I. NGUỒN LỢI VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ BIỂN THẾ GIỚ
SL ngàn tấn
1018 2384 4385 5933 8545 8730 8966 9285 9598 9874 10103 10510
I.2.5 Vùng Tây Bắc Đại Tây Dương(vùng 21)
Với diện tích 6,26 triệu km2, vùng này khai thác chủ yếu cá tuyết và cá trích Đại Tây Dƣơng. Sản lƣợng khai thác tăng gấp đôi từ 2,3 triệu tấn trong năm 1950 lên đến 4,6 triệu tấn năm 1968. Sản lƣợng lại giảm nhanh từ 4,4 triệu tấn năm 1973 xuống còn 2,8 triệu tấn năm 1978. Gần đây đã thấy sự hồi phục khi sản lƣợng năm 1998 là 1,98 triệu tấn lên 2,24 triệu tấn năm 2002.
Các nƣớc thƣờng khai thác ở đây là Canada, Mỹ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Bảng 30: Sản lƣợng khai thác của vùng Tây Bắc Đại Tây Dƣơng (theo FAO, 2005)
Năm 1950 1960 1970 1980 1990 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
-1959 -1969 -1979 -1989 -1999
SL ngàn tấn ngàn tấn
2635 3777 3696 2906 2320 2069 2053 1965 2035 2082 2240 2245
.3. Nghề cá các nƣớc khu vực Đông Nam Á.
Các nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á có tổng diện tích đất đai là 4.231.644 km2 với tổng chiều dài bờ biển là 212.862 km. Nƣớc có diện tích lớn nhất là Indonexia (1.900.000 km2) và nƣớc nhỏ nhất là Singapore (648 km2). Nƣớc có bờ biển dài nhất là Philippin (117 460 km) và thấp nhất là Brunei (142 km). Dân số của các nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á năm 1993 là 347,63 triệu và năm 1997 đã lên đến 490,07 triệu ngƣời. Dân số đông nhất là Indonesia 201,35 triệu (1997) sau đó đến Việt Nam, Philippin và Thái Lan. Diện tích đất, chiều dài bờ biển và dân số của các nƣớc và vùng lãnh thổ trong bảng 31.
Bảng 31 : Diện tích đất, chiều dài bờ biển và dân số các nƣớc khu vực Đông Nam Á năm 1997 (SEAFDEC, 2001)
Nƣớc Diện tích(km2) Chiều dài bờ biển
(km)
Dân số (triệu ngƣời)
Tổng 4.231.644 212.862 490,07
Brunei 5.765 142 0,31
Campuchia 181.035 435 11,14
Indonesia 1.900.000 81.000 201,35
Myanmar 676.577 3.000 44,00
Philippin 299.404 117.460 71,57
Singapore 648 151 3,74
Thái Lan 513.155 2.614 60,82
Việt Nam 325.360 3.260 75,50
Theo thống kê của SEAFDEC (2001), tổng sản lƣợng của nghề cá khu vực Đông Nam Á năm 1993 là 12.069.044 tấn, trong đó sản lƣợng cá biển chiếm 8.963.539 tấn (72% tổng sản lƣợng), sản lƣợng cá nội địa là 1.138.695 tấn (9,4% tổng sản lƣợng), sản lƣợng nghề nuôi là 1.966.810 tấn (186% tổng sản lƣợng). Đến năm 1997, tổng sản lƣợng nghề cá khu vực đã là 14.795.498 tấn, trong đó nghề cá biển có sản lƣợng 10.907.552 tấn (73,7% tổng sản lƣợng), sản lƣợng cá nội địa 1.643.947 tấn (chiếm 11,1% tổng sản lƣợng) và sản lƣợng nuôi trồng là 2.243.999 tấn (chiếm 15,2% tổng sản lƣợng).
Bảng 32: Sản lƣợng của nghề cá Đông Nam Á năm 1997(tấn) (SEAFDEC, 2001)
Nƣớc Tổng Cá biển Cá nội địa Nghề nuôi
Tổng 15.276.498 10.907.552 1.643.947 2.724.999 Brunei 3.840 3.690 - 150 Campuchia 274.549 29.800 233.000 11.749 Indonesia 4.579.766 3.612.961 304.528 662.547 Malaysia 1.280.907 1.168.973 3.950 107.984 Myanmar 922.000 676.000 246.000 - Philippin 2.766.507 1.649.378 159.739 967.390 Singapore 13.529 9.250 - 4.279 Thái Lan 3.384.400 2.679.500 205.000 499.900 Việt Nam 1.570.000 1.078.000 492.000 -
Các nƣớc có sản lƣợng cao nhất trong khu vực là Indonesia 4.579.766 tấn, trong đó khai thác cá biển đƣợc 3.612.961 tấn. Sau đó đến Thái Lan là 3.384.400 tấn, trong đó khai thác cá biển 2.679.500 tấn. Thứ ba là Philippin 2.766.507 tấn, trong đó sản lƣợng cá biển là 1.649.378 tấn.
