8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.5.1. Tác động của các chủ trương, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí
Chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc có tác động rất mạnh đến việc ứng dụng CNTT trong quản lí. Các chính sách trong từng lĩnh vực mạnh hay yếu khác nhau. Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có sự chỉ đạo sát sao nhằm phát triển ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội.
Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc đã chỉ rõ: "... Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ giáo dục và đào tạo, kết nối Internet với tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo...".
Luật CNTT đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 là nền tảng pháp lí cho các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT.
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc.
Hiện nay, giáo dục đang đứng trƣớc thách thức đó là sự đổi mới, đặc biệt là sự gia tăng về số lƣợng, quy mô và mạng lƣới trƣờng lớp. Để đáp ứng nhu cầu của ngƣời học, đáp ứng đòi hỏi của xã hội về nâng cao chất lƣợng dạy học thì việc ứng dụng CNTT trong quản lí ở các nhà trƣờng đƣợc xác định là một trong những việc làm có hiệu quả.
1.5.2. Các chủ trương, chính sách về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Điều 34 - Luật CNTT nêu rõ:
- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích ứng dụng CNTT trong việc dạy- học, tuyển sinh, đào tạo và hoạt động khác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên môi trƣờng mạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trƣờng mạng phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định của pháp luật về giáo dục.
- Cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện chƣơng trình hỗ trợ tổ chức cá nhân nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo.
- Bộ GD&ĐT quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận giá trị pháp lí của văn bằng, chứng chỉ trong hoạt động giáo dục và đào tạo trên môi trƣờng mạng và thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục và đào tạo trên môi trƣờng mạng.
1.5.3. Chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Luật CNTT - Điều 42 đã chỉ rõ chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT nhƣ sau:
- Nhà nƣớc có chính sách phát triển quy mô và tăng cƣờng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
- Chƣơng trình, dự án ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc về ứng dụng và phát triển CNTT phải có hạng mục đào tạo nhân lực CNTT.
- Tổ chức, cá nhân đƣợc khuyến khích thành lập cơ sở đào tạo nhân lực CNTT theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở đào tạo đƣợc hƣởng ƣu đãi trong hoạt động đào tạo về CNTT tƣơng đƣơng với doanh nghiệp sản xuất phần mềm.
- Nhà nƣớc có chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh và học sinh trong hệ thống giáo dục quốc dân truy cập Internet tại các cơ sở giáo dục.
1.5.4. Trình độ về công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên
- Để ứng dụng CNTT vào giảng dạy, đòi hỏi những ngƣời làm công tác quản lí và đội ngũ giáo viên phải có những kiến thức cơ bản về Tin học. Trong quá trình ứng dụng, đòi hỏi họ phải có hiểu biết về kỹ năng tin học cơ bản (soạn thảo văn bản, khai thác Internet, sử dụng thƣ điện tử, phần mềm trình chiếu...).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT với mục đích đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cũng yêu cầu giáo viên phải biết sử dụng phƣơng tiện CNTT một cách hợp lí, phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nâng cao chất lƣợng bài giảng.
Trong tình hình hiện nay, sử dụng CNTT một cách hợp lí thể hiện ở việc các trƣờng Trung học cơ sở triển khai ứng dụng CNTT vào dạy học bằng tích hợp trực tiếp vào môn học thông qua các công cụ CNTT, phần mềm dạy học bộ môn. Giáo viên trong quá trình ứng dụng CNTT khi lên lớp phải thay thế giáo án truyền thống bằng việc xây dựng bài giảng điện tử, bài giảng điện tử E- learning và các phần mềm giảng dạy.
- Nhà lãnh đạo trƣờng học muốn quản lí tốt việc ứng dụng CNTT vào dạy học, ngoài những yêu cầu có của giáo viên thì cũng phải biết lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, triển khai và kiểm tra đánh giá các hoạt động ứng dụng CNTT trong trƣờng học. Đồng thời, nhà quản lí phải có trong tay những giáo viên cốt cán biết quản lí kho học liệu điện tử của trƣờng và khai thác tƣ liệu trên mạng, xây dựng các phần mềm dạy học theo từng bộ môn đƣa vào kho học liệu nhà trƣờng. Chính đội ngũ giáo viên nòng cốt này dƣới sự chỉ đạo của ngƣời quản lí sẽ làm cho quá trình ứng dụng CNTT của nhà trƣờng có những đột phá mới và liên tục phát triển.
