Các nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Các nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động

QL hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL tới khách thể QL trong quá trình dạy học nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Là quá trình ngƣời HT hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra hoạt động dạy học của GV nhằm đạt đƣợc mục tiêu đó đề ra. Trong toàn bộ quá trình QL nhà trƣờng thì QL hoạt động dạy học của HT là hoạt động cơ bản nhất, quan trọng nhất.

Nhƣ vậy, QL hoạt động dạy học thực chất là quá trình truyền thụ tri thức của đội ngũ GV và quá trình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của HS; QL các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ hoạt động dạy học của cán bộ QL nhà trƣờng.

1.4.2. Các nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học dạy học

1.4.2.1. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động dạy của giáo viên

Với sự phát triển và ƣu thế vƣợt trội của CNTT đã tạo ra cơ hội mới cho ngành GD&ĐT trong tất cả các lĩnh vực, từ quản lý giáo dục, bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hỗ trợ đắc lực cho phƣơng pháp dạy học tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh.

- Quản lý kế hoạch, chƣơng trình dạy học:

Kế hoạch dạy học là các văn bản qui định thành phần các môn học của từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, từng năm học, cấu trúc và thời gian của năm học cấp THCS.

Chƣơng trình các môn học của cấp học THCS là văn bản quy định mục tiêu môn học, quan điểm chính của việc xây dựng chƣơng trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, gợi ý về phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà quản lý cần năm vững kế hoạch, chƣơng trình dạy học cấp THCS nhƣ: + Nguyên tắc cấu tạo chƣơng trình dạy học cấp THCS

+ Nguyên tắc cấu tạo mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của môn học

+ Kế hoạch dạy học từng môn, từng lớp: Phân phối chƣơng trình, phân phối thời gian, quy định về hình thức dạy, ôn tập, thực hành…

+ Cập nhật những nội dung điều chỉnh, sửa đổi và cải cách theo các văn bản hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT.

+ Các loại kế hoạch chuyên môn: Kế hoạch chuyên môn của nhà trƣờng, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn (tuần, tháng, học kỳ, năm học), Kế hoạch dạy học của giáo viên gồm (tiết, bài, tuần, học kỳ, năm học)

- Quản lý phân công chuyên môn, thời khóa biểu giảng dạy cho giáo viên: Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phân công giảng dạy, Năm vững tình hình đội ngũ (năng lực, trình độ, hoàn cảnh), định ra các hình thức phân công cho phù hợp

Sử dụng phần mềm PEMIS để phân công chuyên môn, xếp thời khóa biểu; đảm bảo thời gian cho giáo viên thực hiện đúng, đủ theo phân phối chƣơng trình.

- Quản lý việc chuẩn bị kế hoạch bài giảng của giáo viên

Chỉ đạo, hƣớng dẫn các quy định và yêu cầu về mẫu, chất lƣợng kế hoạch với từng bài giảng ở tổ cho tới giáo viên; thống nhất mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức. Kiểm tra, ký duyệt giáo án định kỳ, nắm tình hình bài soạn có ứng dụng CNTT vào bài giảng của GV.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên

Thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ báo giảng của GV; dự giờ và phân tích giờ dạy của GV; xử lý việc vi phạm yêu cầu giờ lên lớp.

- Quản lý phƣơng pháp dạy học, phƣơng tiện dạy học

Định hƣớng và bồi dƣỡng cho GV ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn

Biên chế tổ và tổ trƣởng, nhóm và nhóm trƣởng chuyên môn; kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn: hội giảng, sinh hoạt chuyên đề, bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém…

- Quản lý hoạt động bồi dƣỡng giáo viên

Thực trạng trình độ đội ngũ GV, kế hoạch bồi dƣỡng GV:

+ Nội dung bồi dƣỡng: Chính trị tƣ tƣởng, chuyên môn nghiệp vụ.

+ Hình thức bôi dƣỡng: Bồi dƣỡng thƣờng xuyên, bồi dƣỡng đạt chuẩn, bồi dƣỡng nâng cao, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học.

- Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Kế hoạch kiểm tra, các quy định, quy chế thi kiểm tra; quy chế cộng tính điểm xếp loại HS; bộ ngân hàng đề, khâu tổ chức coi, chấm, bài thi, sổ điểm, học bạ.

- Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học

Các cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học, hệ thống điện, nƣớc, bàn, ghế, phòng học

1.4.2.2. Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý học của học sinh

Có thể quản lý ứng dụng CNTT trong các nội dung hoạt động sau:

- Quản lí hồ sơ học sinh: họ tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, lí lịch trích ngang của học sinh...

- Lƣu giữ mã số đăng ký trƣờng học, mã số lớp, theo dõi chuyên cần của học sinh; theo dõi hồ sơ học sinh chuyển đi, chuyển đến, thôi học, kỷ luật, chuyển lớp...

- Quản lí quá trình học tập, rèn luyện. - Quản lí tuyển sinh, nhập học.

- Quản lí việc theo dõi điểm, xếp loại học lực; quản lí thi: thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp...

- Quản lí các hoạt động Đoàn, Đội, Hội,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quản lí tài chính; lập kế hoạch tài chính, theo dõi thu chi, lập báo cáo tài chính...

- Quản lí tài sản: mua sắm, bổ sung tài sản, tính khấu hao, tính giá trị tài sản; kiểm kê, thanh lí tài sản.

- Quản lí công tác kế hoạch: xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch của các hoạt động theo chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch chuyên môn...

- Quản lí công tác báo cáo, tổng hợp báo cáo, thống kê đầu năm, giữa năm, cuối năm học; báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất...

- Quản lí công tác hành chính quản trị; quản lí công văn đi, đến, quản lí hồ sơ học sinh, nhận và lƣu giữ hồ sơ học sinh...

- Quản lí công tác thƣ viện, thiết bị; quản lí thƣ viện, chỉ đạo các hoạt động thƣ viện, mua sắm trang thiết bị, bảo quản lƣu trữ, quản lí thẻ thƣ viện, quản lí, theo dõi hoạt động cho mƣợn sách báo, hoạt động đọc, hoạt động tra cứu, kiểm kê, thanh lí...

1.4.2.4. Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học

- Ra đề kiểm tra với những mã đề khác nhau giúp việc đánh giá chất lƣợng thực của học sinh đƣợc chính xác và mang lại hiệu quả cao hơn cho giáo dục.

- Việc lƣu trữ đề thi đƣợc bảo đảm và an toàn từ năm học này sang năm học khác.

- Kết quả học tập của học sinh đƣợc theo dõi từng tháng, từng năm đƣợc lƣu trữ một cách khoa học, chính xác. Từ kết quả đó sẽ cho biết đƣợc học lực của học sinh theo từng học kỳ để có hƣớng giúp học sinh rèn luyện trong các kỳ tiếp theo.

- Quản lí việc tổ chức các kỳ thi nhƣ thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trƣờng trung học cơ sở

Một phần của tài liệu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)