Sản lƣợng khai thác cá biển của toàn khu vực Đông Nam Á và của từng nƣớc từ năm 1993 đến 1997 (bảng 33) có xu hƣớng chững lại và giảm sút, chỉ có một số nƣớc nhƣ Malaysia, Indonesia và Việt Nam tăng nhƣng không đáng kể chứng tỏ nguồn lợi vùng này đã có dấu hiệu giảm sút.
Bảng 33: Sản lƣợng khai thác (tấn) của các nƣớc Đông Nam Á 1993-1997. (SEAFDEC, 2001) Nƣớc 1993 1994 1995 1996 1997 Brunei 5.485 5.004 6.108 5.714 3.690 Campuchia 33.100 30.000 30.500 31.200 29.800 Indonesia 2.886.289 3.080.168 3.292.960 3.383.456 3.612.961 Malaysia 1.047.350 1.065.585 1.108.436 1.126.589 1.168.973 Myanmar 602.000 603.000 455.000 628.000 676.000 Philippin 1.627.550 1.646.175 1.678.601 1.610.381 1.649.378 Singapore 9.279 11.279 9.942 9.663 9.250 Thái Lan 2.752.486 2.804.426 2.827.447 2.786.125 2.679.500 Việt Nam 798.057 889.998 928.860 962.500 1.078.000
Các nƣớc Malaysia Philippin, Singapore và Thái lan thƣờng có cơ cấu nghề cá có qui mô lớn (large scale) chiếm tỷ lệ đáng kể hơn so với qui mô sản xuất nhỏ (small scale fishery). Số lƣợng loài cá biển của vùng Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, ở vùng biển của Philippin có 2175 loài (Linberg, 1966), vùng quần đảo Malaysia hơn 2000 loài (Gurianova, 1972) và vùng biển Việt Nam 2038 loài (Trần Định và Nguyễn Nhật Thi, 1985) ... Số loài cá có giá trị kinh tế thƣờng khai thác của từng nƣớc khoảng 100 loài. Các loài cá nổi nhỏ khai thác chủ yếu trong vùng là cá bạc má Rastrelliger, cá nục Decapterus, cá thu Scomberomorus, cá cơm Stolephorus, cá trích Sardinella. Riêng sản lƣợng của cá nục Decapterus spp. và cá bạc má Rastrelliger spp. năm 1992 là 1155700 tấn (12% tổng sản lƣợng khai thác cá biển trong vùng) (Hiroyuki Yanagawa, 1995).
Các loài cá ngừ đại dƣơng và cá ngừ nhỏ cũng là những đối tƣợng đánh bắt quan trọng trong vùng . Riêng Thái Lan 1990 đã khai thác đƣợc 156 ngàn tấn, còn Philippin là 339 ngàn tấn.
Đối với cá sống tầng gần đáy, các loài có tỷ lệ % cao trong sản lƣợng cá đánh bắt là các loài trong giống cá Hồng Lutianus spp., cá Lƣợng Nemipterus spp., cá Mối Saurida spp. , cá trác Priacanthus spp.. Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) đã thống kê 20 loài và nhóm loài khai thác chủ yếu trong vùng (Bảng 34)
Bảng 34 : Sản lƣợng (tấn) khai thác của 20 loài cá biển chủ yếu trong vùng năm 1997 (SEAFDEC, 2001) Loài Sản lƣợng 1. Cá tạp 2. Cá trích Sardinella spp 3. Cá chọn 4. Cá nục Decapterus spp. 5. Cá cơm Stolephorus spp. 6. Cá bạc má Rastrelliger spp. 1.196.477 805.369 702.917 659.285 444.097 385.644
7. Cá ngừ phƣơng đông Sarda orientalis 8. Cá ngừ vằn Katsuwonus pelamis 9. Họ tôm
10. Cá tráo Selar spp. 11.Mực ống
12. Ngừ chù và ngừ chấm Auxis thazard, Euthynnus affinis 13. Thu chấm Scomberomorus guttatus
14. Cá khế Caranx spp. 15. Cá lƣợng Nemipterus spp. 16. Ngừ vây vàng Thunnus albacares 17. Họ cá Liệt Leiognathidae 18. Tôm he Penaeus spp. 19. Rong
20. Thu vạch Scomberomorus commersoni
302.374 298.765 259.170 256.385 247.414 231.583 231.106 199.745 199.347 189.745 153.082 133.381 125.040 119.937
I. ĐẶC TRƢNG MÔI TRƢỜNG BIỂN VIỆT NAM
II.1 Đặc điểm vùng biển và sự phân chia các vùng biển Việt Nam
Vùng biển Việt Nam phát triển kế thừa trên khung cấu trúc địa chất phức tạp, hoạt hóa nên địa hình bờ và đáy biển ở đây cũng phức tạp và đa dạng. Địa hình đáy biển là yếu tố tự nhiên quan trọng đối với sự phân bố, cƣ trú của nhiều sinh vật biển, ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp khai thác hải sản.
