HIỆN TRẠNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN NƢỚC NGỌT

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 32 - 35)

Theo Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam (1996) tổng kết, đối với nguồn lợi thuỷ sản nƣớc ngọt, nhiều loài cá đã bị tuyệt chủng và đe dọa có nguy cơ bị tuyệt chủng. Năng suất khai thác ở nhiều loài và nhiều nơi bị giảm sút nghiêm trọng, nhất là các thủy vực một số tỉnh miền Bắc. Các bãi đẻ và nguồn lợi cá bột giảm sút đáng kể ở các sông, nhất là trên hệ thống sông Hồng và một số nhánh thuộc hệ thống sông Cửu Long. Kích thƣớc khai thác một số loài cá kinh tế ngày càng giảm.

Sản lƣợng cá đánh bắt ở các vùng tự nhiên, theo số liệu của Bộ Thuỷ Sản (1995) trong những năm 1981-1986 từ 85.000 - 97.000 tấn/năm chỉ còn 59.000 - 60.000 tấn/năm trong các năm 1990 -1991và đến thời kỳ 1994 -1995 là 65.000 - 70.000 tấn/năm.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 1970 có sản lƣợng khai thác 85.00 tấn/năm (theo trƣờng Đại Học Michigan, 1976), chỉ còn 66.000 tấn/năm trong năm 1990 (Bộ Thuỷ Sản, 1996). Theo ngƣ dân ở sông Tiền và sông Hậu thì sản lƣợng cá khai thác hiện nay chỉ bằng 1/2 so với 15 năm trƣớc đây.

Vùng đồng bằng sông Hồng, sản lƣợng cá khai thác tự nhiên trƣớc đây khoảng 5.000 tấn/năm, và hiện nay chỉ còn 1000 tấn/năm (theo Viện Kinh tế Quy Hoạch Thuỷ Sản, 1992). Còn sản lƣợng cá đánh bắt ở sông Hồng năm 1960 là 4.685 tấn, năm 1970: 2.645 tấn, và năm 1990 ƣớc tính chỉ khoảng 500 tấn (theo Nguyễn Văn Hảo, 1970, 1995). Nhƣ vậy sản lƣợng khai thác cá tự nhiên ở sông Hồng năm 1990 so với năm 1960 đã giảm 9,5 lần.

Sản lƣợng cá đánh bắt ở một số hồ tự nhiên cũng giảm ví dụ nhƣ hồ Ba Bể năm 1960 là 42 tấn, 1964 là 17 tấn, 1965 là 15 tấn và 1967 là 12 tấn (theo Nguyễn Văn Hảo,1976).

Sản lƣợng cá hồ chứa giảm mạnh, chẳng hạn hồ Thác Bà từ 410 tấn (1974) còn 80 tấn (1992) giảm 5,13 lần; hồ Núi Cốc từ 122,5 tấn (1974) còn 19 tấn (1994) giảm 13,4 lần.

Sản lƣợng một số loài cá biển di cƣ vào sông Hồng trong mùa sinh sản giảm sút rõ rệt. Sản lƣợng khai thác cá Mòi (Clupanodon thrissa) năm 1964 là 356,5 tấn, năm 1965 là 107,6 tấn, năm 1966 là 68 tấn, năm 1967 là 56,09 tấn (theo Hồ Thế Ân, 1979), năm 1979 là 40 tấn, năm 1982 ở Hà Nội chỉ khai thác đƣợc 40 - 50 kg (số liệu thống kê của Bộ Thuỷ Sản, 1984). Hiện nay cá Mòi trên sông không còn cho sản lƣợng khai thác. Cá Cháy (Macrura reeverssi) cũng là loài cá di cƣ vào sông Hồng đẻ trứng. Sản lƣợng cá Cháy trong sông Hồng năm 1962 là 21 tấn, năm 1963 là 17 tấn, năm 1964 là 10,7 tấn (Hồ Thế Ân, 1971). Nhiều năm nay không đánh bắt đƣợc cá Cháy trong sông Hồng. Các loài cá có giá trị khác cũng giảm sút sản lƣợng và trở nên hiếm thấy nhƣ cá Chiên, Lăng... trên hồ chứa lớn nhƣ Hòa Bình, Thác Bà.

Nguồn lợi cá bột ở các sông lớn cũng giảm. Theo số liệu Bộ Thủy sản (1992) sản lƣợng cá bột sông Hồng giảm 4-6 lần, nhiều nhất là cá Mè Trắng rồi đến Trắm Đen, Mè Hoa, Trắm Cỏ. Sản lƣợng cá Tra bột trên sông Cửu Long cũng giảm khoảng 2 lần (theo Nguyễn Văn Trọng, 1994).

Các bãi cá đẻ thu hẹp và bị hủy hoại, số lƣợng cá bố mẹ lên các bãi đẻ giảm. Sản lƣợng cá Mòi, cá Cháy vào các bãi đẻ giảm hẳn. Các bãi cá Mè Trắng đẻ trên sông Thao năm 1962 thu 162 con cá bố mẹ, năm 1963 chỉ còn 66 con, hai năm 1988-1989 chỉ thu đƣợc 5-7

con. Bãi cá Trôi đẻ ở cửa Ngòi Thia (Yên Bái) là bãi đẻ quan trọng nhất ở sông Hồng, mỗi đợt đẻ trƣớc kia bắt đƣợc 500-700 kg cá bố mẹ, đến 1993 chỉ còn 30 kg (theo Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1993). Một số bãi cá đẻ bị mất nhƣ các bãi cá đẻ của cá Mòi, cá Cháy trên sông Thao, sông Lô; bãi đẻ cá Mè Trắng ở Bach Lâm-Tuần Quán (Yên Bái) trên sông Thao...

Kích thƣớc cá khai thác ngày càng giảm. Các loài có kích thƣớc to ít gặp cá Chiên, cá Lăng cỡ 50-60 kg, cá Nhồng 40-50 kg không còn gặp ở sông Hồng; cá Tra Dầu 200-300 kg, cá Hô 150-200 kg trên sông Cửu Long không còn, chỉ bắt đƣợc cá lớn nhất 30-50kg.

CHƢƠNG II: NGUỒN LỢI HẢI SẢN

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)