Ảnh hưởng của các biện pháp thủy lợ

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 125)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1 Môi trƣờng và nguồn lợi hải sản

d. Ảnh hưởng của các biện pháp thủy lợ

Ở vùng đồng bằng sông Hồng: trong vài chục năm qua các biện pháp thủy lợi phục vụ nông nghiệp ngoài các ảnh hƣởng có lợi, còn ảnh hƣởng xấu cũng thể hiện rất rõ:

- Do làm thủy lợi triệt để phần lớn các diện tích ngập nƣớc ở các vùng trũng đều đƣợc cải tạo, hiện chỉ còn sót lại rất ít.

- Do việc thực hiện tƣới tiêu chủ động, mở thêm vụ đông, trồng cây cạn nên đã làm cho các ruộng lúa trƣớc đây quanh năm có nƣớc nay chỉ có nƣớc trong một thời gian ngắn.

- Việc đắp đê lấn biển, chặt phá các khu rừng ngập mặn ở bãi triều làm cho nguồn sinh sống của sinh vật ngoài cửa sông ven biển bị thu hẹp đáng kể.

- Việc đắp đê ngăn lũ làm phân cách mạng lƣới các hệ sinh thái ở nƣớc, các quần xã sinh vật và cá không đƣợc trao đổi bổ sung cho nhau.

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: các biện pháp thủy lợi cũng ảnh hƣởng đến thủy sản nhƣ:

- Các công trình ngăn mặn: hiện tại sự xâm nhập mặn ảnh hƣởng khoảng 1,6 triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long. Để phát triển nông nghiệp một số công trình ngăn mặn đã đƣợc xây dựng (nhƣ dự án Tân Phƣơng – Trà Vinh, dự án ngập hóa vùng Gò Công) đã làm giảm diện tích thích hợp với loài các mặn lợ phát triển, đặc biệt là hầu hết các loài cá có giá trị kinh tế cao, ngoài ra còn cản trở đƣờng di cƣ của các loài tôm nƣớc lợ mặn di cƣ vào. - Các công trình chống lũ: một số công trình quy mô nhỏ đã đƣợc xây dựng ở một số địa phƣơng thuộc đồng bằng sông Cửu Long làm mất đi diện tích tự nhiên dành cho dinh dƣỡng sinh sản của một số loài cá nƣớc ngọt, ngăn cản quá trình di cƣ theo lũ.

- Sự nhiễm phèn ở đồng bằng sông Cửu Long: việc cải tạo khai thác vùng Đồng Tháp Mƣời bằng biện pháp rửa phèn đã gây ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ Tây và phía đồng bằng Tháp Mƣời. Nƣớc chua phèn thoát ra gây ảnh hƣởng đến nguồn lợi thủy sản trên sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, các kênh thoát nƣớc thuộc Đồng Tháp Mƣời, hạn chế vùng phân bố của nhóm cá sông trong mùa mƣa lũ, mối quan hệ giữa biến động số lƣợng loài giảm theo độ phát triển xuống thấp ở khu bảo vệ Tràm chim ở Đồng Tháp Mƣời đã chứng minh điều đó (Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Đình Hùng, 1993).

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)