KHAI THÁC CÁ BIỂN VIỆT NAM
VI.1. Phƣơng pháp
Theo Bùi Đình Chung (Chuyên Khảo biển Việt Nam, 1994) các công trình chính đánh giá trữ lƣợng cá biển Việt Nam cho đến nay đã đƣợc thực hiện theo các khuynh hƣớng sau đây:
- Ƣớc đoán, không theo một phƣơng pháp tính toán cụ thể nào cả nhƣ của Krempf (1931) và Vedenski (1960).
- Ƣớc tính trên cơ sở vận dụng các dữ liệu tính toán cho các vùng biển tƣơng tự, Gulland (1971), Shindo (1973), Ayoama (1973), Nguyễn Văn Bối (1976).
- Tính toán dựa trên cơ sở nguồn tài liệu và các phƣơng pháp nhất định: Văn Hữu Kim (1971), Lê Trọng Phấn (1974), Bùi Đình Chung (1980), Phạm Thƣợc (1983), Nguyễn Xuân Lộc (1985).
Hai khuynh hƣớng đầu, các tác giả thực hiện trong thời gian trƣớc đây khi chƣa có điều kiện sử dụng một nguồn tƣ liệu có đủ căn cứ về cá biển Việt Nam. Tuy rằng, nhiều tác giả đã có những nhận xét sắc sảo, song sức thuyết phục không cao.
Khuynh hƣớng nghiên cứu thứ ba, các tác giả đã có nguồn tƣ liệu nhất định, có căn cứ, thƣờng là của một chƣơng trình nghiên cứu. Trên cơ sở đó sử dụng một phƣơng pháp nhất định để tính toán.
a. Cá nổi
Có rất ít tác giả nghiên cứu, các số liệu của Godo (1978) và Bùi Đình Chung (1983) đƣa ra là của cùng một chƣơng trình nghiên cứu, nhƣng khác nhau ở phạm vi tính toán và các hệ số sử dụng. Các tác giả này đều dùng số liệu của phƣơng pháp thuỷ âm thƣờng đƣợc gọi là phƣơng pháp Bergen là phƣơng pháp đƣợc dùng phổ biến hiện nay, đặc biệt trong các chƣơng trình nghiên cứu của FAO ở khắp các vùng biển trên thế giới. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là trong một thời gian ngắn các thiết bị thuỷ âm cho biết tình trạng phân bố cá nổi theo mặt rộng và theo chiều sâu, quá trình tạo đàn và di cƣ theo ngày đêm, xác định mật độ phân bố cá và nếu có kinh nghiệm có thể xác định cả loài cá.
Nhƣng phƣơng pháp thuỷ âm có nhƣợc điểm khó sử dụng ở nơi nƣớc nông ven bờ, và phải thí nghiệm đo hệ số phản hồi âm của nhiều loài cá trong vùng biển nghiên cứu.
Bằng tàu nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Hải sản đã dùng phƣơng pháp thủy âm để tính trữ lƣợng cá nổi theo công thức Forbes và Nakken (1972):
PA = Cw * M Trong đó:
PA: khối lƣợng cá trên diện tích thăm dò
Cw : hệ số tƣơng quan giữa khối lƣợng cá và hệ số phản hồi âm M: cƣờng độ âm phản hồi
Để xác định Cw đã tiến hành những thí nghiệm với cá sống ở vịnh Hạ Long cho các loài cá kinh tế chủ yếu cho kết quả là Cw= 2,5 tấn/mm.hải lý vuông.
Khi đó trữ lƣợng cá sẽ đƣợc xác định theo công thức: B = PA/Cf
Trong đó:
B: trữ lƣợng cá
Trong năm 1999, với sự giúp đỡ của Nhật Bản và Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), một chuyến điều tra tổng hợp vùng biển Việt Nam trong đó có việc xác định trữ lƣợng cá nổi bằng phƣơng pháp thủy âm đã đƣợc tiến hành và công thức để tính trữ lƣợng trong các trƣờng hợp này là:
Q = (sv/ts) * w * a * d
Trong đó:
Q: sinh khối của vùng biển nghiên cứu (g)
sv: cƣờng độ của chùm phản hồi âm theo một đơn vị thể tích (dB/m3)
ts: phản hồi âm của một cá thể cá (dB) w: khối lƣợng trung bình của cá (g) a: diện tích vùng biển nghiên cứu (m2) d: độ sâu (m)
b. Cá đáy
Hầu nhƣ các tác giả đều thống nhất phƣơng pháp diện tích là phƣơng pháp phổ biến từ lâu. Độ chính xác của phƣơng pháp này phụ thuộc nhiều yếu tố: mật độ trạm đánh lƣới, hệ số thoát lƣới và đặc biệt là tính chất di cƣ thẳng đứng ngày đêm kể cả một số loài cá tầng đáy.
B = S*a/Cf * h Trong đó:
B: Trữ lƣợng vùng biển nghiên cứu. S: Diện tích vùng biển.
a: Năng suất trung bình, kg/giờ.
h: Diện tích lƣới quét trong 1 giờ kéo lƣới. Cf: Hệ số đánh bắt.
Đối với vùng biển nƣớc ta phần lớn các tác giả đều cho rằng hệ số đánh bắt là 0,5, tức là đƣợc 50%.
Trong công thức tính khả năng khai thác tối đa Gulland (1973) Ymax = 0,5* M*B với M là hệ số chết tự nhiên, do các loài cá nổi ở biển nhiệt đới đa số có vòng đời ngắn và hệ số chết tự nhiên cao (M= 0,8), nên khả năng khai thác tối đa của cá nổi là Ymax= 0,4*B. Ở biển Việt Nam, cá đáy tuy có nhiều loài vòng đời dài và hệ số chết tự nhiên thấp hơn cá nổi nhƣng theo tác giả (Bùi Đình Chung, 1994) nên sử dụng công thức Ymax = 0,4*B cho cả cá nổi và cá đáy là hợp lý.
