CÁC LOÀI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT KHÁC

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 29 - 32)

III.1 Những loài động vật không xƣơng sống có giá trị kinh tế

Danh sách các động vật không xƣơng sống có giá trị kinh tế ở nƣớc ta :

1- Rƣơi Tyloraynchus heterochetus (Quatrefage)

2- Tôm Càng Macrobrachium nipponensis (de Haan)

3- Tôm Càng Xanh M. rosenbergii (de Man)

4- Cua Đồng Somaniathelphusa sinensis sinensis (H. M. Edwards) 5- Tôm Riu Caridina flavilineata Dang

6- Hến Corbicula cyreniformis Prime

7- Trai Cóc Lamprotula leai (Gray)

8- Trai Cánh Mỏng Cristaria bialata (Lea)

9- Trai Điệp Sinohyriopsis cumingii (Lea) 10- Trai Sông Sinanodonta elliptica (Hende)

11- Ốc Nhồi Pila polita (Deshayes)

12- Cà Cuống Lethocerus indicus (Lepeletier & Servile) (Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam, 1996)

III. 2 Các loài động vật có xƣơng sống nƣớc ngọt (lƣỡng cƣ và bò sát) có giá trị kinh tế.

Danh sách các loài động vật có xƣơng sống nƣớc ngọt có giá trị kinh tế ở nƣớc ta 1- Cá Cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali (Bourret)

2- Ngoé Rana limnocaris Boie

3- Ếch Đồng R. rugulosa Wiegmann

4- Chẫu Chuộc R. guenthry Boulenger

5- Ếch Trơn R.kuhlii Dumeri & Bibron

6- Ếch Vạch R. miclolineata Bourret

7- Chẫu Bay Rhacophorus nigropalmatus Boulenger

8- Kỳ Đà Nƣớc Varanus salvator (Laurenti)

9- Kỳ Đà Vân V. bengalensis nebulosus (Gray)

10- Rắn Liu Điu Enhydris plumbea (Boie)

11- Rắn Bông E. chinensis ( Gray)

12- Rùa Hột Ba Vạch Cuoro trifasciata (Bell)

13- Ba Ba Trơn Pelodiscus sinensis Wiegmann

14- Cá Sấu Hoa Cà Crocodyllus porosus Schneider

15- Cá Sấu Xiêm C. siamensis Schneider

III.3. Các nhóm thủy sinh có giá trị kinh tế đặc trƣng

III.3.1 Tôm

Bảng 23 : Diễn biến sản lƣợng khai thác tự nhiên tôm càng Hồ Tây (1977-1994) (Đặng Ngọc Thanh, 2002 theo Nguồn: Công ty Đầu tƣ – Khai thác Hồ Tây)

Năm Sản lƣợng (kg) Năm Sản lƣợng (kg) 1977 2.314 1986 2.512 1978 2.231 1987 2.132 1980 2.558 1988 2.456 1981 2.848 1989 3.449 1982 1.773 1990 6.246 1983 897 1991 10.633 1984 982 1992 3.884 1985 1.465 1994 1.528

Sản lƣợng khai thác tôm càng M. nippoense tự nhiên ở hồ Tây Hà Nội vào các năm 1959-1960 đạt tới 30-50 tấn, chiếm 32-38% sản lƣợng thuỷ sản hồ Tây thời gian này. Theo số liệu thống kê từ 1971-1975, sản lƣợng thu hoạch tôm chỉ còn 12-15 tấn/năm. Nhƣ vậy, so với những năm 60 thì từ những năm 80 trở lại đây, sản lƣợng khai thác tự nhiên tôm càng hồ Tây chỉ bằng 1/4 đến 1/40. Sản lƣợng khai thác tôm càng hồ Tây càng ngày càng giảm dần nhƣ vậy một mặt do khai thác quá mức, mặt khác do điều kiện môi trƣờng nƣớc và nền đáy hồ bị ô nhiễm.

Trong thời gian gần đây, việc nuôi luân canh vụ tôm, vụ lúa đã đƣợc thực hiện ở một số đồng bằng Nam Bộ tỏ ra rất có hiệu quả: lúa và tôm đều cho năng suất cao, ít bị bệnh.

