Việc đắp đập chắn ngang sông và xây dựng các hồ chứa

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 124 - 125)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1 Môi trƣờng và nguồn lợi hải sản

c.Việc đắp đập chắn ngang sông và xây dựng các hồ chứa

Ảnh hƣởng ở khu vực hồ. Ngoài những ảnh hƣởng tốt là tạo thành vùng nƣớc rộng lớn để nuôi và khai thác cá, còn có một ảnh hƣởng xấu là:

+ Làm thay đổi chất lƣợng nƣớc, phân tích nhiệt độ, thành phần hóa học và phần dinh dƣỡng dẫn tới là thay đổi sinh thái quần thể động thực vật ở vùng hồ.

+ Làm mất đi một số loài sống ở nƣớc chảy, nƣớc tĩnh và nƣớc nông. Thành phần các loài cá trong hồ chứa đều giảm đi so với các sông hình thành ra nó.

+ Làm giảm đi một số loài cá quý nhƣ: cá Chiên, cá Lăng, Chầy đất, Chây Tràng ở hồ chứa Hòa Bình và Thác Bà. Sau khi chắn đập ở cửa Hà ra sông Châu Trúc(Bình Định) năm 1979 sản lƣợng 3 loài cá Chình, cá Dầy, tôm Sú ở đầm Trà Ô giảm nghiêm trọng.

+ Làm mất các bãi đẻ của nhiều loài cá kinh tế. Ảnh hƣởng thƣợng lƣu hồ

+ Làm ngập ứ, úng ở đoạn sông phía trên hồ chứa với nhiều hồ chứa đoạn này kéo dài hàng chục, hàng trăm km và các cửa sông nhánh kéo dài thời gian làm úng ngập các nơi này. Hậu quả phù sa lắng đọng làm ảnh hƣởng đến các bãi đẻ và sự di chuyển của cá đẻ. Đồng thời cũng làm tăng cao mức nƣớc ngầm gây úng, lầy, chua hóa ở ven sông.

+ Tốc độ dòng chảy chậm lại làm thay đổi cuộc sống của thủy sinh vật, cá nƣớc chảy nhƣờng chỗ cho các loài cá nƣớc tĩnh, làm mất đi một số giống loài quý, thay vào đó có thể phát triển nuôi cá hồ, phải mất một thời gian dài mới ổn định đƣợc.

+ Tốc độ nƣớc thay đổi nguồn nƣớc ở hồ và vùng ngập ứ giảm nhiều lần, đồng thời làm giảm nhiều khả năng tự làm sạch nguồn nƣớc.

Ảnh hƣởng hạ lƣu đập

+ Trƣớc hết việc chặn dòng chảy đã làm nhiều loài cá biển, cá nƣớc ngọt từ hạ lƣu không thể lên đẻ đƣợc làm giảm 40-50% sản lƣợng cá bột sông Hồng và giảm bổ sung sông và biển (Nguyễn Văn Hảo, 1994, Vũ Trung Tạng, 1989).

+ Việc tích nƣớc với lƣợng lớn và việc vận hành của các hồ, đặc biệt là các hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lũ ở hạ du (Hòa Bình, Thác Bà…). Làm thay đổi chế độ thủy học ở vùng hạ lƣu khá sâu sắc.

+ Hàng năm hồ Hòa Bình giữ lại một khối lƣợng lớn nƣớc và phù sa (chiếm tới 80% lƣợng phù sa sông Đà) gây một số tổn thất lớn cho hạ lƣu.

+ Sự thay đổi tình hình lũ dẫn đến thay đổi tình hình ngập bãi và xâm nhập mặn.

+ Đối với các vùng cửa sông ven biển (Vũ Trung Tạng, 1989) báo động “Nếu tốc độ lấn biển trƣớc đây trên toàn tuyến từ cửa Hòa đến cửa Đáy trung bình thay đổi từ 25-80 m/năm thì sau khi sông Đà bị chặn lại tốc độ này bị giảm đi khoảng 50%.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 124 - 125)