II.1.1 Đặc trưng hình thái bờ biển
Dải bờ biển Việt Nam kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên trên chiều dài khoảng 3260km, không kể các đảo. Do cắt qua các khu vực tự nhiên về cấu trúc địa chất đƣờng bờ, tính chất chung của phần lục địa ven biển và phần biển ven bờ có thể chia ra các khu vực dải bờ biển khác nhau.
a. Khu vực Móng Cái - Đồ Sơn.
Bờ biển hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, kiểu vịnh, đảo chia cắt mạnh, phức tạp. Bờ đá gốc có nhiều chỗ dốc, nhiều gò ngầm. Ven sƣờn các đảo có các rạn san hô ven bờ. Khu vực tập trung có trên 3000 đảo lớn nhỏ, chủ yếu cấu tạo bởi đá vôi và có nhiều đá ngầm. Giữa các dải đảo là các vũng vịnh hay rãnh sâu. Đáy vịnh Bái Tử Long và Hạ Long địa hình phân bậc, có các rãnh sâu, trong đó lạch Vạn sâu đến 30 m. Ở những khu vực ven lục địa, địa hình phẳng, thƣờng có các bãi triều, rừng ngập mặn, đôi chổ có cỏ biển. Vùng cửa sông Bạch Đằng xuất hiện nhiều bãi triều rừng ngập mặn với lạch triều dầy đặc, thích hợp với các loài sống đáy, hang hốc và các quần xã rừng ngập mặn, san hô, bãi cát san hô…
b. Khu vực Đồ Sơn - Lạch Trường
Địa hình thấp, phẳng, bị chia cắt ngang bởi các cửa sông. Trung bình 20km có một vùng cửa sông lớn. Ven các vùng cửa sông phát triển các bãi bùn triều rộng lớn, các bãi triều rừng ngập mặn tự nhiên và do ngƣời trồng. Các bãi triều thoải, rộng(có nơi 15km) và sình lầy, đƣờng đẳng sâu 10 m và thƣờng chạy xa bờ 15 – 20 km. Các cồn cát cửa sông thƣờng xuyên biến động, còn các rãnh nƣớc của sông sâu tới 4 - 5 m, một vài nơi 10 m. Châu thổ lấn tiến ra biển với tốc độ bình quân 30m/năm. Thích hợp với các loài sinh vật thuộc quần xã đáy mềm.
c. Khu vực Lạch Trường - Hải Vân
Bờ biển hƣớng Bắc Nam. Bờ cát thoải dạng vòng cung, chia cắt yếu giữa các cung bờ là các mũi nhô ra đá gốc. Phía ngoài rải rác có các đảo đá phiến, đá hoa cƣơng, sƣờn bờ ngầm có các rạn san hô nhƣ Hòn Nẹ, Hòn Mắt, Hòn Mê, Hòn La, Hòn Nồm, Cồn Cỏ. Bãi cát biển phẳng, rộng, còn các bãi tảng, cuội phân bố chủ yếu dƣới chân các mũi nhô đá gốc. Đƣờng đẳng sâu 20 m thƣờng chạy cách bờ 3 - 5 km, nhiều nơi chạy sát chân các mũi nhô đá gốc. Khu vực này thích hợp với các loài đặc hải sản ƣa sống vùng cát, hang hốc và san hô.
