Xác định rõ những bài, những nội dung dạyhọc có thể ứng dụng

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xác định rõ những bài, những nội dung dạyhọc có thể ứng dụng

nghệ thông tin

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Giúp giáo viên xác định rõ những bài, những nội dung có thể ứng dụng CNTT, để qua đó định hƣớng đƣợc từ khâu xây dựng kế hoạch giảng dạy, đến thiết kế giáo án điện tử và cuối cùng là ứng dụng CNTT cùng với việc khai thác các thiết bị phục vụ dạy học phù hợp vào giảng dạy.

- Tránh lan man, lạm dụng CNTT dẫn đến bài nào, nội dung nào cũng sử dụng CNTT.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Mỗi CBQL và giáo viên nắm đƣợc các văn bản quy định về CNTT và phân phối chƣơng trình của các bộ môn, bên cạnh đó là xác định đƣợc nội dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 72 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ bản của mỗi bài học, tiết học, để đi đến xác định trọng tâm bài và nội dung học theo hàng năm.

- Từ CBQL nhà trƣờng, các Tổ trƣởng chuyên môn, cho đến đội ngũ GV cần xác định rõ những bài, những nội dụng dạy cần thiết có thể ứng dụng CNTT thì mới đƣa vào ứng dụng. Vì vậy, phải xác định chính xác trọng tâm của mỗi bài, mỗi nội dung khi dạy học; tránh xác định sai, không cần thiết dẫn đến lạm dụng CNTT.

- Muốn xác định một cách chính xác nhất thì đòi hỏi GV bộ môn nghiên cứu nội dung từng nội dung, từng phần, từng mục trong bài học theo phân phối chƣơng trình, từ đó xác định rõ trọng tâm bài, trên cơ sở đó kế hoạch và đi đến thiết kế giáo án đảm bảo đƣợc đúng mục đích, yêu cầu đề ra.

- Việc xác định rõ những bài, những nội dung dạy học có thể ứng dụng CNTT đúng cách sẽ đem lại nhiều ƣu điểm của nó:

+ Đối với GV: triển khai bài giảng và cụ thể hóa nội dung bằng các hình ảnh, âm thanh hoặc các siêu liên kết phù hợp, chính xác sẽ giúp học sinh dễ nhận biết, dễ hiểu. Có nhiều thời gian để hƣớng dẫn học sinh khai thác sâu những kiến thức trọng tâm.

+ Đối với HS: dễ hiểu, dễ nhớ và khắc sâu những hình ảnh minh chứng cho nội dung kiến thức. Bớt tƣ duy trìu tƣợng, đơn giản hóa cách tiếp cận kiến thức.

+ Đối với tiết học: gây hứng thú tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho HS, tiết học đƣợc hỗ trợ các âm thanh, hình ảnh động sẽ bớt đi nhàm chán, khô khan.

- Tuy việc ứng dụng CNTT một cách lạm dụng thái quá sẽ mang lại những tác dụng trái chiều. Nếu GV lạm dụng bài giảng nào cũng ứng dụng CNTT sẽ tạo sức ì trong công tác soạn, giảng và bồi dƣỡng chuyên môn. Đối với HS có thể dẫn đến không biết ghi lƣợng kiến thức nào là cơ bản, trọng tâm dẫn đến loạn chữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 73 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nhà trƣờng xây dựng kế hoạch năm học, quán triệt các văn bản quy định về ứng dụng CNTT trong dạy học; triển khai từ Tổ chuyên môn tới từng GV để đội ngũ GV đƣợc nghiên cứu kỹ về nội dung, chƣơng trình; xác định đúng mục đích, yêu cầu của từng bài, để đi đến xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án và cho đến ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Các nhà trƣờng có sổ theo dõi, giám sát việc đăng ký các tiết dạy có ứng dụng CNTT, những thiết bị dạy học cần khai thác và sử dụng các phòng học bộ môn đầu từng tuần, tháng của GV và có sơ kết vào cuối hàng tuần cho đến cuối các tháng ứng với mỗi tiết dạy, bài dạy và lớp dạy cụ thể, qua đó để đƣa vào làm tiêu chí thi đua cho mỗi GV, mỗi Tổ chuyên môn.

- Tổ chức hội giảng các giờ dạy ở các nhà trƣờng có ứng dụng CNTT, đánh giá, xếp loại và tổ chức biểu dƣơng khen thƣởng nêu gƣơng kịp thời.

- Chỉ đạo Tổ CNTT nhà trƣờng tập huấn, hƣớng dẫn và cùng phối hợp với GV các bộ môn khác khi cần hỗ trợ soạn, thiết kế bài giảng, các nội dung cần ứng dụng CNTT. Cụ thể nhƣ:

+ Bước 1: Chuẩn bị:

- Tìm hiểu những nội dung bài dạy để nắm đƣợc nội dung, kiến thức trọng tâm.

- Soạn giáo án và dạy theo cấu trúc của giáo án điện tử.

+ Bước 2: Chọn lọc những nội dung có thể ứng dụng CNTT trong bài dạy. Tùy bài dạy có các nội dung kiến thức quá trìu tƣợng mà các loại TBDH truyền thống không thể hiện đƣợc mà phải dùng đến CNTT thì mới thể hiện đƣợc.

+ Bước 3: Lựa chọn các phần mềm thể hiện trên bảng động các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, các thí nghiệm ảo, mô phỏng…

+ Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện công việc thiết kế nội dung tƣ liệu điện tử. Chạy thử nội dung tƣ liệu điện tử đã thiết kế đƣợc trên máy tính để điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lý trong thiết kế, lƣu trữ trong máy tính an toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 74 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Bước 6: Rút kinh nghiệm sau giờ dạy có ứng dụng CNTT.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Kế hoạch nhà trƣờng hàng năm; kế hoạch phát triển nhà trƣờng giai đoạn 5 năm tới; phân phối chƣơng trình các bộ môn, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các nội dung giảm tải, điều chỉnh hàng năm.

- Kinh phí đầu tƣ, tài chính để tổ chức tập huấn một cách cơ bản cũng nhƣ khuyến khích GV và đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng CNTT.

- Hiệu trƣởng và các CBQL các nhà trƣờng phải trách nhiệm, thực sự quan tâm tới trình độ, kỹ năng Tin học của giáo viên, có tầm nhìn, có kế hoạch bồi dƣỡng lâu dài; các giáo viên phải nhiệt tình, có nhận thức đúng đắn và xác định rõ đƣợc những bài, những nội dung mới có thể ứng dụng CNTT vào dạy học.

3.2.3. Nâng cao kỹ năng khai thác và sử dụng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để ứng dụng vào dạy học cho giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 82 - 85)