Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 125 - 128)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1 Môi trƣờng và nguồn lợi hải sản

e. nhiễm môi trường nước

Sự nhiễm bẩn do các hoạt động của sản xuất nông nghiệp

- Thuốc trừ sâu, các hóa chất và phân bón hóa học trong công nghiệp là vấn đề chủ yếu với môi trƣờng nƣớc ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, đặc biệt là các vùng thâm canh lúa. Đa số các thuốc dùng là phốt phát hữu cơ (48%), hoặc Cacbonat 36%, Pyrethroid (7%) và gốc Chlorine (8%) (Phạm Thị Dung, 1993) tác dụng độc lên cá và động vật không xƣơng sống khác. Việc sử dụng phân hóa học cũng có ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 1980 đã sử dụng 380.000 tấn UREE, 170.000 tấn DAP và 800.000 tấn KCE. Ngoài tác động tích cực lên mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong các thủy vực, nó còn gây ra hiện tƣợng giàu dinh dƣỡng ở một số thủy vực nhỏ, thúc đẩy tạo sự phát triển quá mức và khi chúng chết phân hủy gây thối rữa.

- Việc dùng phân tƣơi làm phân bón trực tiếp cho các ao cá hoặc bón phân không đƣợc xử lý hoặc xử lý sơ sài đã gây ô nhiễm.

- Việc nƣớc bị nhiễm bẩn và thiếu nƣớc trong mùa khô đã làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nuôi thủy sản ở nhiều nơi.

Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Hầu hết các hệ sinh thái ở các vùng nƣớc thải thành phố và khu đông dân đều bị ô nhiễm.

Theo kết quả phân tích tình trạng nƣớc thải ở kênh ngòi thuộc Hà Nội và cả thành phố Hồ Chí Minh cho thấy bị nhiễm bẩn nặng (bảng 60).

Bảng 60: Thành phần các chất trong nƣớc thải (mg/l) (Theo Nguyễn Viết Phổ, 1992)

Thành phố cặn Độ Chất lơ lửng O2 BOD5 COD NH4+ pH

Số vi trùng con/lít Hà Nội TP. Hồ Chí Minh 460 - 155 - 0,5 1,0 79 122 138 195 25 27 7,4 6,6 - 210.1010 Ngay vùng đồng bằng sông Cửu Long các chỉ tiêu vừa nhận đƣợc cho thấy chỉ số Coliform cao, hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp, chất hữu cơ trong nƣớc cao, BOD ở một số kênh rạch trong thành phố đo đƣợc năm 1990-1991 là 18-150mg/L cao hơn 3,6 đến 10 lần quy định tiêu chuẩn nƣớc uống của Việt Nam và EEC (Nguyễn Văn Trọng, 1993).

Ô nhiễm do nước thải công nghiệp và quá trình đô thị hóa.

- Thành phố Hà Nội

Nguồn nƣớc thải sinh hoạt còn từ một số xí nghiệp công nghiệp nhƣ : da, dệt,hóa chất, cơ khí… tập trung nhiều ở vùng Thƣợng Đình. Nƣớc đƣợc đƣa ra sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngƣu và cuối cùng là sông Nhuệ.

Lƣợng nƣớc thải hơn 40.000 m3/ngày(Khu Thƣợng Đình 8.000 m3), nƣớc thải công nghiệp 115.000 m3/ngày(Khu Thƣợng Đình 25.000 m3/ngày). Do vậy nƣớc các sông rất bẩn, màu xẫm, mùi thốI hoặc tanh pH =7,5, hàm lƣợng O2 nhiều khi bằng không, BOD trên 30 mg/l, NH4+ bình quân 20 mg/l, NO2- 1 mg/l, KOH 245 mg/l, nhiều loài cá không thể sống đƣợc ở các sông này.

- Khu Lâm Thao – Việt Trì.

Tập trung các nhà máy hóa chất, chế biến thực phẩm : dệt, giấy Bãi Bằng. Lƣợng nƣớc thải vào nƣớc Cam Trì 7.000 m3/giờ làm nƣớc sông bẩn nặng.

Nhà máy Super Lâm Thao thải 720 m3/giờ vớI pH = 6, nƣớc màu vàng NaCl 58,5 mg/l, NH4+ = 2,1 mg/l, NO2- là 0,24 mg/l, Fe là 19 mg/l, BOD là 23,7 mg/l, COD là 74,5 mg/l. Nhà máy giấy Bãi Bằng xa hơn 6.000 m3/giờ, pH = 8, NaCl là 23,4 mg/l, H2S là 11,4 mg/l, COD là 47mg/l, BOD là 6,5 mg/l.

Nƣớc sông Lô đoạn này bị ô nhiễm H2S nặng có mùi trứng thối. Nƣớc sông Hồng khu vực Phong Châu(Vĩnh Phú) có hàm lƣợng phenol từ 0,015 – 2,020 mg/l cao hơn mức cho

phép với mức nuôi cá (0,02 mg/l). Do đó ở đoạn sông này đã mất các bãi cá Mòi, Cháy, Anh vũ và Cá Chép. Đây là tuyến ngã ba sông nên nhiều cá bột của các loài cá đẻ ở trung và thƣợng nguồn trôi đến đây cũng chết nhiều.

- Khu công nghiệp Thái Nguyên.

Khu gang thép Thái Nguyên lƣợng nƣớc thải ra chiếm tới 15% lƣu lƣợng nƣớc sông Cầu mùa cạn. Nƣớc thải có mùi Phenol, pH = 7,6 – 8,2, Na 0,3 mg/l, NH4+ khoảng 15 – 30 mg/l, COD 87 - 126 mg/l, O2 là 2,6 – 4,2 mg/l. Nƣớc thải của nhà máy có mùi thối, pH =8,4 – 9,0, NO2-

= 0,5 mg/l, NH4+ là 4mg/l, COD là 157 – 532 mg/l, nhiều chỉ tiêu quá giới hạn cho phép, nguồn lợi cá sông Cầu giảm sút, nhiều loài cá nhiễm Phenol nặng, thịt cá ăn có mùi rất khó chịu.