1.5.5. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin
Ngoài yếu tố con ngƣời thì cơ sở vật chất, trang thiết bị về CNTT là yếu tố quyết định đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Ngƣời ta không thể hình dung việc ứng dụng CNTT vào dạy học mà lại thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT. Để hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học đạt hiệu quả, các nhà trƣờng THCS phải đƣợc đầu tƣ phát triển hạ tầng về cơ sở trƣờng lớp. Ngoài việc đủ phòng học thông thƣờng thì việc xây dựng các phòng học bộ môn là yêu cầu không thể thiếu. Phòng học bộ môn là phòng học mang tính chuyên dụng cho một hoặc vài bộ môn học. Ở đó các thiết bị dạy học môn học và các thiết bị dùng chung đƣợc bố trí sẵn và chỉ diễn ra hoạt động dạy học đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một môn học nhất định. Hệ thống phòng học bộ môn đối với các trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia là các phòng: Tin học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ, phòng học Đa năng, phòng Thƣ viện. Đối với các trƣờng THCS chƣa đạt chuẩn cũng yêu cầu có tối thiểu 01 phòng máy tính đạt tiêu chuẩn với số lƣợng từ 10 đến 20 máy tính nối mạng Internet, mạng LAN, 01 máy điều hòa, 01 ổn áp, bàn ghế...; có 01 phòng học đa năng có trang bị các thiết bị CNTT cần thiết để phục vụ việc dạy học có ứng dụng CNTT và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhƣ máy chiếu Ptojector kèm theo phông chiếu. Ngoài ra, còn phải có một số phần mềm dạy học, sách điện tử (E-book), thí nghiệm ảo,...
1.5.6. Cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trong trường trung học cơ sở học ở trong trường trung học cơ sở
Ở mục 1.5 đã nói đến những yếu tố đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT thành công. Đó là những chính sách mang tầm chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, rất cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ của địa phƣơng (tỉnh, thành phố, thị xã...) quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn và lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Có nhƣ vậy, ứng dụng CNTT sẽ không chỉ là hoạt động cần đƣợc khuyến khích mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với ngƣời giáo viên. Đồng thời ứng dụng CNTT đòi hỏi ngƣời giáo viên phải thay đổi cách thức soạn giảng, tiêu tốn nhiều công sức, trí tuệ hơn, phải đầu tƣ mua sắm thiết bị cá nhân (máy tính xách tay, máy in...). Vì vậy, họ cần đƣợc hỗ trợ về tài chính cho những thay đổi này. Ngay trong nhà trƣờng cũng cần có chế độ ƣu đãi phù hợp cho đội ngũ giáo viên cốt cán về CNTT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiểu kết chƣơng 1
CNTT là tập hợp các quan điểm và phƣơng pháp khoa học, các phƣơng tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con ngƣời và xã hội. CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng, nó vừa là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả quá trình quản lý trong nhà trƣờng vừa là tài sản của ngƣời quản lý. Hiện nay CNTT đƣợc xem là công cụ đắc lực nhất hỗ trợ đổi mới QLGD, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục. Với vai trò của CNTT nêu trên, với yêu cầu mới của thời đại và để đáp ứng đƣợc mục tiêu giáo dục, thì việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng THCS là cần thiết.
Quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trƣờng THCS bao gồm các nội dung: Quản lý ứng dụng CNTT đối với hoạt động dạy học; Quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý học của HS; Quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý CSVC phục vụ dạy học và sử dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trƣờng THCS bao gồm: Tác động của các chủ trƣơng, chính sách về ứng dụng CNTT trong quản lý; các chủ trƣơng, chính sách về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GD&ĐT; các chủ trƣơng, chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT; trình độ về CNTT của đội ngũ CBQL và GV; bên cạnh đó là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về CNTT và cơ chế, chính sách hỗ trợ việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở trƣờng THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Thực trạng về giáo dục trung học cơ sở của huyện Tam Đảo
2.1.1. Mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất
Huyện Tam Đảo đƣợc thành lập 10 năm (theo Nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003), với diện tích tự nhiên là 23.641,60 ha (236,42 km2), dân số 67.000 ngƣời, có khoảng 40% đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Mạng lƣới các trƣờng THCS trong toàn huyện đến năm học 2012- 2013 là 12 trƣờng THCS, 147 Lớp, 4204 học sinh; bình quân mỗi trƣờng 12 lớp, 350 học sinh, quy mô số lớp ở các trƣờng đồng đều; trong đó có 01 trƣờng hạng một, còn lại 11 trƣờng hạng hai. Tuy đã đƣợc Huyện ủy- UBND Huyện, Phòng GD&ĐT Tam Đảo, Đảng ủy và Chính quyền cơ sở quan tâm, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ: Nhà điều hành, phòng học bộ môn, nhà công vụ, các công trình phụ khác theo quy hoạch khuôn viên trƣờng và đầu tƣ cơ sở vật chất khác nhƣ: trang thiết bị, đồ dùng dạy học, bàn, ghế, điện, nƣớc; nhƣng còn hạn chế, do đã lâu năm, cũ đi và dùng nhiều nên đã hỏng, xuống cấp; nên số phòng học, bàn, ghế, hệ thống điện, nƣớc tới thời điểm hiện tại là thiếu nhiều; do đó chỉ đáp ứng phần nào cho việc phục vụ giảng dạy và học tập, cũng nhƣ phục vụ cho các hoạt động giáo dục khác của các nhà trƣờng. Bên cạnh đó là những khó khăn cả về địa hình và kinh tế ở 04 trƣờng thuộc vào 03 Xã 135 của Huyện; do đó chỉ có 01/12 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, các trƣờng còn lại hầu hết là chƣa đạt chuẩn về cơ sở vật chất, cũng nhƣ diện tích mặt bằng.
Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Tam Đảo đã đạt đƣợc những thành tích nhất định, chất lƣợng và hiệu quả giáo dục và đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tạo dần đƣợc nâng cao và phát triển toàn diện, củng cố mạng lƣới trƣờng học, phát triển quy mô giáo dục, tạo sự đồng đều về chất lƣợng giữa các vùng, xã hội hoá giáo dục đƣợc đẩy mạnh và có hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở huyện Tam Đảo. Quy hoạch xây dựng mạng lƣới trƣờng lớp theo hƣớng chuẩn Quốc gia luôn đƣợc sự quan tâm sâu sát của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng cùng các cấp quản lí giáo dục mà trực tiếp là Huyện ủy, UBND huyện Tam Đảo, Phòng GD&ĐT huyện Tam Đảo và nhân dân trong Huyện, nhằm thực hiện nghị quyết Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ II về giáo dục đào tạo và đề án phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2010 - 2015.
2.1.2. Chất lượng giáo dục
Chất lƣợng rèn luyện và kết quả học tập của 12 trƣờng trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:
- Về hạnh kiểm: Tốt: 71.05% , Khá: 23.26%, TB: 4.97%, Yếu: 0.71%. - Về học lực: Giỏi: 6.07%, Khá: 37.35 %, TB: 51.45% , Yếu: 5.07%, Kém: 0,07%. - Tỉ lệ học sinh giỏi cấp Huyện chƣa đƣợc cao (chiếm %) trên toàn huyện, tỉ lệ học sinh giỏi cấp Tỉnh (chiếm 3.7 %), đứng thứ 9 trên toàn tỉnh.
- Học sinh đủ điều kiện tốt nghiệp THCS hằng năm từ 99.8 % (trong đó loại Giỏi: 10%; loại Khá: 38% ; loại Trung bình: 51.8%).
- Học sinh đỗ vào THPT hằng năm từ 85% - 90% sau phân luồng.
Chất lƣợng rèn luyện và giáo dục của học sinh huyện Tam Đảo còn khiêm tốn và chƣa ổn định so với chất lƣợng chung của toàn Tỉnh nhƣ tỷ lệ học sinh giỏi, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp. Học sinh THCS toàn Huyện đã mới đƣợc tiếp cận và học tập trong môi trƣờng CNTT, bƣớc đầu đã thể hiện một số kĩ năng kĩ thuật số. Có đƣợc những kết quả trên đây là do:
- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trƣờng thực hiện nghiêm túc các phong trào, các cuộc vận động do Bộ GD&ĐT đã khởi xƣớng.
- Toàn Huyện có đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đủ về số lƣợng, cơ cấu đồng đều, về trình độ chuyên môn và quản lí hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn; về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cơ bản bƣớc đầu đã tiếp cận đƣợc phƣơng pháp dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp.
- Hiệu trƣởng các nhà trƣờng đã chỉ đạo thực hiện các hoạt động bồi dƣỡng chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp, cách đánh giá học sinh đƣợc vận dụng sáng tạo trong tiết dạy, các hoạt động thi đua hai tốt đã nâng cao chất lƣợng giảng dạy và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì chất lƣợng rèn luyện và giáo dục của học sinh THCS huyện Tam Đảo vẫn còn bộc lộ những yếu kém. Đó là tỉ lệ xếp hạnh kiểm yếu, học lực kém vẫn còn cao so với toàn tỉnh, chất lƣợng đầu vào THPT chƣa tốt do một số trƣờng phân luồng chƣa đƣợc cao nhƣ các trƣờng: THCS Hợp Châu, THCS Hồ Sơn, THCS Nguyễn Trãi, THCS Đại Đình.
2.1.3. Số lượng và trình độ đội ngũ giáo viên
72.6%. Đến hết năm họ -
: phần mềm quản lý trƣờng họ
-
200 cán bộ .
2.1.4. Kinh phí đầu tư cho giáo dục trung học cơ sở
Nguồn kinh phí đầu tƣ cho giáo dục của huyện Tam Đảo tiếp tục đƣợc tăng cƣờng, phân bổ đồng đều kịp thời để chính quyền địa phƣơng cùng các nhà trƣờng tiến hành tu sửa, nâng cấp xây dựng mới theo hƣớng kiên cố hóa, hiện đại hóa, với mức cấp kinh phí năm 2013 là 38.150.000.000 đồng để xây dựng 2 dãy nhà 8