TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NGUỒN LỢI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 117 - 121)

VIỆT NAM

Vùng biển nƣớc ta có một tiềm năng nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú, có nhiều đặc sản nhiệt đới có giá trị. Nguồn lợi sinh vật này chủ yếu mang tính chất bản địa, cƣ trú trên dải ven biển và thềm lục địa, ngoài ra, cũng có một bộ phận từ vùng khơi biển Đông di nhập vào. Việc khai thác nguồn lợi sinh vật biển nƣớc ta hiện nay nhìn chung còn ở qui mô nhỏ, giới hạn ở vùng biển nông ven bờ dƣới 50m với phƣơng tiện kỹ thụât còn hạn chế, năng suất thấp, khai thác còn chƣa đi đôi với việc bảo vệ nguồn lợi, môi trƣờng, vì vậy đã có những dấu hiệu giảm sút trữ lƣợng những đối tƣợng hải sản có giá trị do đánh bắt quá mức, suy thoái môi trƣờng ven biển. Mặt khác tiềm năng nguồn lợi hải sản vùng khơi, tiềm năng nuôi trồng hải sản còn chƣa khai thác hết, trình độ khai thác còn thấp, hiệu quả khai thác, giá trị sản phẩm chƣa cao, do hạn chế về đầu tƣ vốn và kỹ thuật cũng nhƣ về quan hệ thị trƣờng...

Một nguyên nhân quan trọng của tình hình trên đây là cơ sở khoa học, công nghệ của việc khai thác sinh vật biển nƣớc ta chƣa đƣợc đảm bảo, nhiều vấn đề còn chƣa giải quyết đƣợc đầy đủ để có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nhƣ qui luật phân bố, dự báo biến động nguồn lợi, sinh thái môi trƣờng nuôi, các vấn đề sinh học biển...

IX.1 Tiềm năng nguồn lợi

Chuyên khảo Biển Việt Nam (1994) đã tổng hợp lại những tƣ liệu kết quả nghiên cứu trên 50 năm điều tra khảo sát biển Việt Nam và đƣa ra những hiểu biết cơ bản về tiềm năng nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam nhƣ sau:

1. Biển Việt Nam có nguồn lợi cá biển có thể đánh giá ở mức độ trung bình, trữ lƣợng khoảng 3 triệu tấn, trong đó cá nổi nhiều hơn cá đáy. Cần chú ý là số liệu trên đây chủ yếu chỉ mới tính trữ lƣợng cá ven bờ, trong khả năng phƣơng tiện khảo sát, đánh bắt, ở độ sâu dƣới 200m. Ngoài ra còn nguồn lợi cá nổi đại dƣơng di cƣ vào vùng biển Việt Nam theo mùa (cá Thu, cá Ngừ...) và cá vùng sâu trên 200m còn chƣa đánh giá đầy đủ.

Với trữ lƣợng nhƣ đã tính toán trên đây, khả năng khai thác hàng năm có thể tới 1,2 triệu tấn, trong đó 2/3 là cá tầng trên. Đối tƣợng khai thác đa dạng, nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao. Hoạt động khai thác có thể tiến hành quanh năm. Mặt thuận lợi của việc khai thác là các bãi cá quan trọng tập trung ở vùng gần bờ, ở độ sâu không lớn (dƣới 100m), thềm lục địa có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nền đáy ít phức tạp. Mặt không thuận lợi là các đàn cá không lớn, phân tán, chủ yếu là các đàn cá bản địa rất dễ bị giảm sút trữ lƣợng nếu không khai thác hợp lý.

2. Bên cạnh cá biển, có một nguồn lợi đặc sản ngoài cá phong phú, đa dạng mà cho tới nay còn chƣa đánh giá và khai thác đƣợc đầy đủ. Các đối tƣợng đã biết và đã đƣợc khai thác đạt hiệu quả kinh tế cao là mực, khả năng khai thác khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm. Tôm biển khoảng 50.000 – 60.000 tấn/năm, Rong biển (rong câu, rong mơ), Yến sào. Các đối tƣợng có triển vọng là Thân mềm (điệp, sò, ngao, don...), Sứa biển, Cua biển, Hải Sâm, Chim biển, Rùa biển... Ngoài các đối tƣợng đặc sản là thực phẩm còn có các đặc sản nhiệt đới có gía trị khác nhƣ: San hô đỏ, đen, cá san hô, các loài trai ốc... làm mỹ phẩm, các loại rong biển làm thực phẩm và nguyên liệu, dƣợc liệu... Các đối tƣợng nói trên đã bƣớc đầu đƣợc thăm dò, khai thác, song còn chƣa khai thác hết khả năng, do chƣa hiểu biết đƣợc đầy đủ nguồn lợi cũng nhƣ chƣa tiếp cận đƣợc với thị trƣờng đặc sản thế giới.

