Là nhóm có số lƣợng loài đông nhất, bao gồm những loài tôm sống chủ yếu ở độ sâu dƣới 50m. Đặc biệt quan trọng là hầu hết các loài tôm có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao đều tập hợp trong nhóm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đánh bắt còn chƣa phát triển về mặt trang bị kỹ thuật ở nƣớc ta. Tiêu biểu nhất cho nhóm này là các loài: Penaeus merguiensis, P. indicus, P. chinensis, P. semisulcatus, P. monodon, P. latisulcatus, Metapenaeus ensis, M. joyneri, M. brevicornis, M. intermedicus, M. affinis, Parapenaeopsis sculptilis, P. gracillima, P. hardwickii, P. hungerfordi.
- Nhóm phân bố rộng:
Đây là nhóm quan trọng thứ 2, bao gồm những loài có phạm vi phân bố rộng theo độ sâu từ bờ đến 200m. Nhóm này đƣợc phân thành 2 nhóm phụ:
+ Nhóm phụ phân bố rộng:
Nhóm này bao gồm các loài thích nghi từ bờ đến độ sâu 160m, trong đó có những loài tôm kinh tế và xuất khẩu quan trọng không những đối với nghề đánh bắt gần bờ mà cả đối với nghề đánh bắt xa bờ.
Tiêu biểu nhất cho nhóm này là: Penaeus japonicus, P. canaliculatus, Metapenaopsis palmensis, M. barbata, M. toloensis, Trachypenaeus longipes, T. pescadoreensis, Atypopenaeus stenodactylus.
Gồm những loài tôm thích nghi với độ sâu từ 50m đến 200 – 300m nhƣ các loài:
Solenocera pestinata, S. melantho, S. Chopraj, S. koelbeli, Hadropenaeus lucassii, Parapenaeus sextaberculatus, P. fissurus, Aristtaeomorpha foliacea.
- Nhóm biển sâu:
Sự có mặt của các loài tôm thuộc họ Penaeidae trong nhóm này ở vùng biển sâu cùng với các loài tôm thuộc các họ tôm khác nhau nhƣ Palinuridae, Nephropidae, Scyllaridae, Pandalidae, Cragoniidae v.v... có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với nghề đánh tôm xa bờ trong tƣơng lai. Các loài tôm trong nhóm này chỉ bắt gặp ở độ sâu từ 140 – 150m đến 400 – 500m. Đại diện điển hình cho nhóm này là các loài Penaeus manginatus, Parapenaeus australiensis, Metapenaeopsis provocatoria, Penaiopsis rectacuta, Haliporaides sibogae, Aristeus virilis, Plesiopenaeus edwardsianus, Sicyoria lancifer và Funchalia woodwardi.
Ngoài những đặc điểm phân bố theo địa lý tự nhiên, phân bố theo độ sâu, các loài tôm của họ tôm he biểu hiện đặc điểm phân bố theo điều kiện môi sinh: chất đáy - độ mặn - độ trong... khác nhau. Hầu hết họ tôm he ƣa thích vùng biển có đáy bùn, bùn cát, hoặc cát bùn. Rất ít loài tôm he cƣ trú ở những nơi có nền đáy phức tạp.
Căn cứ theo đặc điểm phân bố chung có thể phân thành các nhóm sinh thái chính nhƣ sau: - Nhóm cửa sông:
Đây là nhóm tôm có số lƣợng loài đông nhất, gồm những loài trong chu kỳ vòng đời của chúng có giai đoạn tôm con thích nghi với điều kiện vùng nƣớc và bãi sú vẹt cửa sông và gần cửa sông. Nhóm này đƣợc phân thành hai nhóm phụ:
+ Nhóm phụ rộng muối:
Nhóm này bao gồm những loài thích nghi với khu vực có đáy bùn, cát bùn ven sông, ven biển giáp cửa sông, nơi có độ trong thấp và biên độ giao động của độ mặn lớn, kể cả giai đoạn trƣởng thành. Đại diện cho nhóm này là: Metapenaeus ensis, P. monodon.
+ Nhóm phụ hẹp muối:
Nhóm phụ này có số lƣợng loài đông, bao gồm những loài thích nghi với vùng cửa sông nhƣng hẹp muối. Thời kỳ ấu trùng và tôm con (Juv) sinh sống ở vùng cửa sông, ven sông, ven biển giáp cửa sông, nhƣng khi trƣởng thành chúng chỉ thích nghi với độ mặn của nƣớc cao và ổn định hơn, do đó khi đã trƣởng thành chúng dần dần di chuyển khỏi khu vực cửa sông ra vùng nƣớc có độ mặn, độ trong cao và ổn định hơn. Đại diện tiêu biểu cho nhóm này là các loài: Penaeus merguiensis, P. penicillatus, P. indicus, P. chinensis, Metapenaeus affinis, M. brevicornis, M. joyneri, M. tenuipes, M. moyeoi, M. malaccaensis, Parapenaeopsis hardwickii, P.sculptilis, P. gracillima, Solenocera crassicornis...
Trong nhóm này có các loài Penaeus merguiensis, P. chinensis, P. indicus, P. penicillatus
thể là đối tƣợng nuôi thƣơng phẩm tốt ở khu vực nƣớc lợ ven biển đạt đến kích thƣớc từ 200 – 100 con/kg.