d. Khu vực Hải Vân - Vũng Tàu
Đây là khu bờ nằm trong vùng có địa hình tƣơng phản giữa lục địa và biển. Bờ biển rất dốc, chia cắt sâu và ngang đều phức tạp. Các cung bờ xen các mũi nhô đá gốc cấu tạo bằng đá macma và biến chất xiên hƣớng Tây Bắc – Đông Nam. Các vũng, vịnh thƣờng có độ sâu trung bình 20 –25 m, cửa vịnh khoảng 40 – 50 m. Đƣờng đẳng sâu 20 m chạy sát bờ. Có nhiều đảo ven bờ với các rạn san hô viền bờ giàu tiềm năng, đa dạng sinh học và đặc sản nhƣ Cù Lao Chàm, Hòn Tre, Hòn Câu, Lý Sơn… Gần đảo Phú Quý có các thành tạo núi lửa trẻ. Đặc trƣng nhất của khu bờ này là quá trình san bằng bờ với sự hình thành các đầm, phá ven bờ, các cửa sông dạng “khuy áo” mà cửa của chúng thƣờng xuyên dịch chuyển. Các đầm phá và cửa sông kiểu này thƣờng nông, từ 1- 3 m, rất hiếm từ 5 – 6 m, hay bị ách tắc do lũ từ thƣợng nguồn đổ về. Các đầm phá là nơi sinh sống của nhiều loài đặc sản kinh tế nƣớc lợ, lợ - mặn.
e. Khu vực Vũng Tàu - Hà Tiên
Thuộc nhóm bờ châu thổ sông Cửu Long, xu thế lấn tiến ra biển. Đây là khu biển thấp, chia cắt mạnh. Vùng cửa sông Sài Gòn - Đồng Nai thuộc kiểu cửa sông hình phễu có độ sâu 5 – 10 m. Phần còn lại thuộc kiểu cửa sông châu thổ điển hình có đáy dốc điển hình có đáy dốc trung bình 1cm/1km. Lục địa ven biển bị các cửa sông chia cắt ngang với một hệ thống kênh rạch chi chít, rừng ngập mặn tƣơi tốt và các bãi bùn triều rộng lớn. Phần biển ven bờ trong khoảng độ sâu 20m có đáy rất bằng phẳng và kéo dài ra xa bờ. Khu vực này giàu tiềm năng thủy sản nƣớc lợ, lợ - mặn.
II.1.2.Hình thái, địa hình thềm lục địa
Dựa vào các khác biệt về độ dốc , mức độ chia cắt địa hình và các đặc trƣng phân bố của các dạng địa có thể chia ra các khu vực thềm lục địa (TLĐ) sau :
a. Thềm lục địa Bắc Bộ
Bao gồm toàn bộ đáy vịnh Bắc Bộ kéo xuống tới vĩ độ 160
00‟N ngang Đà Nẵng. TLĐ ở đây dạng một lòng chảo, nghiêng dần về phía Đông Nam. Máng sâu nhất của lòng chạy ép sát về phía đảo Hải Nam và có sƣờn máng dốc hơn về phía Việt Nam. Độ sâu ở trung tâm của vịnh đạt tới 70 – 80 m, vùng cửa vịnh khoảng 100 m và ở rìa TLĐ khoảng 200m.
Hầu hết diện tích TLĐ có góc dốc 2‟
– 5‟. Mức độ chia cắt sâu nhỏ. Chiếm ƣu thế ở đây là các dạng địa hình âm dạng máng trũng đan nhau kiểu phân nhánh. Chúng có hƣớng dốc về phía cửa vịnh Bắc Bộ và là dấu vết của các thung lũng sông cổ. Nơi gặp nhau của các máng này là các hố trũng, đôi khi sâu đến 108 m nhƣ đã phát hiện ở phía ngoài khơi cách đảo Cồn Cỏ 120 km về phía Đông Bắc. Các dạng địa hình dƣơng thƣờng là các mõm đá ngầm, các vết lộ của cát cổ còn sót lại, chúng phân bố ven bờ và quanh các đảo nhƣ Bạch Long Vĩ…
b. Thềm lục địa Trung Bộ
Bao gồm TLĐ kéo dài từ Đà Nẵng đến Nam Phan Thiết. Rìa TLĐ chạy dọc theo hƣớng kinh tuyến men theo đƣờng đẳng sâu 140m. Đây là khu vực TLĐ hẹp nhất Việt Nam và phát triển kế thừa trên khung cấu trúc - kiến tạo định hƣớng Bắc Nam. Bề mặt TLĐ dốc, các đƣờng đẳng sâu từ 20 – 100m nƣớc áp sát vào nhau. Ven bờ nhiều đá gốc, đá ngầm và các rạn san hô. Từ Đà Nẵng đến phía Bắc đảo Phú Quý (Phan Thiết) địa hình có tính phân bậc rõ. Có thể chia làm 3 bậc :
- Bậc 0 - 50m, bề mặt có góc dốc từ 5‟ – 10‟ và đôi nơi đến 10‟ – 30‟. Mật độ chia cắt sâu nhỏ, trung bình 10m. Các dạng địa hình phân bố theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam.