VI.2 Sản lƣợng khai thác cá biển Việt Nam
VI.2.1. Thực trạng đội tàu khai thác và lao động nghề cá
a. Năng lực tàu thuyền khai thác hải sản.
Theo thống kê của Bộ Thủy sản, năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phƣơng tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến năm 2003 số tàu thuyền đã lên đến 102.069 chiếc với tổng công suất 4.194.242 CV.
Loại tàu từ 90 CV trở lên trong năm 2003 có 10.889 chiếc, đây đƣợc xem là đội tàu nòng cốt trong tổng số 17.303 chiếc khai thác hải sản xa bờ. Trong số tàu thuyền máy có công suất dƣới 90CV thì loại từ 45CV trở xuống chiếm khoảng 85% số lƣợng. Trong số tàu có công suất từ 45CV trở lên chỉ có khoảng 33% có máy định vị, 21% có máy dò cá; 63% có máy bộ đàm, 12,5% có máy thông tin liên lạc tầm xa.
Phần lớn tàu đánh bắt đều có kiêm nghề, ở các tỉnh phía Bắc nghề cá đáy chiếm 33 - 35%, cá tầng trên khoảng 65%. Các tỉnh miền Trung nghề cá đáy chiếm 31 - 32%, cá tầng trên chiếm 68 - 69%. Ở các tỉnh phía Nam tỷ trọng nghề cá tầng đáy và tầng trên tƣơng đƣơng nhau.
Nghề lƣới kéo ở tầng nƣớc sâu 50 - 100m trong những năm qua còn bị hạn chế bởi số tàu cỡ lớn có khả năng đánh bắt ở tầng đáy rất ít.
Nghề nghiệp khai thác ở nƣớc ta rất đa dạng phong phú về quy mô cũng nhƣ tên gọi. Theo thống kê chƣa đầy đủ, có trên 20 loại nghề khác nhau, đƣợc xếp vào 6 họ nghề chủ yếu. Theo thống kê tại 19 địa phƣơng cuối năm 1997, cơ cấu nghề nghiệp của đội tàu đánh cá xa bờ ƣớc tính nhƣ sau :
- Nghề lƣới kéo chiếm khoảng 34,2% số lƣợng tàu khai thác hải sản. - Nghề lƣới vây chiếm 21,1% số lƣợng tàu khai thác hải sản. - Nghề lƣới rê chiếm 20,4% số lƣợng tàu khai thác hải sản. - Nghề mành vó chiếm 5% số lƣợng tàu khai thác hải sản. - Nghề câu 17,3% số lƣợng tàu khai thác hải sản. - Nghề khác chiếm 2% số lƣợng tàu khai thác hải sản.
Ngoài ra còn khoảng 10.000 tàu lắp máy 33 - 45CV có thể ra vùng xa bờ khai thác ở mức độ hạn chế khi thời tiết thuận lợi.
b. Lao động đánh bắt hải sản
Năm 1997, toàn ngành thuỷ sản có 423.583 lao động đánh bắt hải sản, trong đó hoạt động gần bờ 309.171 ngƣời, chiếm tỷ trọng 73%, hoạt động xa bờ 114.412 ngƣời, chiếm tỷ
trọng 72%. Đến năm 2003, số lao động tham gia khai thác thủy sản đã lên đến 1.022.253 ngƣời, trong đó khai thác xa bờ là 159.366 ngƣời.
VI.2.2. Sản lượng khai thác hải sản
Sản lƣợng hải sản khai thác năm 1992 ở các vùng biển nhƣ trong bảng 44.
Bảng 44: Phƣơng tiện và sản lƣợng hải sản khai thác ở các khu vực năm1992 (Vũ Trung Tạng, 1997 theo Biodiversity Action Plan, 1994)
Vùng khai thác Số lƣợng tàu (chiếc) Tổng mã lực Mã lực trung bình Sản lƣợng (tấn) % Miền Bắc 6.681 69.499 10 29.220 4 Bắc Trung Bộ 11.708 160.678 14 80.770 11 Nam Trung Bộ 21.826 348.201 16 226.242 31 Nam Bộ (gồm đông và tây) 14.247 369.877 26 391.712 54 Tổng số 54.462 948.255 17 727.944 100
Sản lƣợng khai thác hải sản trong tình hình phát triển ngành thủy sản từ 1990 đến 2002 đƣợc trình bày trong bảng 45.
Bảng 45: Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam, 1990 – 2002 (Nguồn: Bộ Thủy Sản) Năm Tổng sản lƣợng thủy sản (tấn) Sản lƣợng khai thác hải sản (tấn) Sản lƣợng nuôi thủy sản (tấn)
Gía trị xuất khẩu (1.000 USD) 1990 1.019.000 709.000 310.000 205.000 1991 1.062.163 714.253 347.910 262.234 1992 1.097.830 746.570 351.260 305.630 1993 1.116.169 793.324 368.604 368.435 1994 1.211.496 878.474 333.022 458.200 1995 1.344.140 928.860 415.280 550.100 1996 1.373.500 962.500 411.000 670.000 1997 1.570.000 1.062.000 481.000 776.000 1998 1.668.530 1.130.660 537.870 858.600 1999 1.827.310 1.212.800 614.510 971.120 2000 2.003.700 1.280.590 723.110 1.402.170 2001 2.226.900 1.347.800 879.100 1.760.600 2002 2.410.000 1.434.800 976.100 2.014.000