Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhậ p( liên kết)

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 33 - 34)

Chiến lược này thích hợp đối với các công ty kinh doanh các ngành kinh tế mạnh nhưng còn đang do dự hoặc không có khả năng triển khai một trong các chiến lược tập trung, thích hợp khi cơ hội sẵn có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược dài hạn mà công ty đang thực hiện.

Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của công ty trong doanh nghiệp chủ chốt và cho phép phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của công ty. Mỗi chiến lược là một sự di chuyển đến các cấp độ mới trong ngành, bao gồm kinh doanh các sản phẩm chủ chốt, thị trường hiện tại của ngành, còn công nghệ vẫn giữ nguyên như cũ.

Bảng 1.4: Bảng thay đổi chiến lược, đối với chiến lược hội nhập

Có 2 dạng chiến lược hội nhập:

- Hội nhập dọc ngược chiều: là tìm cách tăng trưởng bằng nắm quyền sở hữu

hoặc tăng sự kiểm soát đối với nguồn cung ứng nguyên liệu. Khi thực hiện hội nhập dọc ngược chiều trong nội bộ công ty thiết lập các nguồn cung ứng của mình bằng cách thành lập công ty con. Hội nhập với bên ngoài cùng mua đứt các cơ sở cung ứng hàng cho công ty.

-Hội nhập dọc thuận chiều: là tìm cách tăng trưởng bằng cách mua lại, nắm

quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối với các kênh chức năng tiêu thụ gần với thị trường đích, như hệ thống bán hàng và phân phối hàng. Công ty có thể hội nhập dọc

Sản phẩm Thị trường Ngành Cấp độ ngành Công nghệ

thuận chiều trong nội bộ công ty bằng cách thành lập các cơ sở sản xuất của mình, các lực lượng bán hàng, hệ thống bán sỉ hoặc mạng lưới bán lẻ. Việc hội nhập thuận chiều với bên ngoài được thực hiện bằng cách mua lại các cơ sở đang thực hiện chức năng mà công ty đang cần.

Một phần của tài liệu chiến lược phát triển công ty cổ phần vật liệu xây dựng & trang trí nội thất tp hcm(cmid) giai đoạn (Trang 33 - 34)