Biển và nguồn lợi cá biển.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 35 - 37)

I. NGUỒN LỢI VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ BIỂN THẾ GIỚ

I.1. Biển và nguồn lợi cá biển.

Diện tích quả đất khoảng 510 triệu km2, trong đó diện tích đại dƣơng và biển chiếm khoảng 361 triệu km2, nghĩa là chiếm 71% diện tích quả đất. Chiều sâu tối đa của đại dƣơng đã biết khoảng 11.000 m. Diện tích các vùng đại dƣơng có chiều sâu trên 3.000 m chiếm khoảng 51 - 58% toàn bộ diện tích nƣớc biển.

Do vậy, vấn đề khai thác đầy đủ và hợp lý nguồn lợi sinh vật biển là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của con ngƣời để làm thức ăn và các mục đích kinh tế khác. Tuỳ theo sự hoàn thiện kỹ thuật khai thác mà con ngƣời đã tiến dần từ các vùng nƣớc nông ven bờ đến vùng thềm lục địa và ra đại dƣơng.

Theo thống kê của FAO, tổng sản lƣợng thủy sản thế giới tăng dần từ 19,3 triệu tấn vào năm 1950 đến hơn 100 triệu tấn vào năm 1989 và đạt đƣợc 134 triệu tấn vào năm 2002. Sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc đóng góp nhiều nhất trong tổng sản lƣợng thủy sản thế giới. Năm 1950, sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc là 16,7 triệu tấn chiếm 86% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới và, vào năm 1980 sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc đã tăng lên 62 triệu tấn cũng chiếm 86% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới. Tuy nhiên trong vòng hai thập kỷ qua sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đã tăng nhanh hơn cho nên vào năm 2002, tổng sản lƣợng cá biển khai thác đƣợc tuy tăng lên 84,5 triệu tấn nhƣng chỉ chiếm 63% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới (134,3 triệu tấn).

Bảng 25: Sản lƣợng cá biển thế giới khai thác (triệu tấn) trong 10 năm (1994-2003) (Thống kê của FAO, 2000, 2004)

Năm Sản lƣợng Năm Sản lƣợng 1994 1995 1996 1997 1998 84,7 84,3 86,0 86,1 79,6 1999 2000 2001 2002 2003 85,2 86,8 84,2 84,5 81,3

Sản lƣợng cá biển khai thác trong những năm qua chỉ dao động trong khoảng 80-86 triệu tấn (trung bình 84 triệu tấn). Sở dĩ có tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân, có thể do nguồn lợi đã dần cạn kiệt, do chính sách của nhiều quốc gia hƣớng đến nghề cá bền vững nên hạn chế khai thác một số nguồn lợi cá, cũng có nguyên nhân từ việc khoa học kỹ thuật tiến bộ, cải tiến ngƣ cụ đánh bắt và tính chọn lọc ngƣ cụ cao nên đã giảm thiểu đƣợc sản lƣợng cá bị đánh bắt kèm theo các đối tƣợng khai thác chính hay cá con...

Trong năm 2002, các nƣớc có sản lƣợng khai thác thủy sản cao trên 2 triệu tấn là Trung Quốc (16,6 triệu tấn), Peru (8,8 tr tấn), Mỹ (4,9 tr tấn), Indonesia (4,5 tr tấn), Nhật Bản (4,4 tr tấn), Chilê (4,3 tr tấn), Ấn Độ (3,8 tr tấn), Nga (3,2 tr tấn), Thái Lan (2,9 tr tấn) và Na Uy (2,7 tr tấn).

Tổng số loài cá có trong đại dƣơng thế giới khoảng 20 000 loài, trong đó có nhiều loài chƣa đƣợc khai thác. Số loài cá đã khai thác khoảng 450 loài, nhuyễn thể khoảng 100 loài và giáp xác khoảng 50 loài. Số loài cá có sản lƣợng cao trong tổng sản lƣợng cá biển khai thác của thế giới khoảng 10 nhóm loài nhƣ cá trích và cá cơm chiếm 30%, cá tuyết 10%, cá ngừ, cá nục, cá thu...2-3% (Nguyễn Phi Đính, 1997).

