8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thành công, hạn chế
2.4.1.1. Thành công
Qua phỏng vấn, điều tra và phân tích thực trạng tác giả luận văn nhận thấy trong công tác quản lí dạy học trong môi trƣờng CNTT của Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Tam Đảo có những công việc thực hiện khá tốt, cụ thể:
Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Tam Đảo đã thực hiện nghiêm túc Điều lệ trƣờng THCS và các văn bản pháp quy về GD&ĐT về CNTT, đã nhận thức đúng về ý nghĩa tầm quan trọng của các nội dung quản lí hoạt động dạy học trong trƣờng THCS và xác định đƣợc hoạt động dạy học là hoạt động chính của nhà trƣờng nó là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác, có kế hoạch xây dựng và phát triển môi trƣờng CNTT trong các nhà trƣờng, đã đào tạo đƣợc các thế hệ học sinh bƣớc đầu có kỹ năng kỹ thuật số, đã có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ CNTT trong các năm học đề ra và thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học trong môi trƣờng CNTT.
Bƣớc đầu có ý thức xây dựng môi trƣờng CNTT; triển khai giảng dạy môn Tin học và bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho học sinh cập nhật chƣơng trình, nội dung giảng dạy theo hƣớng môđun kiến thức hiện đại, thiết thực đảm bảo học sinh sử dụng thành thạo các phần mềm học tập, e-mail và khai thác internet phục vụ cho học tập, trƣớc khi học lập trình, khuyến khích giáo viên tự soạn giáo án, bài giảng điện tử và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học, chỉ đạo giáo viên và học sinh sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong và ngoài các giờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
học tin học; tập huấn, bồi dƣỡng về CNTT cho giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục.
Các Hiệu trƣởng đã xây dựng đƣợc một hệ thống các biện pháp quản lí và tập trung chỉ đạo thành công ở một số nội dung quản lí hoạt động dạy học trong môi trƣờng CNTT bằng kinh nghiệm và trình độ quản lí của mình. Vì vậy, biện pháp quản lí hoạt động dạy học đã đạt yêu cầu mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo hiện nay.
Các Hiệu trƣởng đã có những cải tiến biện pháp quản lí và xây dựng lại nội dung quản lí khá phong phú, bám sát chƣơng trình nội dung của Bộ GD&ĐT phù hợp với cấp học THCS. Thực hiện nghiêm túc các phong trào thi đua, các cuộc vận động mà bộ GD&ĐT phát động. Chất lƣợng giáo dục đào tạo đã từng bƣớc đã đƣợc duy trì đảm bảo phổ cập THCS theo tiêu chuẩn quốc gia.
2.4.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công trong công tác quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, đó là:
- Một số Hiệu trƣởng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học theo kiểu hành chính sự vụ dẫn đến thiếu chủ động, không đảm bảo kế hoạch hoạt động dạy học trong thời gian dài nhƣ vậy tất yếu dẫn đến xáo trộn, chất lƣợng dạy và học không cao.
- Trong quá trình quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học, Hiệu trƣởng hay ủy quyền cho cán bộ cấp dƣới, nhƣng Hiệu trƣởng lại không xác định quyền hạn trách nhiệm cho mỗi thành viên, trong từng công việc, vì vậy kết quả thiếu chiều sâu.
- Các biện pháp quản lí hoạt động học tập trong môi trƣờng CNTT vẫn còn nhiều hạn chế, từ việc lập kế hoạch chiến lƣợc, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra đánh giá kế hoạch đầu tƣ xây dựng môi trƣờng CNTT, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong dạy học, bồi dƣỡng đào tạo, kiểm tra đánh giá các hoạt động có ứng dụng CNTT trong dạy của giáo viên và trong học tập của học sinh, chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT đổi mới PPDH chƣa thật đồng bộ và chƣa đƣợc thực hiện tốt ở đa số các trƣờng THCS trong toàn Huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhận thức về vai trò của CNTT trong trƣờng học chƣa thật sự đồng đều, vì vậy việc đầu tƣ và ứng dụng CNTT trong quản lí chƣa thực sự đem lại hiệu quả.
- Việc quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT là công tác thƣờng xuyên và lâu dài của ngành Giáo dục, nhƣng việc này không đƣợc làm thƣờng xuyên ở đơn vị các trƣờng. Hiệu trƣởng các trƣờng chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch chiến lƣợc theo từng giai đoạn 5 năm hay 10 năm, mà mới chỉ dừng ở mức độ thời gian một năm học. Việc sử dụng hệ thống e-mail chƣa tốt, kết nối mạng tốc độ chậm; việc tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục chƣa thực hiện đƣợc; việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phƣơng pháp dạy và học lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình nhằm tăng cƣờng hiệu quả dạy học qua các phƣơng tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cƣờng khả năng tự học, tự tìm tòi của ngƣời học còn hạn chế, chƣa tổ chức đƣợc thƣờng xuyên diễn đàn trên mạng để giáo viên và học sinh thảo luận bài học một cách tích cực, chủ động; việc thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail, kết nối giáo dục bằng công nghệ 3G chƣa tốt; việc tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng e-Learning do Bộ GD&ĐT kết hợp với quỹ Laurence S.Ting tổ chức với khẩu hiệu chung “Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện tử” chƣa sâu rộng đến đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên. Việc đầu tƣ hạ tầng cho CNTT còn chậm. Nhìn chung Hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Tam Đảo chƣa thực sự xây dựng đƣợc môi trƣờng học tập hấp dẫn - môi trƣờng học tập điện tử để thu hút học sinh đến trƣờng và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.