- Bậc 50 - 100m, có bề mặt dốc 30‟ – 20. Chia cắt rất yếu và các dạng địa hình phân bố hầu hết hƣớng gần kinh tuyến.
- Bậc trên 100m, có bề mặt dọc trung bình 10‟ – 30‟, độ chia cắt sâu lớn (thƣờng 10 - 20m). Các dạng địa hình dƣơng liên quan đến các điểm lộ đá gốc tuổi từ Mioxen giữa về trƣớc.
Các dạng địa hình dƣơng và âm trong khu vực này thƣờng phân bố dạng tuyến song song và theo hƣớng bờ biển. Ranh giới giữa các bậc địa hình TLĐ mô tả trên là “các sƣờn dốc” chuyển tiếp giữa chúng. Các sƣờn dốc này cũng có hƣớng song song với bờ biển và nhiều địa mạo biển cho đó là dấu vết của đƣờng bờ cổ.
c. Thềm lục địa Đông Nam Bộ
Kéo dài từ Nam Phan Thiết đến mũi Cà Mau. Đây là khu vực TLĐ mở rộng và chịu ảnh hƣởng ít nhiều của hệ thống sông Cửu Long. Khu vực Bắc Côn Đảo địa hình đáy phức tạp, chia cắt mạnh, mật độ chia cắt dầy, thuộc loại lớn nhất của TLĐ Việt Nam. Những nơi tiếp cận với mũi nhô nhƣ Ba Kiềm, Vũng Tàu, Côn Đảo độ chia cắt sâu vƣợt quá 20m. Ở khu vực TLĐ có độ chia cắt sâu nhỏ hơn 70m các dạng địa hình dƣơng và âm tỷ lệ đều nhau, nhƣng sâu hơn 70m ƣu thế lại thuộc về các dạng địa hình âm, chúng có hƣớng tƣơng đồng với hệ thống thung lũng sông trên lục địa.
Địa hình gồ ghề phân bố từ ngang Cà Ná đến Hàm Tân, xung quanh đảo Phú Qúy, Côn Sơn và kéo dài theo hƣớng Đông Bắc đến bãi cạn Royalbishop và dọc theo mép TLĐ từ vĩ độ 7000‟N đến 9030‟N.
Địa hình bằng phẳng, độ sâu nhỏ, đáy rộng phân bố chủ yếu phần trƣớc châu thổ sông Cửu Long, Đông Nam Côn Đảo và Đông Bắc đảo Phú Quý.
d. Thềm lục địa Tây Nam
Kéo dài từ ngang Cà Mau đến Hà Tiên, gồm toàn phần TLĐ vịnh Thái Lan thuộc Việt Nam. Là một trong những TLĐ có chiều rộng lớn. Gần trung tâm vịnh Thái Lan vẫn rất bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Tây với góc nghiêng địa hình trung bình 1‟
- 3 „. Chỉ có khu vực cận đảo Phú Quốc địa hình đáy bị chia cắt phức tạp do có nhiều rãnh ngầm và đồi ngầm. Độ sâu ở đây nhỏ, thƣờng 30 – 40m, sâu nhất cũng chỉ có 80 – 90m.
Phía ngoài xa bờ (thƣờng bắt đầu từ độ sâu 30m) địa hình đáy biển đặc trƣng bởi kiểu xâm thực lục địa trƣớc đây với các dạng “âm” trũng hƣớng Đông Bắc - Tây Nam và Đông Tây. Trên bình đồ đáy biển chúng tạo nên dạng “cành cây” phân nhánh giống mạng lƣới thung lũng sông cổ.
II.2. Điều kiện tự nhiên.
Với chiều dài 3.260km vùng biển Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ (80
B-230B) nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Vị trí địa lý cũng nhƣ những đặc trƣng về lịch sử