Dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 67 - 68)

V. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BIỂN VIỆT NAM 1 Kích thƣớc cá

V.4. Dinh dƣỡng

Hầu hết các loài cá sống ở vùng biển Việt Nam đều là những loài cá có phổ thức ăn khá rộng, thƣờng khỏang 100 thành phần. Sự biến đổi thành phần thức ănthƣờng giống nhau và phụ thuộc vào sự biến đổi của sinh vật làm thức ăn ở môi trƣờng ngoài. Các loài cá đều không có tính lựa chọn thức ăn một cách chặt chẽ, Trong thành phần thức ăn của các loài cá dữ, tỷ lệ các loài động vật nổi và động vật đáy cũng khá cao và ngƣợc lại, các loài cá nhỏ cũng chiếm tỷ lệ cao trong thức ăn của cá ăn sinh vật nổi và sinh vật đáy.

Dựa vào thành phần thức ăn và tập tính của cá, có thể xếp các loài cá vào 4 nhóm: - Nhóm cá dữ : gồm các loài cá nhám mập, cá mối, cá hố, cá mú đen. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá nhƣ thức ăn của cá mối vạch ở vinh Bắc bộ có 60-70% số lƣợng thức ăn là cá, còn ở cá mối vây lƣng dài có đến 80% thức ăn là cá. Thức ăn của cá thu và cá ngừ bò chủ yếu là các loài cá cơm, cá liệt, mực ống.

Điều đáng lƣu ý là thành phần thức ăn của các loài cá này ở vùng biển miền nam thay đổi lớn. Thức ăn của nhiều loài cá thu ngừ lại chủ yếu là Copepoda và Crustacea.Thức ăn của cá mối cũng chủ yếu là Copepoda và Crustacea (bảng 43)

Bảng 43: Thành phần thức ăn của một số loài cá vùng biển Miền Nam (Nguyễn Phi Đính, 1997)

Tên cá Nhóm thức ăn

Mollusca Crustacea Copepoda Amphipoda Pisces

Cá ngừ ồ 0,32 81,68 1,06 1,83 4,64 Cá ngừ bò 6,58 48,36 35,90 0,19 6,78 Cá ngừ chấm 3,15 1,73 58,70 0,31 - Cá thu 8,08 1,47 73,00 - 12,24 Cá ngừ chù 0,18 68,74 24,17 1,12 5,36 Cá mối thƣờng 7,41 1,85 59,25 - 31,48 Cá mối hoa 3,22 58,06 9,67 - 29,03

- Nhóm cá ăn động vật nổi: Nhóm cá này thƣờng bao gồm các loài cá nổi sống gần bờ nhƣ cá cơm, cá trích, lầm, nục, cá bẹ, cá chỉ vàng và gồm một số loài cá sống ở tầng nƣớc gần đáy nhƣ cá miễn sành, cá lƣợng, cá phèn, cá miền ...Thành phần thức ăn chủ yếu của chúng là các loài thuộc lớp giáp xác trong đó quan trọng nhất là Copepoda, Amphipoda. Các loài thuộc Copepoda thƣờng là thức ăn của nhóm cá nổi gần bờ, còn Amphipoda thƣờng là thức ăn chính của nhóm cá sống gần đáy nhƣ cá miễn sành, cá phèn, cá lƣợng: số lƣợng Amphipoda thƣờng chiếm 30-48% còn ấu trùng của Macrura và Brachyura cũng chiếm khoảng 10%. Nhƣng thức ăn của nhóm cá này hầu nhƣ không có cá. Trong thành phần thức ăn của cá nục và cá trích ở vịnh Bắc bộ cũng nhƣ ở vùng biển miền Nam số lƣợng Copepoda vẫn chiếm chủ yếu.

Nhƣng ở một số loài cá thuộc nhóm này sống ở vùng biển miền Nam, tỷ lệ cá trong thành phần thức ăn đã chiếm tỷ lệ đáng kể nhƣ ở cá lƣợng ngắn vây đuôi là 3,8%, cá khế vây dài tới 55%, cá khế mõm dài 10%, cá bao áo tới 60%.

Ở cá trích và cá nục, thành phần thức ăn thay đổi theo ngày đêm và tầng nƣớc: nhƣ thức ăn ban ngày của cá trích chủ yếu là Copepoda nhƣng ban đêm lại chủ yếu là tảo. Thức ăn của cá nục sò khi ở tầng trên thì chủ yếu là Copepoda (96%) còn Ostracoda rất ít (0,24%) nhƣng khi ở tầng nƣớc gần đáy thì ngƣợc lại (Ostracoda chiếm 78% còn Copepoda chiếm 75%).

- Nhóm cá ăn động vật đáy: gồm một số loài cá sống tầng đáy và gần đáy nhƣ cá hồng, cá sạo, cá đù ... thức ăn của nhóm này chủ yếu là tôm Macrura và cua Brachyura. ngoài ra, động vật nổi và cá chiếm tỷ lệ đáng kể nhƣ thành phần thức ăn của cá hồng động vật đáy chiếm 64%, cá 30% còn lại là động vật nổi. Ở cá đù bạc thì 68% là động vật đáy, cá chiếm 23%.

- Nhóm cá ăn thực vật và mùn : nhóm này cá cá mòi và cá đối. Cá mòi ở vịnh Bắc bộ ăn Coscinodiscus là chủ yếu (80%) sau đến Copepoda (13%).

Hầu hết các loài cá đều bắt mồi trong tất cả các thời gian của năm trừ cá úc và cá mòi nhƣ là trong lúc di cƣ đi đẻ. Sự biến đổi cƣờng độ bắt mồi theo tháng rất phức tạp, các tháng trƣớc mùa đẻ và sau mùa đẻ thƣờng có cƣờng độ cao hơn.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)