- Khu công nghiệp dệt Nam Định

Các nhà máy xả thẳng vào kênh tiêu nƣớc và kênh Cốc Thành. Lƣu lƣợng nƣớc khoảng 8.00 m3/giờ có nhiều muối Nasulphua, NaCO3, Nasilicat, NaOH, H2SO4, HCl,…chất hữu cơ chủ yếu là hồ tinh bột Callulose, Polyester, thuốc nhuộm,…nƣớc thải có màu đen, thối.

- Khu công nghiệp Tam Bạc – Hải Phòng.

Có các nhà máy xi măng, ăcquy , mạ điện, giấy,…xả nƣớc ra sông Tam Bạc qua bảng 61:

Bảng 61 : Một số chỉ tiêu lý, hoá học của nƣớc thải khu công nghiệp Tam Bạc Hải Phòng (Theo Nguyễn Viết Phổ, 1992)

Nhà máy pH Chất lơ lửng O2 BOD Fe Các độc tố khác Xi măng 7,5 350 2,3 10 - - Ăc quy 6,0 150 2,2 12 2,7 Pb, Zn Mạ điện 5,5 300 3,0 - - Pb, Zn, Cr Giấy 7,5 270 2,5 146 - Sulphua, kền

- Khu công nghiệp Tham Lƣơng – Thành Phố Hồ Chí Minh

Có hai khu công nghiệp nhiễm bẩn nƣớc thải công nghiệp và tổng lƣu lƣợng nƣớc thải khoảng 500.000 m3

/ngày.

+ Khu vực kênh Tham Lƣơng lƣu lƣợng nƣớc thải ra kênh tới 60.000 m3/ngày, nƣớc màu đen, mùi hôi thối ô nhiễm nặng, chúng đƣợc biểu hiện qua bảng sau :

Bảng 62 : Một số chỉ tiêu lý hóa ở khu công nghiệp Tham Lƣơng thành phố Hồ Chí Minh (Theo Nguyễn Viết Phổ, 1992)

Nhà máy pH Vẩn

cặn COD BOD Dầu NH4

+ NO2 PO4 SO4 Cl- NO2 PO4 SO4 Cl- Bột ngọt Thiên hƣơng 2,85 455 26,8 70 15 2,5 1,65 15 12 0 Bột ngọt ViFon 4,0 830 15,8 285 Vinatexco 11,8 485 14,5 11,2 3,2 3,06 13

Nakidaco 6,2 370 223 500 5,76 5

Viễn Đông 12,2 209

6

67,4 149 85

Độ vẩn cặn, chất lơ lửng lớn, độ thủy ngân có chổ lên rất cao. Tại giữa dòng kênh đo đƣợc pH = 6,15, cặn 968 mg/l, COD 596 mg/l, BOD 185 mg/l, NH4+ 45,5 mg/l, NO2- 5,6 mg/l, NO3 2,2 mg/l, SO4 36 mg/l, Cl- 325 mg/l, H2S 6,5 mg/l.

+ Khu vực Thủ Đức thuộc 2 xã Linh Xuân và Trang Nhơn - Phú Nhuận nhận nƣớc thải của các nhà máy giấy, phân bón hoá học và bột giặt.

Có thể nói hầu hết các nhà máy ở nƣớc ta đều không có thiết bị xử lý chất thải. Tất cả các chất thải rắn và lỏng đều thải vào khu vực nƣớc tự nhiên nhƣ sông, hồ, biển.

Sự nhiễm bẩn ở nông thôn

Các vùng nƣớc ở nông thôn cũng nhiều nơi bị nhiễm bẩn do: - Dùng phân tƣơi làm phân bón trực tiếp làm thức ăn cho cá.

- Dùng phân bón không đƣợc xử lý hoặc xử lý sơ sài, dùng phân hóa học quá mức cần thiết đã làm nhiễm bẩn dòng nƣớc, làm cho nguồn lợi cá tự nhiên ở ao, ruộng, đầm giảm sút.

- Nghề nuôi tôm chƣa đƣợc quy hoạch phát triển hợp lý. Việc thải chất bẩn hữu cơ, các chất dùng để diệt cá dữ trong ao nuôi ra các sông rạch đã gây ô nhiễm nƣớc và môi trƣờng xung quanh. Trận dịch nuôi tôm vùng ven biển năm 1994 đã minh chứng môi trƣờng bị ô nhiễm một cách tự phát. Nuôi cá lồng bè ở một số hồ chứa thiếu quy hoạch cũng gây ra ô nhiễm và dịch bệnh.

- Các nguồn nƣớc thải, các dân cƣ chăn nuôi, xói mòn, rửa trôi cũng gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Các ghi nhận đƣợc ở đồng bằng Sông Cửu Long nhƣ chỉ số Coliform cao, hàm lƣợng ôxy hòa tan thấp, hàm lƣợng hữu cơ cao. BOD ở một số các kênh rạch gần thành phố đo đƣợc năm 1990-1991 là 18-150 mg/L cao hơn 3,6 đến 10 lần quy định tiêu chuẩn nƣớc uống của Việt Nam và EEC. Tác động của sự nhiễm bẩn nƣớc thải lên nguồn lợi thủy sản là có thực. Trong một số trƣờng hợp chất hữu cơ quá cao nƣớc bị nhiễm bẩn trầm trọng.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)