãi tập trung.
c. Trữ lượng và khả năng khai thác (xem bảng 46)
VII.4.3 Nguồn lợi cá nổi
Tƣơng tự vùng biển Trung Bộ, nguồn lợi cá nổi của vịnh có phần ƣu thế hơn so với cá đáy. Trong thành phần cá nổi, nhóm cá sống ven bờ, ít di cƣ xa đặc biệt phong phú, nhất là tại vùng nƣớc lân cận đảo Phú Quốc. Trong những khu vực còn lại và nơi sâu hơn 30m, mật độ các nhóm cá này giảm đi rõ rệt. Những cá nổi có kích thƣớc lớn thƣờng sống xa bờ. Cá nổi có tầm quan trọng và cho sản lƣợng cao là cá Bạc Má, cá Cơm, cá Trích, cá Nục, cá Khế, cá Thu, cá Ngừ…
Cá Cơm gồm nhiều loài sống thành đàn nhiều ở vùng quanh Phú Quốc. Cá Bạc Má có hai loài thƣờng thay thế nhau là cá Bạc Má thƣờng (Rastrelliger kanagurta) thƣờng xuất hiện trong mùa gió Tây Nam còn trong mùa Đông Bắc loài này không thấy xuất hiện mà lại có loài Bạc Má Ba Thú (R. brachysoma)
Nhìn chung, mùa khai thác cá nổi trong vịnh chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12. Riêng ở vùng biển phía tây Cà Mau mùa cá chính kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6. Trong năm, thời kỳ hoạt động của gío mùa Đông Bắc là mùa vụ khai thác cá nổi trong vịnh có nhiều thuận lợi và cũng trong thời gian này cá Trích, cá Mòi, cá Cơm là những đối tƣợng rất phong phú.
Trữ lƣợng và khả năng khai thác xem trong bảng 47
Tóm lại: theo Chuyên khảo Biển Việt Nam (1994), với diện tích khoảng 495.937 km2, trữ lƣợng cá đáy ở biển Việt Nam (chƣa tính đến khu vực biển sâu) là 1.029.041 tấn, mật độ trung bình 2,07 tấn/km2.
Vùng biển Đông Nam bộ có diện tích khai thác lớn nhất và trữ lƣợng cá đáy cao nhất chiếm tới 67,90% tổng trữ lƣợng.
Bảng 48 : Trữ lƣợng và khả năng khai thác cá biển Việt Nam (Chuyên khảo Biển Việt Nam, 1994)
Vùng biển Loại cá Trữ lƣợng Khả năng khai thác Tỷ lệ (%)
Tấn Tỷ lệ (%) Tấn Tỷ lệ (%) Vịnh Bắc bộ (nửa Cá nổi Cá đáy 390.000 48.409 83,3 16,7 156.000 31.364 83,0 17,0 16,9
phía Tây) Tổng 438.409 100,0 187.364 100,0 Miền Trung Cá nổi Cá đáy Tổng 500.000 61.646 561.646 89,0 11,0 100,0 200.000 24.658 224.658 89,0 11,0 100,0 20,3 Đông Nam bộ Cá nổi Cá đáy Tổng 524.000 698.307 1.222.307 42,9 57,1 100,0 209.600 279.323 488.923 42,9 57,1 100,0 44,1 Tây Nam bộ Cá nổi Cá đáy Tổng 316.000 190.679 506.679 62,0 38,0 100,0 126.000 76.272 202.272 62,0 38,0 100,0 18,3 Gò nổi Cá nổi 10.000 100,0 4.000 100,0 0,4 Tổng cộng Cá nổi Cá đáy Toàn bộ 1.740.000 1.029.041 2.769.041 63,0 37,0 100,0 695.600 411.617 1.107.217 62,8 37,2 100,0 100,0
Trữ lƣợng cá đáy ở vùng biển Tây Nam bộ và nhất là vịnh Bắc bộ bị giảm sút rõ rệt, năng suất khai thác trong những năm gần đây giảm đối với các loại tàu có sức kéo khác nhau. Có nhiều nguyên nhân, song có lẽ do việc khai thác chƣa hợp lý trong thời gian qua đã ảnh hƣởng tới trữ lƣợng ở hai vùng này.
Trữ lƣợng cá nổi biển Việt Nam đƣợc xác định (chƣa tính vùng biển sâu và các gò nổi ngoài khơi) là 1.730.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác tối đa 692.000 tấn. Khả năng khai thác cá nổi lớn nhất là vùng biển Đông Nam Bộ và Miền Trung.
Từ bảng 48 cho thấy trữ lƣợng cá biển Việt Nam ƣớc tính khoảng 2.770.000 tấn, khả năng khai thác 1.108.000 tấn. Vùng biển Đông Nam bộ là vùng biển có trữ lƣợng và khả năng khai thác lớn nhất, chiếm tới 44,1% toàn quốc, sau đó là Tây Nam bộ(18,3%), khu vực miền Trung(20,3%), vịnh Bắc bộ (16,9%) và thấp nhất là vùng gò nổi (0,4%).
Tuy nhiên theo Vũ Trung Tạng (1997), những kết quả trên chỉ đề cập đến phần nguồn lợi cá chủ yếu ở những vùng nƣớc nông, gần bờ. Trong tƣơng lai nghề cá chắc chắn phải vƣơn khơi ra các vùng nƣớc sâu xa bờ. Theo ƣớc tính của FAO cho vùng nƣớc Đông Nam Á đã chỉ rằng, cá đáy ở phạm vi độ sâu từ 0 đến 500m kề lục địa với diện tích khai thác khoảng 1.300.000 km2 có thể đạt đến 4.035.000 tấn, còn sản lƣợng khai thác hữu hiệu là 2.020.000 tấn. Vùng khai thác cá nổi có diện tích lớn hơn khoảng 1.660.000 km2 với mật độ trung bình 3,1 tấn/km2, trữ lƣợng tối đa đƣợc tính là 5.160.000 tấn. Do đó, hàng năm sản lƣợng khai thác hữu hiệu có thể đạt khoảng 2.065.000 tấn.
Chính vì việc khai thác từ trƣớc đến nay tập trung cao ở vùng nƣớc nông, ven bờ, nơi chỉ chiếm khoảng 17% diện tích khai thác hữu hiệu, cho nên không chỉ không làm tăng sản lƣợng mà còn là nguy cơ gây ra sự suy giảm trữ lƣợng và đa dạng sinh học của biển. Hơn thế nữa, ngƣ cụ lạc hậu, độ chọn lọc kém, chất nổ còn dùng trong đánh cá còn phổ biến trên mọi vùng biển chƣa đƣợc ngăn chặn một cách hữu hiệu là những nguy cơ hủy hoại nguồn
lợi. Trong khi phần lớn vùng biển, từ độ sâu 30 – 50m, đến 100m là nơi tập trung của nhiều đàn cá có kích thƣớc lớn, giá trị kinh tế cao mà nghề cá nƣớc ta chƣa vƣơn tới.
Theo quy hoạch phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010, khả năng khai thác cho phép của các vùng:
- Vịnh Bắc bộ: 272.500 tấn, chiếm tỷ lệ: 16,3 %. - Miền Trung : 242.600 tấn, chiếm tỷ lệ: 14,5%. - Đông Nam bộ: 830.400 tấn, chiếm tỷ lệ: 49,7%.