Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 92 - 95)

- Tính từ ngày 31/12/2009, tổng vốn chủ sở hữu của công ty là

3.1.2.5.Sản phẩm thay thế

Hiện nay, sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanh nghiệp có thể bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé. Vì vậy, các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.

Phần lớn sản phẩm thay thế của công ty nói riêng và thị trường Tp.HCM cũng như cả nước nói chung là các chất liệu bằng gỗ: sàn gỗ, mái lá, ván ép, hay các vật liệu bằng nhựa: mái nhựa, cửa nhựa... Tuy các sản phẩm này một số doanh

nghiệp kinh doanh hoạt động trên quy mô nhỏ, nhưng cũng ảnh hưởng đáng kể đến công ty.

Cũng bởi các sản phẩm thay thế có ưu điểm: gọn nhẹ, giá rẻ, khách hàng dễ dàng tìm thấy ở các chợ nhỏ lẻ, vùng ngoại ô và ở các hẻm nhỏ trong thành phố. Các dịch vụ hậu mãi, mua hàng trả chậm hay giảm giá khi mua số lượng lớn cũng không kém phần các sản phẩm chính của công ty. Mặt khác sản phẩm thay thế này phục vụ được phần lớn các khách hàng như: bán lẻ cho hộ gia đình, khả năng tài chính thấp…

Bên cạnh đó thì sản phẩm thay thế không có chất lượng lâu dài như sản phẩm chính được nên mức độ uy tín, long trung thành của khách hàng đối với sản phẩm thay thế là hạn chế.

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài là đánh giá những cơ hội và đe doạ của môi trường vĩ mô, môi trường vi mô (các yếu tố: kinh tế, văn hoá – xã hội, kỹ thuật công nghệ, pháp luật chính trị, môi trường tự nhiên, hay đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế), cùng đưa các yếu tố này vào ma trận yếu tố bên ngoài để đánh giá để công ty có các chiến lược phù hợp tránh né các đe doạ và phát huy tối ưu các cơ hội để đưa công ty ngày càng phát triển nhanh, xa hơn nữa.

Nhận xét: Qua ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài cho ta thấy được cơ hội và đe doạ mà doanh nghiệp phải nắm rõ. Với tổng điểm là 2.96 ta thấy khả năng phản ứng của công ty trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường bên trong là khá tốt. Với điểm số cao nhất là 4 được đánh giá khả năng phản ứng của công ty trước yếu tố: nguyên vật liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ rộng lớn và công ty phản ứng tốt với lạm phát ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm. Để

SVTH: Trần Thị Kiều Loan Trang 94

Stt Các yếu tố chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại Tổng điểm

1 Kinh tế nước ta ngày càng phát triển 0.13 3 0.39

2 Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất càng cao

0.10 3 0.30

3 Nguyên vật liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ rộng lớn

0.11 4 0.44

4 Nhà cung cấp có uy tín và thương hiệu nổi tiếng

0.11 3 0.33

5 Chính phủ trợ giá, giảm thuế VAT cho mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất

0.09 3 0.27

6 Lạm phát ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng đến giá sản phẩm

0.10 4 0.40

7 Hàng giả hàng nhái xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường

0.10 2 0.20

8 Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, có uy tín, thương hiệu không kém công ty

0.11 3 0.33

9 Rào cản xâm nhập ngành không cao nên đối thủ tiềm ẩn có nguy cơ tham gia ngành rất lớn

0.08 2 0.16

10 Sản phẩm thay thế ngày càng được ưa chuộng đối với đa số người dân có thu nhập thấp

0.07 2 0.14

từ đó công ty có những chiến lược hợp lý nhất để khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố này. Bên cạnh đó:các yếu tố như: hàng già, hàng nhái xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, rào cản xâm nhập ngành không cao nên đối thủ tiềm ẩn có nguy cơ gia nhập ngành là rất lớn, sản phẩm thay thế ngày càng được ưa chuộng đối với đa số người dân có thu nhập thấp chỉ đạt mức 2 điểm vì thực tế công ty chưa phản ứng tốt với sự biến động của các yếu tố này. Mặt khác trong thời gian sắp tới công ty cũng nên quan tâm đến các yếu tố như: nhu cầu mặt hàng VLXD & TTNT, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh vì các yếu tố này cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhưng hiện tại doanh nghiệp chưa sử dụng phương pháp lập bảng ma trận này để đánh giá rõ hơn về doanh nghiệp mình. Nếu như trong năm nay trở về sau công ty đưa ma trận này vào đánh giá thì có thể sẽ phân tích tình hình trong công ty rõ ràng hơn, để từng bộ phận, phòng ban khắc phục những điểm yếu của công ty, từ đó sẽ xây dựng được những chiến lược phù hợp nhất, hiệu quả nhất góp phần đẩy mạnh sự phát triển của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 92 - 95)