I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1 Môi trƣờng và nguồn lợi hải sản
f. nhiễm sinh học
Theo Đặng Ngọc Thanh (2002), sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát đƣợc có thể gây ảnh hƣởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, sự ăn mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng và thay đổi nơi sinh cƣ đối với các loài bản địa.
Mỗi quốc gia và mỗi vùng địa lý khác nhau có các nét về môi trƣờng tự nhiên riêng của mình. Việc trao đổi di nhập các giống loài giữa các quốc gia đã đƣợc thực hiện từ lâu và là công việc cần thiết nhƣng phải trên quan điểm phát triển bền vững - bảo tồn nghiêm ngặt các giống loài, các nguồn gen bản địa. Mỗi một loài, nhóm loài có tính thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng, sinh thái riêng. Chính vì vậy, các nguồn gen bản địa - các giống loài bản địa có những ƣu thế nhất định và cần đƣợc lƣu giữ, phát triển.
Trong tình hình nhƣ vậy, việc di nhập một số giống cây, con có năng suất cao, chất lƣợng tốt là vấn đề cần thiết nhƣng phải cân nhắc tính toán cẩn thận. Trong thời gian qua, việc trao đổi, di nhập một số giống loài cây con cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Có thể kể
nhƣ ngành Thuỷ sản đã di nhập và thuần hoá 35 loài cá cảnh, 11 loài cá thịt từ các nƣớc vùng nhiệt đới khác trên thế giới. Việc làm này đã làm tăng sản lƣợng cá nuôi của Việt nam đáng kể.
Tuy nhiên, việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan có thể là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị mai một. Tác hại ngay lập tức có thể thấy do một số trƣờng hợp phát triển tự phát, nhiều loài sinh vật đƣa vào nƣớc ta bằng nhiều con đƣờng không qua kiểm dịch, thiếu kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt thiếu hiểu biết và chƣa có thử nghiệm khoa học nên một số loài nhƣ ốc bƣơu vàng (Pomacea sp.) từ khi đƣợc di nhập vào Việt Nam đã phát triển thành nạn dịch phá hoại lúa nghiêm trọng.
Từ cuối năm 1996, đầu 1997, nhất là trong năm 1998, hai loài cá hổ, hay còn có các tên gọi khác là cá răng, cá kim cƣơng, cá piranha (Serralmus nattereri, Pygocentrus calmoni), là các loài cá cảnh đƣợc nhập trái phép vào Việt Nam. Những loài này có nguồn gốc từ vùng lƣu vực sông Amazon (Nam Mỹ), là loài cá rất hung dữ, ăn thịt, rất nguy hiểm. Chính vì sự nguy hiểm đó, nhiều nƣớc có quy chế rất ngặt nghèo khi nhập loài cá này. Loài cá này có thể phát triển mạnh trong môi trƣờng ở vùng Nam Bộ Việt Nam, nơi có điều kiện thiên nhiên nhƣ điều kiện vùng lƣu vực sông Amazon. Vậy, nếu những cá thể của loài này từ các bể cá cảnh tƣ nhân, hoặc tập thể nào đó đƣợc đƣa ra ngoài tự nhiên thì tai hoạ không lƣờng. Nhiều loài thuỷ sinh vật tự nhiên sẽ bị huỷ diệt, thậm chí các loài động vật cao cấp khác nhƣ chim, thú sống trong vùng đất ƣớt và con ngƣời cũng có thể là nạn nhân của chúng. Chính vì sự nguy hiểm đó, Bộ Thuỷ Sản đã có chỉ thị số 12/1998/CT – BTS ngày 17/7/1998 về việc nghiêm cấm nhập khẩu, thả và nuôi cá Piranha nhằm ngăn ngừa tác hại do chúng gây ra.