Nguồn lợi đặc sản ngoài cá không chỉ có ở dƣới biển mà còn có cả ở trên bãi triều cửa sông với sản lƣợng đáng kể nhƣng phân tán, còn chƣa đƣợc khai thác hợp lý.

3. Thuộc về nguồn lợi sinh vật biển tiềm năng còn phải nói đến các sinh vật biển là đối tƣợng dễ sử dụng vào việc tinh chế các chất có hoạt tính sinh học (bioactifs) có giá trị dƣợc liệu cao, hiện nay đang đƣợc rất chú trọng khai thác sử dụng trong ngành Dƣợc học biển (Marine Pharmacology). Đây là những loại dƣợc liệu có triển vọng điều trị đƣợc các bệnh hiểm nghèo nhƣ: tim mạch, thần kinh, ung thƣ... Các sinh vật biển nhiệt đới của biển Việt Nam là nguồn đối tƣợng tìm kiếm phong phú của hƣớng khai thác này, đặc biệt là các nhóm:

san hô, hải miên, cá nóc, rắn biển, sam, rong biển... hiện đã và đang đƣợc nghiên cứu sử dụng.

4. Một nguồn lợi sinh vật quan trọng của biển nhiệt đới Việt Nam là rừng ngập mặn, các rạn san hô và ven đảo..., vừa cung cấp sản phẩm vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt điều hoà môi trƣờng sống ở biển. Với diện tích hàng trăm nghìn ha rừng ngập mặn ven biển, các vùng san hô rộng lớn ở ven bờ và vùng khơi, đây cũng là nguồn lợi thiên nhiên tiềm năng quan trọng cần đƣợc chú ý nghiên cứu khai thác, bảo vệ.

5. Môi trƣờng nuôi trồng hải sản ven biển phải đƣợc coi nhƣ một nguồn lợi tiềm năng to lớn có ý nghĩa chiến lƣợc trong phát triển kinh tế biển nƣớc ta. Với một diện tích vùng nƣớc, bãi triều cửa sông, vũng vịnh đầm phá ven biển khoảng 500.000 ha. Với điều kiện môi trƣờng nuôi trồng hải sản (chế độ nhiệt, độ mặn, trao đổi nƣớc, cơ sở thức ăn, nguồn giống...) thuận lợi, lịch thời gian nuôi trồng chiếm phần đáng kể (trên 6 tháng) trong năm, nếu đƣợc đầu tƣ vốn và kỹ thuật, có thể cho một sản lƣợng hải sản do nuôi trồng đáng kể.

Mặt không thuận lợi là thời tiết mùa đông lạnh ở vùng phía Bắc, vụ mƣa làm độ mặn giảm thấp, các quá trình phèn hoá làm suy thoái môi trƣờng ở các đầm nuôi vùng bãi triều của sông thƣờng xảy ra do việc xây dựng, sử dụng không hợp lý.

IX. 2 Hiện trạng khai thác nguồn lợi

1. Khai thác nguồn lợi hải sản trong những năm đầu thế kỷ 21 đã tăng dần từ 1.481.175 tấn (2001) đến 1.647.482 tấn (2003) vƣợt gấp đôi sản lƣợng khai thác trong năm 1990 là 700.000 tấn. Trong đó khai thác xa bờ cũng tăng từ 584.253,6 tấn trong năm 2001 lên đến 845.214,6 tấn trong năm 2003, chiếm 51,3% tổng sản lƣợng khai thác.

Trong sản lƣợng khai thác hải sản năm 2003, sản lƣợng khai thác cá các loại đạt 1.227.525 tấn chiếm 74,5% tổng sản lƣợng. Sản lƣợng tôm đạt 91.850 tấn chiếm 5,6%, còn lại là các loài hải sản khác.

Trong sản lƣợng khai thác của nghề cá xa bờ năm 2003, sản lƣợng khai thác cá đạt 657.512,2 tấn chiếm 77,8% của nghề cá này; sản lƣợng tôm đạt 39.787,1 tấn chiếm 4,7%, còn lại là các loài hải sản khác.