Tuy nhiên, từ thực tế nghề khai thác thuỷ sản thế giới trong vài thập kỷ gần đây đã cho thấy nguồn lợi thuỷ sản đang báo động khi sản lƣợng khai thác đang có xu hƣớng giảm. Nhiều loài cá kinh tế là đối tƣợng khai thác truyền thống, là nguồn thực phẩm quan trọng và quý giá đã bị tổn thƣơng nghiêm trọng, khả năng tự tái tạo lại quần đàn đang là dấu hỏi lớn. Nhiều ngƣ trƣờng, nhiều vùng biển trƣớc đây đƣợc xếp vào loại giàu có thì nay đã trở nên nghèo nàn, nghề cá đang đứng trƣớc nguy cơ suy sụp cả về khối lƣợng lẫn hiệu quả. Cùng lúc đó, dân số thế giới tiếp tục tăng, nhu cầu về thuỷ sản ngày một cao hơn lại càng là sức ép đè nặng lên nguồn lợi thuỷ sản vốn đang bị cạn kiệt nhanh chóng.

Nguyên nhân thì nhiều trong đó những nguyên nhân khách quan chủ yếu là sự nóng lên của khí hậu toàn cầu kéo theo sự biến đổi lớn về các điều kiện khí tƣợng thuỷ văn và hải dƣơng học. Một trong số đó là hiện tƣợng các dòng hải lƣu nóng và lạnh ở các đại dƣơng có sự biến động và điều chỉnh, khiến cho các điều kiện khí hậu và hải dƣơng biến đổi theo. Thí dụ, sự hoạt động của các dòng hải lƣu nổi tiếng ở Bắc Thái Bình Dƣơng có sự biến đổi, kéo theo sự biến đổi các vùng nƣớc trồi nổi tiếng ở phía Tây - Bắc Thái Bình Dƣơng, là khu vực khí hậu ôn hoà và rất giàu có về thức ăn cho thuỷ sản và cũng là bãi đẻ lý tƣởng của nhiều loài cá kinh tế. Các điều kiện nhiệt độ, thức ăn ở các khu vực này biến đổi sẽ làm giảm sút rất lớn sự sinh sản và sự tái tạo quần đàn của nhiều loài cá. Ảnh hƣởng của hiện tƣợng khí hậu nổi tiếng El Nino đến nguồn lợi cá nổi ở vùng biển Ðông - Nam Thái Bình Dƣơng cũng là thí dụ khá điển hình. Sự biến đổi về khí hậu và hải dƣơng học tác động đến nguồn lợi thuỷ sản là vấn đề rất lớn, rất phức tạp đang đƣợc các nhà khoa học của nhiều nƣớc tiếp tục nghiên cứu làm rõ.

Bên cạnh các nguyên nhân khách quan thì các nguyên nhân chủ quan luôn đƣợc xác định là rất quan trọng, trực tiếp và nhanh chóng góp phần làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Trong số rất nhiều các nguyên nhân chủ quan thì việc khai thác bừa bãi, quá mức, mang tính huỷ diệt và không quản lý đƣợc đang diễn ra thƣờng xuyên trên khắp các vùng biển thế giới đƣợc coi là nguy cơ lớn nhất. Ðể thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng, để chạy theo lợi nhuận, ngƣời ta đã bất chấp tất cả, tiến hành khai thác ào ạt và chỉ nhằm vào một số đối tƣợng có giá trị cao, nhanh chóng làm cạn kiệt trữ lƣợng của chúng. Sản lƣợng khai thác tăng nhanh và lớn quá mức, vƣợt xa khả năng tự tái tạo nguồn lợi của thuỷ sản bất chấp các khuyến cáo khoa học, bất chấp luật pháp của quốc gia và quốc tế đƣợc coi là nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm nhanh nguồn lợi nhiều loài thuỷ sản quý. Ngoài ra, việc các vùng nƣớc bị thu hẹp, bị xuống cấp do sử dụng không đúng, nạn ô nhiễm môi

trƣờng trầm trọng đang diễn ra ở nhiều nơi, việc quản lý nguồn lợi, quản lý nghề khai thác bị xem nhẹ hay buông lỏng cũng đều là nguyên nhân quan trọng đƣa đến sự cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

Trƣớc tình hình đó việc đề ra các giải pháp và các hành động thiết thực, hiệu quả để ngăn chặn ngay sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này là hết sức cần thiết.

.2. Nghề cá thế giới.

Hình 1: Phân vùng thống kê nghề cá biển của FAO (theo FAO Fisheries Technical Paper. No. 457)

Điểm qua nghề khai thác của một số vùng khai thác quan trọng hiện nay theo bản đồ phân vùng thống kê của FAO trên thế giới nhƣ sau:

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)