III.3.2. Động vật thân mềm

Các loài trai thƣờng đƣợc khai thác số lƣợng lớn ở các vùng đồng bằng trung du Bắc Việt Nam để lấy vỏ. Sản lƣợng vỏ trai đã khai thác hàng năm ở các sông một số vùng phía Bắc Việt Nam nhƣ sau:

Bảng 24 : Sản lƣợng khai thác vỏ trai tại một số địa điểm phía Bắc Việt Nam (Đặng Ngọc Thanh, 2002)

Vùng Thời gian Sản lƣợng vỏ

Thanh Hoá 1960 – 1967 62 tấn

Nam Hà 1968 – 1970 117,5 tấn

Bắc Giang Hàng năm 30 – 40 tấn

Vỏ trai họ Unionidae ở các sông bắc Việt Nam có chất lƣợng tốt hơn (lớn hơn, dày hơn, xà cừ đẹp hơn) so với trai Unionidae ở vùng sông Mêkông. Ngoài số lƣợng dùng trong

nƣớc, vỏ trai ở vùng bắc Việt nam còn xuất khẩu, năm 1910 tới 800 tấn. Từ 1968-1971, số lƣợng vỏ trai xuất khẩu có giá trị hàng năm 25-30 tấn.

Ngọc trai nƣớc ngọt rất ít gặp ở trai sống ngoài thiên nhiên Bắc Việt Nam. Hiện nay đã tiến hành nuôi cấy ngọc trai nhân tạo ở một số thuỷ vực. Kết quả nuôi thử nghiệm ngọc trai tại hồ Tây 1987-1990 đã đạt đƣợc một số kết quả. Trong 3 loài trai cánh thử nghiệm, loài trai điệp Sinohyriopsis cumingii là đối tƣợng sử dụng cấy ngọc tốt nhất. Tuy nhiên, do giá trị của loài trai này, loài này đã bị khai thác quá mức và đang là những loài bị đe doạ đƣợc đƣa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) ở mức nguy cấp (V).

IV.TÌNH HÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM Ở VIỆT NAM

Đặng Ngọc Thanh (2002) đã nêu một số đặc điểm và nhận xét về tình hình khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản nội địa ở Việt Nam hiện nay nhƣ sau:

1. Cƣờng độ khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản nƣớc ngọt tự nhiên ở nƣớc ta hiện nay tƣơng đối cao, nhất là đối với cá, tôm, cua, trai, ốc ở hầu hết các loại hình thủy vực: sông, hồ, ao, ruộng vùng đồng bằng và trung du, nơi tập trung đông dân cƣ và các đầm phá ven biển. Tình hình này có nguyên nhân một phần do sản lƣợng thực phẩm hiện nay còn chƣa đáp ứng kịp nhu cầu hàng ngày, mặt khác do tập quán ƣa dùng thủy sản nƣớc ngọt lâu đời của nhân dân ta. Do cƣờng độ khai thác cao dễ đi đến khai thác quá mức, các biện pháp bảo vệ lại chƣa đầy đủ, nên sản lƣợng thủy sản nội địa đã có hiện tƣợng giảm sút trƣớc hết đối với các đối tƣợng không đƣợc gây nuôi (tôm, cua, trai, ốc nƣớc ngọt), các loài cá đen, cá biển di cƣ vào sông...

2. Sản lƣợng thủy sản nƣớc ngọt ở nƣớc ta, với những thuận lợi cơ bản về điều kiện tự nhiên so với những nƣớc có ngành thủy sản nƣớc ngọt phát triển, còn chƣa cao, chỉ trên 30% tổng sản lƣợng thủy hải sản. Trong khi Trung Quốc tỷ lệ này là 40%. Với diện tích mặt nƣớc trên 1,3 triệu ha, điều kiện thời tiết khí hậu nhìn chung thuận lợi cho sự phát triển thủy sản, nguồn thức ăn tự nhiên tƣơng đối phong phú nhất là thức ăn thực vật, thành phần loài thủy sản đa dạng, sinh sản và sinh trƣởng nhanh thì tình hình này có thể do nhiều nguyên nhân.

- Chúng ta còn chƣa đủ điều kiện và cơ sở kỹ thuật cũng nhƣ khả năng giống để tận dụng hết diện tích mặt nƣớc hiện có vào nuôi thủy sản, nhất là diện tích hồ chứa và ruộng trũng có tới hàng trăm nghìn ha. Một số diện tích lớn nhƣ mƣơng máng, hiện nay còn chƣa đƣợc sử dụng.

- Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn chƣa đƣợc đầy đủ, nhiều mặt còn chƣa đạt yêu cầu bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên thông thƣờng. Trong số các nhân tố làm giảm sút trữ lƣợng thủy sản nội địa, quan trọng nhất hiện nay là các hoạt động khai thác bừa bãi, quá mức, trái với quy định kỹ thuật khai thác nhƣ: dùng chất nổ, chất độc, vớt cá con để ăn, dụng cụ khai thác không đúng tiêu chuẩn quy định, khai thác không đúng mùa vụ, không đúng đối tƣợng (ví dụ: cá bố mẹ trong thời gian đi đẻ, khai thác quá nhiều vƣợt

quá khả năng phục hồi...). Việc vớt cá bột trên sông do yêu cầu, việc xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi cũng tác hại đáng kể cho trữ lƣợng cá trong các thủy vực nội địa.

- Trình độ khai thác thâm canh thủy sản nội địa còn thấp. Việc gây nuôi thủy sản chỉ tập trung vào một số loài cá nƣớc ngọt và cá nƣớc lợ quen thuộc, một số loài cá biển, chƣa mở rộng đối tƣợng nuôi. Biện pháp nuôi còn mang nhiều tính chất tự nhiên, chƣa có những biện pháp kỹ thuật nuôi đạt năng suất thật cao nếu có mới chỉ là cá biệt chƣa thật phổ biến. Việc sử dụng thức ăn nhân tạo hiện nay đã thực hiện nhƣng còn rất hạn chế, thƣờng chỉ mới sử dụng cho cá giống. Vì vậy, năng suất khai thác cá ở các thủy vực lớn ở nƣớc ta còn thấp thƣờng chỉ tới 100kg/ha. Bên cạnh đó cũng phải kể đến những nét tiêu cực của động vật ở nƣớc nội địa ở nƣớc ta hạn chế một phần sản lƣợng nhƣ: tuổi thọ thấp, khối lƣợng trung bình nhỏ, tỷ lệ chết và hao hụt cao do có nhiều cá dữ, có thể tới 30 – 70% (theo Nguyễn Quốc An, 1974), tỷ lệ hoàn lại trong các hồ chứa có nuôi cá thấp, trung bình chỉ 10% (theo Nguyễn Văn Hảo, 1974). Tỷ lệ ký sinh trùng và bệnh cá có khi khá cao (theo Hà Ký, 1975). 3. Cơ sở khoa học kỹ thuật của ngành thủy sản nƣớc ngọt nội địa nhìn chung còn yếu so với yêu cầu cần phải có để đạt trình độ hiện đại trong lĩnh vực sản xuất này. Về mặt khoa học, hàng loạt vấn đề cơ bản làm cơ sở cho việc khai thác và tận dụng hợp lý nguồn thủy sản tự nhiên cũng nhƣ phát triển gây nuôi với năng suất cao còn chƣa đƣợc giải quyết đầy đủ nhƣ: điều tra cơ bản các thủy vực, đặc biệt là vấn đề đánh giá về số lƣợng và chất lƣợng cơ sở thức ăn tự nhiên, tình hình biến động, năng suất sinh học, trữ lƣợng của đàn cá, đặc điểm sinh học, sinh thái học của các đối tƣợng nuôi, tạo nguồn thức ăn nhân tạo, thuần hóa các đối tƣợng nuôi mới và chọn giống đã có... Về mặt kỹ thuật, nhiều vấn đề kỹ thuật trong sản xuất giống nhân tạo, kỹ thuật chăm sóc đối tƣợng nuôi, kỹ thuật khai thác nhất là khai thác cá ở các hồ chứa nƣớc lớn ở các địa hình phức tạp... còn chƣa đƣợc giải quyết đầy đủ và vững chắc. Những hạn chế về mặt khoa học kỹ thuật này khiến cho các khâu cơ bản trong sản xuất thủy sản nội địa nhƣ: giống, thức ăn, khai thác, bảo quản, chế biến... còn chƣa thật vững vàng, ổn định, hạn chế tốc độ phát triển của ngành thủy sản nội địa cũng nhƣ sản lƣợng khai thác.

Những đặc điểm trên đây của tình hình khai thác, sử dụng cũng nhƣ bảo vệ nguồn lợi thủy sản nội địa ở nƣớc ta đặt ra những vấn đề lớn cần đƣợc nghiên cứu đầy đủ để có biện pháp kịp thời và thích hợp, tạo điều kiện phát triển sản xuất thủy sản theo quy mô sản xuất lớn, với sản lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 29 - 32)