2. Về nuôi trồng hải sản, diện tích nuôi nƣớc mặn và nƣớc lợ ở những vùng cửa sông tăng dần trong những năm gần đây. Năm 2001 diện tích nuôi mặn lợ của cả nƣớc là 502.201,9 ha thì đến năm 2003 đã tăng lên 612.777,8 ha. Trong năm 2003, diện tích nuôi trồng hải sản ở Nam Bộ là 531.412 ha chiếm đến 86,7% diện tích cả nƣớc, đặc biệt hai tỉnh Bạc Liêu có 112.194 ha và Cà Mau là 248.925 ha.

Diện tích nuôi tôm chiếm tỷ lệ lớn với 90,7% diện tích nuôi hải sản trong năm 2001, và đến năm 2003 đã chiếm đến 93,8% tổng diện tích nuôi trồng hải sản.

Phƣơng thức nuôi còn thô sơ, ở mức quảng canh hoặc bán thâm canh, chủ yếu dựa vào điều kiện thiên nhiên, năng suất còn thấp. Nuôi thâm canh công nghiệp mới chỉ bắt đầu thử nghiệm với tôm sú. Nghề nuôi trồng phát triển mạnh ở vùng biển phía Nam, kém phát triển ở vùng biển phía Bắc, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi khác nhau, cũng nhƣ tập quán làm ăn ở mỗi vùng.

3. Tuy nhiên khi so sánh với mức sản lƣợng khai thác tối đa cho phép đối với nguồn lợi cá và tôm của các nhà khoa học nghề cá đã đƣa ra thì sản lƣợng khai thác trong những năm vừa qua đã vƣợt ngƣỡng. Hiện nay đã có nhƣng hiện tƣợng giảm sút trữ lƣợng hải sản ở vùng biển ven bờ nhƣ đã thấy ở nhiều đối tƣợng khai thác nhƣ: cá Mòi, cá Cháy... có nguy cơ tuyệt chủng, sản lƣợng hàng năm của một số loài có giá trị cao nhƣ: cá Hồng, cá Sạo, cá Dƣa, cá Nục, cũng nhƣ một số đặc sản nhƣ: Ngọc trai, Vẹm xanh, tôm he, tôm hùm... ở ven biển cũng giảm sút nhanh chóng, có loài trong vài năm giảm tới hàng chục lần.

Nguyên nhân của tình hình này là do: khai thác quá mức, không thực hiện đúng những qui định về kích thƣớc đối tƣợng khai thác, mùa vụ khai thác, sử dụng các phƣơng tiện đánh bắt có tác hại đối với trữ lƣợng hải sản, nhƣ sử dụng lƣới mắt nhỏ, phát triển lƣới kéo đáy ở vùng nứơc nông dƣới 30m, dùng ánh sáng cƣờng độ quá cao, chất nổ... diệt cả cá con v.v...

Mặt khác do phát triển các phƣơng tiện khai thác xa bờ thiếu định hƣớng cùng với các nghiên cứu dự báo về nguồn lợi thủy sản vùng biển xa bờ còn thiếu đã dẫn đến tình trạng một bộ phận ngƣ dân đánh cá xa bờ làm ăn thua lỗ không hòan trả đƣợc vốn vay đóng tàu. Những vấn đề trên đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của ngành thủy sản.

4. Cùng với các đối tƣợng khai thác, môi trƣờng sinh thái, nơi cƣ trú, sinh trƣởng phát triển của sinh vật biển đặc biệt là ở ven biển và ở các đảo vùng khơi bị suy thoái nghiêm trọng. Điển hình nhất là rừng ngập mặn ven biển vùng phía Nam chỉ sau 10 năm chiến tranh đã bị tàn phá tới hàng trăm ha, các rạn san hô ven biển miền Trung cũng bị tàn phá nặng nề. Nguyên nhân chủ yếu là do khai thác vật liệu san hô bừa bãi để làm mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, dùng chất nổ đánh cá trên rạn san hô, khai thác gỗ, củi, phá rừng sú vẹt ven biển để làm đầm nuôi tôm vô tổ chức.

CHƢƠNG III: BẢO VỆ CÁC HỆ SINH THÁI VÀ MÔI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN SINH VẬT THỦY SẢN LIÊN QUAN ĐẾN SINH VẬT THỦY SẢN

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)