- Đa dạng hóa ngang: là tìm cách tăng trưởng hướng vào các đối tượng khách hàng trong thị trường đang tiêu thụ với những sản phẩm mới có công nghệ không liên
10. Chi nhánh Long An
2.2.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2010.
Trong giai đoạn 2006-2010, công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn câu từ cuối năm 2008 đến nay vẫn còn tiếp diễn, nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng của cả nước đạt khoảng 6,7%. Bên cạnh đó, thị trường tài chính, chứng khoán, bất động sản có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Năm 2006 là năm Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X, cũng là năm đầu tiên thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) có tác động tích cực vào các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý xã hội, tạo động lực cho phát triển kinh tế của doanh nghiệp.
Đầu năm 2007, sau khi Việt Năm chính thức gia nhập WTO, làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, nhiều dự án xây dựn, khu trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, khu chung cư cao tầng ở TP.HCM được triển khai, hoạt động ngành hàng vật liệu xây dựng ngày càng tăng trưởng mạnh do nhu cầu xây dựng tăng cao.
Năm 2008, tình hình khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và tình hình lạm phát ở Việt nam, làm phát sinh những khó khăn ngoài dự kiến, lãi suất ngân hàng tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ đầu tư và sản lượng tiêu thụ của công ty sụt giảm.
Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế tài chính toàn cầu bắt đầu từ tháng 6 năm 2008 chuyển sang 2009 làm cho tình hình kinh tế cà nước nói chung và TP.HCM nòi riêng có chiều hướng suy giảm. Đầu năm 2009, chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế như kích cầu đầu tư, tiêu dùng, miễn giảm, giảm một số loại thuế, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, nhưng việc diễn biến rất chậm chạp. Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng, nhu cầu không cao, trong khi nguồn cung lại dồi dào làm cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Nhiều sản phẩm mới đã được hoàn thiện tham gia thị trường. Nhiều nhà sản xuất mở thêm nhiều phân phối, đưa ra nhiều chính sách ngắn hạn để cạnh tranh nhau duy trì và tăng thị phần tiêu thụ. Bên cạnh đó, các nhà phân phối cũng cạnh tranh nhau khá quyết liệt để giữ thị phần trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ có chiều hướng giảm. Các dự án đầu tư mặc dù duy trì đúng tiến độ nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải ngân của ngân hàng. Tuy nhiên, được sự hỗ trợ tích cực của Tổng công ty thương mại Sài Gòn vá các tổ chức tín dụng giúp công ty tháo gỡ khó khăn, ổn định nguồn vốn kinh doanh và nguồn vốn đầu tư các dự án của công ty.
Năm 2010, Chính phủ cắt hỗ trợ lãi suất, không miễn giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cuối năm các ngân hàng tăng lãi suất cho vaytheo thỏa thuận cao hơn mức quy định đến 16 – 18,8%/năm làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, lãi trong kinh doanh không bù đắp nổi lãi vay ngân hàng.
Tình hình tiêu thụ xi măng thị trường TP.HCM và các tỉnh cung vượt cầu, nhiều công ty xi măng tổ chức các chương trình khuyến mãi (chủ yếu cho khách hàng) nhằm tăng sản lượng tiêu thụ làm cho thị trường thường xuyên biến động về giá, các nhà
phân phối chính tranh thủ giảm giá bán để đạt sản lượng như đã cam kết với các nhà máy, dẫn đến hiệu quả kinh doanh đạt rất thấp.