PHƢƠNG HƢỚNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI HẢI SẢN

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 136 - 138)

Nguồn lợi hải sản biển Việt Nam có tính chất đa dạng về thành phần loài, nhƣng trữ lƣợng mỗi loài không lớn. Phần lớn đối tƣợng hải sản ở Việt Nam là các giống loài vùng biển nhiệt đới, có vòng đời ngắn, tốc độ tái tạo quần đàn cao. Ở vùng xa bờ có một số loài mang tính chất đại dƣơng và di cƣ nhƣ cá ngừ, mực ống, tôm biển sâu…

Do đó, khai thác hải sản nên phát triển theo hƣớng sau:

- Khai thác hải sản nƣớc ta nên phát triển theo hƣớng nghề cá đa loài sử dụng nhiều nghề, nhiều công cụ thích hợp cho việc đánh bắt nhiều đối tƣợng khai thác ở qui mô nhỏ. Ngoài cá,

cần chú trọng khai thác nguồn lợi đặc sản khác có giá trị cao nhƣ tôm, cua, trai sò, chim biển, rong biển...

- Mở rộng khai thác ra vùng sâu (trên 50m) vùng khơi ngoài hải phận, nhằm tạo khả năng mới nâng cao sản lƣợng, đồng thời tạo điều kiện giảm bớt cƣờng độ khai thác vùng ven bờ để nuôi dƣỡng, bảo vệ nguồn lợi.

- Phát triển khai thác theo chiều sâu, đầu tƣ công nghệ chế biến, tinh chế, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm xuất khẩu, chú trọng các nguyên liệu, dƣợc liệu có giá trị cao chế từ các hoạt tính sinh học các hợp chất thiên nhiên tách chiết từ sinh vật biển.

Muốn vậy, điều kiện rất cơ bản là phải có một cơ sở khoa học và công nghệ vững chắc, đầy đủ về nguồn lợi sinh vật biển và môi trƣờng sinh thái biển nƣớc ta. Cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện việc đánh giá nguồn lợi hải sản biển nƣớc ta, chú trọng nguồn lợi di cƣ đại dƣơng, các đặc sản vùng sâu và vùng triều.

- Dự báo biến động nguồn lợi, bao gồm biến động trữ lƣợng, phân bố để nâng cao hiệu quả khai thác. Để giải quyết ván đề dự báo nguồn lợi, cần giải quyết các vấn đề hải dƣơng học nghề cá làm cơ sở.

- Phát triển các phƣơng tiện dò cá, tập trung cá hiện đại để nâng cao hiệu quả khai thác. - Việc khai thác theo chiều sâu các sản phẩm sinh vật biển chỉ thực hiện đựơc với việc ứng dụng các qui trình công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh hoá, vi sinh.

Nuôi trồng hải sản bền vững, thân thiện với môi trƣờng phải đƣợc coi là một hƣớng phát triển chiến lƣợc của khai thác sinh vật biển nƣớc ta.

- Phƣơng thức nuôi trồng cần phù hợp với đặc điểm điều kiện thiên nhiên cũng nhƣ đặc điểm kinh tế xã hội từng giai đoạn, từ quảng canh, bán thâm canh tới thâm canh công nghiệp góp phần bảo đảm an ninh lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt nâng cao vai trò của phụ nữ ở các vùng nông thôn, miền núi,… Ở vùng phía Bắc cần thực hiện phƣơng thức nuôi nhanh, thu nhanh để phù hợp với điều kiện thiên nhiên kém ổn định so với vùng phía Nam.

- Đa dạng hoá đối tƣợng nuôi từ cá, tôm cua, trai hầu tới rong biển... Việc tạo giống nuôi trồng cần phải dựa trên các kết quả nghiên cứu đầy đủ về di truyền, sinh lý sinh sản, công nghệ sinh học đặc biệt là công nghệ tế bào, công nghệ gen, ứng dụng vào công tác giống. Để đảm bảo quá trình sinh trƣởng phát triển của vật nuôi và cây trồng, cần giải quyết sâu sắc các vấn đề sinh lý, sinh hoá dinh dƣỡng, sinh thái môi trƣờng nuôi, để có thể chủ động diều khiển các quá trình này.

- Tận dụng các diện tích mặt nƣớc nuôi trồng từ vùng bãi triều cửa sông, đầm phá tới các vũng vịnh ven biển.

- Phát triển nuôi trồng hải sản qui mô lớn đặt ra những vấn đề rất quan trọng làm cơ sở cho việc đổi mới phƣơng thức qui mô nuôi trồng.

Các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, môi trƣờng cần đƣợc chú trọng từ các biện pháp hành chính, luật pháp đến các biện pháp kỹ thuật.

- Các pháp lệnh, sắc lệnh, qui định bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển của Nhà nƣớc trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng cần đƣợc thực hiện nghiêm chỉnh.

- Cần có biện pháp ngăn chặn các tác động gây hại của môi trƣờng đối với nguồn lợi, nhƣ hiện tƣợng ô nhiễm dầu mỡ, chất thải công nghiệp, các công trình ven biển...

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 136 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)