Phân tích môi trường vĩ mô 1 Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 76 - 79)

- Tính từ ngày 31/12/2009, tổng vốn chủ sở hữu của công ty là

3.1.1Phân tích môi trường vĩ mô 1 Yếu tố kinh tế

3.1.1.1 Yếu tố kinh tế

Trong hai năm trở lại đây cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu dẫn đến những xáo động đầy kịch tính về thị trường, tỷ giá, đầu tư, thương mại. Biến đổi đó đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam, làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém về chất lượng cũng như mất cân đối của nền kinh tế đang tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện khó lường như vậy đòi hỏi những nỗ lực căng thẳng hơn, quan hệ chi phí – hiệu quả không được như dự kiến và rủi ro cũng lớn hơn.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2010

Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2010, mức tăng trưởng đáng được

trân trọng, tăng 5,2 % trên mức trung bình khu vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ qua. Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con số. Xoá đói giảm nghèo giảm xuống 11%. Bên cạnh đó bội chi ngân sách tăng lên cả về con số tuyệt đối lẫn theo tỷ lệ GDP, nợ chính phủ và nợ nước ngoài tăng lên, gây sức ép lên tỷ giá đồng tiền Việt Nam.

Năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của Việt Nam trong năm 2010 do Diễn Đàn kinh tế Thế Giới (WEF) công bố cho thấy nước ta tụt hạng 5 bậc từ 70/134 xuống 75/133 nền kinh tế so với năm trước trong bảng xếp hạng chung, trong đó có đóng góp quan trọng của sự thay đổi trong chỉ tiêu về ổn định kinh tế vĩ mô, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112.

Việc kinh tế vẫn tăng trưởng giữa những mất cân đối vĩ mô gay gắt hơn,năng lực cạnh tranh quốc gia bị tụt hạng. Rõ ràng nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường trong những điều kiện phát triển không còn dễ dàng.

Đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế đòi hỏi những quyết sách dài hạn, sáng suốt, vì lợi ích lâu dài của dân tộc. Những kết quả của kinh tế năm 2009 trên cho thấy mỗi doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn nữa cùng khắc phục khó khăn này trong năm 2010.

Kinh tế Tp.HCM trong năm 2010

Cùng với xu thế chung của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 với tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn TP đạt 332.076 tỷ đồng, tăng 8% (cùng kỳ tăng 10,7%). Qua đó cho thấy Thành phố Hố Chí Minh đang từng bứơc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Bên cạnh đó Thành Phố cũng đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, tạo điều liện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, kéo theo các ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất phát triển mạnh.

Ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Tp.HCM có dấu hiệu khởi sắc.

Tp.HCM không những là đô thị lớn nhất trong cả nước mà còn là thành phố có nhiều tiềm năng về xây dựng. Chịu tác động chung của suy thoái kinh tế nhưng ngành xây dựng trong năm 2010 có những dấu hiệu khởi sắc đáng kể.Việc xây dựng ngày càng nhiều các villa, khách sạn, cao ốc văn phòng, chung cư, đường xá, cầu cống …là một minh chứng cho việc đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu của người dân thành phố là sự bắt nhịp chung với xu thế toàn cầu hoá. Sự phát triển của ngành xây dựng, tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường lớn hơn cho Công ty Cổ phần VLXD& TTNT TPHCM trong việc phân phối các sản phẩm về mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cả về qui mô, phạm vi hoạt động.

Năm 2010 Thành Phố Hố Chí Minh có nhu cầu một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu như sau:

 Xi măng : 4,5 – 5 triệu tấn/ năm  Vật liệu lợp: 9,5 – 10 mét vuông/năm  Gạch xây dựng: 330 – 350 triệu viên/năm  Sứ vệ sinh: 1 – 1,1 triệu sản phẩm/ năm  Gạch lát nền: 3,3 – 3,5 triệu mét vuông/năm  Đá xây dựng: 22 – 2,2 triệu mét khối/ năm

 Cát vàng: 1,2 – 1,5 triệu mét vuông / năm

Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất Tp.HCM nói chung và của công ty nói riêng để cùng xây dựng những chiến lược kinh doanh cụ thể đem lại lợi nhuận cao cho công ty mình.

