Khai thác với cường độ cao và mang tính hủy hoạ

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 123)

I. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƢỞNG ĐẾN NGUỒN LỢI THỦY SẢN 1 Môi trƣờng và nguồn lợi hải sản

a.Khai thác với cường độ cao và mang tính hủy hoạ

Do sức ép của gia tăng dân số việc khai thác nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên ngày một triệt để hơn, cƣờng độ khai thác tăng hơn (kể cả ngƣ dân và ngƣ cụ). Một số ngƣ cụ tinh vi sát hại nguồn lợi cá ở mức độ cao hơn.

Nghề lƣới mùng vớt tôm, moi, ruốc, cá ở cửa sông thuộc hạ lƣu sông Hồng và sông Cửu Long làm thức ăn nuôi tôm. Nghề cào điện (đồng bằng Sông Cửu Long), nghề kéo xô (đồng bằng sông Hồng).

Các ngƣ cụ truyền thống nhƣ đáy, đăng, nghề lƣới vét chài cũng đƣợc cải tiến, mắt lƣới nhỏ hơn để vét tôm cá có kích thƣớc nhỏ.

Việc sử dụng chất nổ, điện (ăc quy, máy nổ) đánh bắt cá bất hợp pháp và dùng các chất độc ruốc cá (lá cơi, hạt hoắt, hạt thàn mát...) vẫn phổ biến ở nhiều nơi. Các nghề này không những sát hại nhiều loài cá, thủy sinh vật mà còn phá hoại hệ sinh thái. Tuy nhiên, nhiều ngƣời dân chỉ nghĩ đến lợi ích trƣớc mắt chƣa có ý thức đƣợc tác hại lâu dài đến nguồn lợi của các hình thức đánh bắt trên.

Hiện tƣợng đánh bắt cá bố mẹ trên đƣờng đi đẻ, trên các bãi cá đẻ trong thời gian các loài cá di cƣ sinh sản nhƣ cá Mòi, cá Cháy, cá Mè, cá Trôi, cá Trắm, Chép, Tra vồ... gia tăng đã làm cho nguồn lợi giảm dần.

Việc vớt cá bột trên các sông ở miền Bắc và ở các sông miền Nam về ƣơng nuôi chẳng những làm giảm nguồn lợi tự nhiên của nó mà với kỹ thuật lọc ép hiện nay còn gây chết hàng loạt các loài cá khác cùng vớt đƣợc với cá nuôi gây thiệt hại lớn cho nguồn lợi tự nhiên. Mặt khác các loài cá bột của các loài cá nuôi sống ở các bƣng và vào vỗ béo ven sông với cỡ 5-10 cm bị vớt về làm cá giống nuôi nhƣ: cá Bống tƣợng, Tai tƣợng, cá Vồ, cá Tra, cá Ba sa, cá Lóc bông(các tỉnh phía Nam) hoặc đánh bắt về ăn ở hệ thống sông Hồng(miền Bắc) cũng gây thiệt hại nghiêm trọng cho nguồn lợi.

Một phần của tài liệu bài giảng sử dụng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Trang 123)