Lãi suất ngân hàng.

Không một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh của mình lại không vay vốn. Do đó tỉ lệ lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.Trong hai năm trở lại đây, do suy thoái kinh tế năm 2009 nên nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, chính bởi vậy mà công ty có thề vay vốn với lãi suất thấp hơn để kinh doanh đầu tư. Minh chứng cho điều đó là lãi suất năm 2010 mà doanh nghiệp đi vay các ngân hàng là từ 15% /năm, trong đó nhà nước đã hỗ trợ từ 4%/năm, năm 2010 công ty vay với lãi suất 18%/ năm, việc tăng lãi suất cho thấy kinh tế đang có xu hướng phục hồi, nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn như:

Thứ nhất: Lãi suất cao, doanh nghiệp chi phí cho việc trả lãi suất ngân

hàng sẽ tăng lên, hoạt động đầu tư sẽ bị thu hẹp dần, kinh doanh sẽ hạn chế hơn trước, mọi chi phí khác sẽ bị cắt giảm để tập trung chủ yếu vào hoạt động chính.

Thứ hai: Lãi suất cao, rủi ro càng lớn, nếu như doanh nghiệp kinh doanh

không có lãi, sẽ dẫn đến tình trạng không thể trả nợ vay cũng như lãi suất vay cho ngân hàng, xa hơn có thể dẫn đến phá sản. Chính bởi vậy mà trong thời gian tới công ty luôn phải thật “tỉnh táo” để đối phó với những tác động này. Để từ đó xây dựng những chiến lược kinh doanh tốt nhất, xử lý mọi thay đổi nhanh chóng nhất.

Tỷ lệ lạm phát

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ lạm phát biến động liên tục, từ năm 2009 do cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy mức lạm phát lên 15,6 %, khiến cho giá cả tất cả các mặt hàng tăng vụt, nhất là các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, chất lượng cuộc sống giảm đi đáng kể. Năm 2010 vừa qua, kinh tế Việt Nam đang dần khôi phục, với chính sách đưa ra các gói kích cầu của chính phủ, đã giúp doanh nghiệp vượt qua “cơn sóng chao đảo” của cuộc khủng hoảng để lại để mức lạm phát chỉ còn 14,5%. Điều này đã là cố gắng rất lớn đối SVTH: Trần Thị Kiều Loan Trang 78

với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Dự báo trong năm 2011 mức lạm phát có thể ở mức 8,7%, bởi vì ngay ở quý I năm 2011 đã ở mức 7%, đây là con số hợp lý cho quá trình phục hồi kinh tế trong năm nay, việc dự báo và khả năng thực hiện mức độ duy trì lạm phát ở một con số là điều khiến cho chúng ta nên có những giải pháp chống lạm phát, ổn định vĩ mô thật chặt chẽ ngay từ đầu năm 2011 để lạm phát ở mức thấp nhất.

 Chính sách thuế

Khi chính phủ áp thuế giảm 50% thuế VAT đối với mặt hàng vật liệu xây dựng, 0% thuế nhập khẩu đã tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong năm 2010, cùng với sự phục hồi kinh tế, nhu cầu tiêu dùng các vật liệu xây dựng như; thép, xi măng sẽ tiếp tục tăng.

Chính bởi vậy mà công ty đã và đang tích cực, tranh thủ sự hỗ trợ đó, tận dụng mọi nguồn lực về tài chính đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng trên, đem lại kết quả khả quan hơn trước.

Bên cạnh sự hỗ trợ trên, chính phủ áp thuế 7% giá điện, 5% giá nước, giá xăng dầu cũng tăng theo. Điều này tác động không nhỏ tới hoạt động của công ty bởi vì công ty phải tăng thêm chi phí cho hoạt động hàng ngày của công ty, chi phí thuê vận chuyển hàng hoá từ nhà cung cấp đến khách hàng từ đó sẽ tăng cao. Chính bởi vậy công ty nên đưa ra chính sách kinh doanh hợp lý, hữu hiệu để có được hiệu quả tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 76 - 79)